Bài giảng Phật pháp | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Bài giảng Phật pháp

Được viết: 11-04-2019
Theo quan điểm thực hành của Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Đại Thừa hay Kim Cương Thừa thì nguyên lý căn bản của cuộc sống đều là phải sống với những thiện hạnh yêu thương để hàn gắn và chữa lành thế giới này. Điều đó có nghĩa bạn phải biết yêu thương và quan tâm săn sóc đến mọi người trên một tinh thần không vị kỷ để có thể chuyển hoá chính...
Được viết: 09-26-2019
Có nhiều mối nghi về pháp môn Tịnh Độ, cho rằng đây là pháp sơ cơ, chỉ để cho kẻ ngu dốt, căn trí thấp kém hành trì. Những người căn tính cao phải tu những pháp cao siêu như Duy Thức mới hợp lý. Vả lại bậc trượng phu phải có chí hùng cường tự lập, nên căn cứ nơi sức mình mà giải thoát; nếu cầu mong tha lực, chẳng tỏ ra hèn yếu lắm ư? Đại Bảo Tháp...
Được viết: 09-17-2019
Có rất nhiều người tu thiền khi đạt đến cảnh giới nhìn thấy Phật, nhìn thấy hoa báu. Nhưng vì động tâm nên khi vừa bước xuống đỉnh lễ thì bị cuồng chấp cho rằng mình chứng ngộ, chấp mình là vị thánh hay người có khả năng cứu độ chúng sinh. Nếu thấy những cảnh như vậy hiện ra, hành giả chỉ nên bình tĩnh, hễ động tâm mừng giận liền vời ma tới. Hễ...
Được viết: 09-17-2019
Trong Kinh A Di Đà, Đức Phật dạy rằng: “Này Xá Lợi Phất, nên biết ở trong ngũ trược ác thế ta đã chứng được Vô-thượng Bồ-đề, việc này rất khó. Vì thế gian nói pháp khó tin ấy, lại càng khó hơn”. Chúng sinh trong cõi Sa Bà, khi nói đến những Pháp chân tâm bản tính như Kinh Lăng Nghiêm, Bát Nhã thì thấy dễ tin đấy là những giáo pháp giải thoát của...
Được viết: 09-13-2019
Ý nghĩa chắp tay trong nghi thức Phật giáo Trong nghi thức hằng ngày, khi lễ Phật, khi chào nhau, người Phật tử thường chắp tay và niệm Phật. Hành động chắp tay đó trong Phật giáo gọi là hợp thập (hay ấn Liên hoa). Chắp tay được biểu hiện bằng hình thức: Hai bàn tay úp vào nhau, các ngón tay khít lại, lòng bàn tay rỗng không, trông như hình chiếc...
Được viết: 09-12-2019
Hoa sen được coi là biểu tượng quan trọng nhất trong Phật giáo, không chỉ nêu biểu cho tâm thanh tịnh, thuần khiết mà còn là lời nhắc nhở rằng tất cả các chúng sinh đều có khả năng đạt được giác ngộ. Theo giáo lý đạo Phật, hoa sen mọc lên từ bùn sâu trong ao hồ để bung nở một cách tinh khôi trên mặt nước. Cũng như vậy bản chất tâm thanh tịnh của...
Được viết: 09-03-2019
"Lý" là lẽ phải, là điều suy luận, là cảnh giải ngộ, thuộc về phần tính. "Sự" là phương tiện, là công hạnh, là hình thức, thuộc về phần tướng. Tuy nhiên, đi đến chỗ cùng, Sự tức là Lý, tính tức là tướng, đồng một thể như thật tròn sáng dung thông. Trên đường tu, Lý và Sự làm trong ngoài cho nhau, phối hợp nhau, giúp đỡ lẫn nhau để thành tựu. Có...
Được viết: 09-02-2019
Ngài an tọa trong tư thế Kim cương trên bảo tòa được tám Tuấn mã nâng đỡ, thân Ngài sắc vàng, tay phải Ngài trong thế ấn Thí nguyện, tay trái trong tư thế thiền định. Ngài được trang hoàng bằng các trang sức Báo thân. Ngài trụ ở phương Nam. Ngài biểu trưng cho công hạnh độ sinh và sự tịnh hóa tính kiêu mạn, có công hạnh bố thí siêu việt,tăng...
Được viết: 08-30-2019
Trong 40 năm giảng Pháp, Đức Phật thành tựu đầy đủ tất cả các loại thần thông (Biến hóa thần thông, Tha tâm thần thông, Giáo hóa thần thông…). Thế nhưng, Đức Phật xác định, trong ba loại thần thông kể trên, Ngài chỉ chấp nhận loại thần thông thứ ba, tức Giáo hóa thần thông, đưa con người từ mê đến giác ngộ, từ đau khổ đến an lạc, từ sinh tử đến...
Được viết: 08-29-2019
Tâm tư lạc vào trạng thái mê mờ, nặng nề muốn ngủ, là vọng chướng hôn trầm. Miệng niệm Phật, tâm vẩn vơ tưởng chuyện đâu đâu, là vọng duyên tán loạn. Hôn trầm và tán loạn là hai nguy hại phá chính định. Hôn trầm Nhiều khi đang hành trì, vọng tưởng thoạt chìm lặng. Vẫn nghe đều đều câu niệm Phật, tâm tư êm dịu, quên nóng bức và muỗi mòng cắn đốt...

Trang