Bài giảng Phật pháp | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Bài giảng Phật pháp

Được viết: 01-21-2018
Đại thừa và Kim Cương thừa không có gì khác biệt, mà khác biệt duy nhất đó là trong Đại thừa bạn bắt đầu với Chân lý tương đối. Chẳng hạn trong Sáu Ba la mật thì năm Ba la mật đầu tiên thuộc về Chân lý tương đối và Ba la mật cuối cùng là Chân lý tuyệt đối hay Trí tuệ. Như vậy bạn khởi sự với Chân lý tương đối và dần dần tiến đến Bát nhã ba la mật...
Được viết: 01-12-2018
Khi tu tập, bạn hãy khuyến khích tâm trí cùng hợp tác, điều đó sẽ có ích cho bạn rất nhiều. Nếu trong lúc tu tập, tâm trí bạn tỏ ra kháng cự, cảm thấy nhàm chán, bị ép buộc làm những việc bạn cho là nên làm nhưng bản thân không thực sự muốn làm, thì như vậy sẽ chỉ mang lại mâu thuẫn và căng thẳng. Vậy điều quan trọng trước khi bắt đầu thực hiện...
Được viết: 01-11-2018
Trong Tăng chi bộ kinh III, phẩm IX pháp, đức Phật đã kể lại cho gia chủ Tapussa và tôn giả A-nan về tiến trình chứng ngộ trong đêm thành đạo. Đó là 9 cấp bậc thiền chứng từ sơ thiền cho đến diệt thọ tưởng định, gọi là 9 cấp bậc thiền chứng theo thứ lớp (bao gồm tứ thiền, tứ không và diệt thọ tưởng định). Ngài còn xác quyết rằng chỉ sau khi thuận...
Được viết: 12-27-2017
Nam Mô, tiếng Hán dịch là quy y, nghĩa là quay về nương tựa. A Di Đà cũng có nghĩa là "Vô lượng quang thọ". Vô Lượng Quang là Bản giác, nghĩa thấy nghe hay biết hiện đang lưu lộ ở sáu căn của chúng ta. Tính này luôn sẵn đủ trong mỗi người, không phải ai ban tặng cho chúng ta. Vì vậy gọi là vô sinh, không theo thân chết đi nên bất diệt. Vô sinh bất...
Được viết: 12-18-2017
Trong đạo Phật, nếu biết được căn nguyên của từng căn bệnh, hiểu được phương pháp đối trị, chúng ta không cần phải tốn nhiều tiền oan uổng, tốn thời gian vô ích, trái lại còn có thể trị được tận gốc rễ của bệnh. Quy nạp nguyên nhân của bệnh chỉ có ba loại: 1. Loại thứ nhất là bệnh sinh lý do đi đứng ăn uống không điều độ. Người xưa thường nói...
Được viết: 11-28-2017
Nếu như không biết mục đích, cách thức của việc tìm cầu Thượng sư giác ngộ, cũng như làm thế nào để trở thành một đệ tử chân chính, hành giả sẽ hầu như không thể tu tập Kim Cương thừa. Bởi vậy, trước hết chúng ta cần phải hiểu biết về phẩm hạnh và ý nghĩa của Thượng sư. Đây là điểm khởi đầu quan trọng nhất. “Thượng sư” có thể được biểu đạt theo...
Được viết: 11-15-2017
Sự thật căn bản của vạn pháp, cho dù thuộc về nội tâm như các xúc tình phiền não và trạng thái của tâm, hay thuộc về ngoại cảnh như cỏ cây hoa lá,… tất cả đều nằm trọn vẹn trong cùng một phạm trù vĩ đại là "Tự tính tâm". Giả sử một người chưa từng nếm vị của đường hỏi người khác vị đường như thế nào. Câu trả lời có thể là “nó rất ngọt”. Nhưng vị...
Được viết: 11-09-2017
Thực tế cuộc sống thường bị che khuất khỏi tầm mắt chúng ta. Như một đám mây đen che phủ trăng tròn trong đêm, hay những gợn sóng mặt hồ khiến chúng ta không thể nhìn thấy đáy nước, những phiền não trong lòng ngăn cản chúng ta nhận ra chân lý cuộc sống. Chúng ta luôn tìm kiếm dục lạc tầm thường và kháng cự những gì mình không thích. Bởi vậy mà...
Được viết: 11-06-2017
Kim Cương thừa luôn được coi là truyền thừa bí mật bởi việc thực hành đòi hỏi căn cơ và trình độ nhất định. Thông thường, khi thực hành Kim Cương thừa, chúng ta được xem như đã có những hiểu biết nhất định về Tiểu thừa và Đại thừa là những nền tảng căn bản để đi vào Kim Cương thừa. Khi bắt đầu tu tập Kim Cương thừa, điều tối quan trọng là bạn cần...
Được viết: 11-01-2017
Năm Đức Phật Ngũ Trí đại diện cho năm kiểu tính cách cơ bản của con người và chỉ ra năm hình thức hoàn hảo tuyệt đối của năm loại tính cách này. Điều quan trọng nhất là mỗi đức Phật biểu trưng cho những khía cạnh tiêu cực cũng như khía cạnh được chuyển hóa hoàn toàn của mỗi tính xấu thành trí tuệ vinh quang. Đây là sự chứng minh toàn diện về sự vi...

Trang