Phẩm 21: Buông xả tham đắm sáu trần | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Phẩm 21: Buông xả tham đắm sáu trần

Phẩm thứ hai mươi mốt

Buông xả tham đắm sáu trần

Tham đắm sáu trần như uống nước mặn,

Càng uống lại càng khát nhiều thêm.

Sáu trần hấp dẫn Sáu căn tham ái,

Tức thời buông xả Phật tử hành.

Mặc dù, ảnh hưởng hay hậu quả của tham khác với sân, nhưng các súc tình này hoạt động theo cùng một cách và cần phải được kiểm soát. Hạng phàm phu như chúng ta cần tránh những duyên khiến sinh khởi lòng tham, bởi đa số chúng ta vẫn chưa có đủ khả năng kiểm soát hậu quả tiêu cực phát sinh từ năng lực lòng tham trong chính bản thân mình.

Ở Mỹ, có một loại kẹo bắp ngô non có thể dùng làm chứng minh cho vấn đề này. Nếu bạn đã bắt đầu ăn một chút thì bạn lại muốn ăn thêm. Tham hoạt động theo cách này. Ở cấp độ của mình, đôi khi chúng ta phải tránh duyên. Uống nước mặn cũng thế, nó làm cho bạn vô cùng khát. Vì vậy, để không bị mất kiểm soát, tốt nhất là nên từ bỏ những đối tượng khiến sinh khởi lòng tham.

Sân cũng rất xấu. Nó đem lại rất nhiều đau khổ cho bạn và người khác. Mặc dù, không có hình tướng như một con quỷ dữ nhưng thật sự nó rất nguy hiểm. Theo quy luật về nghiệp, sân giận sẽ đem đến quả ác xấu, vì sân là nhân của “địa ngục”, nơi khổ đau kinh khủng nhất trong tam đồ. Nhưng tham cũng tệ không kém. Vì nó không rõ ràng, nhưng lại vi tế vì thế mà mọi người khó nhận biết và thấu hiểu. Hầu hết, mọi người đều cho rằng sân là xấu. Nhưng để thừa nhận tham là xấu thì rất khó. Nó giống như một tấm vải ướt. Kéo lê nó trên phố trông có vẻ như không có gì sai nhưng vì do ẩm ướt, tấm vải đã cuốn theo vô số bụi đất và nhuốm bẩn. Tham cũng giống như thế. Cho dù ta không nhìn thấy, thực tế nó có thể gây ra hàng ngàn vấn đề khác nhau liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tham. Hãy xem nó có gây ra sân hay không. Câu trả lời là có, và nó cũng gây ra tật đố, vô minh, hàng loạt những tích lũy xấu khác nhau. Ăn thịt làm rất nhiều sinh vật bị giết. Đây vẫn là tham. Vì ganh ghét, sân giận, hiểu lầm và những lí do tiêu cực khác mà con người giết hại nhau. Không chỉ có thế, tham lam còn là nguyên nhân của luân hồi, là nguyên nhân chính của tái sinh. Để thoát khỏi luân hồi sinh tử, chúng ta phải biết rằng: tham không chỉ là nguyên nhân của những nghiệp bất thiện mà chính nó là bất thiện.

Đó là lý do mà kinh văn đã khuyên răn mỗi chúng ta biết cách ứng phó với lòng tham bằng cách: “Tức thời buông xả đừng do dự”. “Tức thời” nghe rất khẩn cấp. Điều này có ý nghĩa vì chúng ta hay do dự, không thực sự hiểu rõ việc từ bỏ những đối tượng mà ta tham luyến là tốt hay xấu. Chúng ta cảm thấy không có gì sai vậy thì vì sao lại phải từ bỏ? Ví dụ, tôi thích uống nước. Tại sao ta lại phải bỏ việc uống nước? Đây chỉ là một ví dụ nhỏ. Còn có rất nhiều những thứ khác nữa: “Tại sao tôi lại phải từ bỏ cái này? Hay cái kia? Hay anh ấy? Hay cô ấy? Sao tôi lại phải từ bỏ tiền bạc? Công việc?...” Có rất nhiều thứ mà ta do dự không muốn từ bỏ. Vì thế mà kinh đã viết: “Tức thời buông xả đừng do dự” vì theo cách nhìn về nhân quả nó rất có hại. Nhưng ở đây lại là câu hỏi liệu nó có thực sự có hại hay không? Nếu không, thì hẳn bạn phải ở cấp độ rất cao khi những thứ đó bạn đều không đắm chấp. Nếu đã không đắm chấp thì không cần phải từ bỏ chúng. Bạn được phép có mọi thứ của cải vật chất như người giàu có nhất thế giới. Không có gì sai, nếu bạn đã ở mức độ chứng ngộ tâm linh cao, còn nếu chưa đạt đến mức độ đó, thì bạn sẽ gặp chướng ngại trong sự thực hành nếu không biết buông xả.

Trên tất cả, thực hành cao quý nhất của Bồ tát là thực hành để có trí tuệ. Điều này rất quan trọng. Tất cả các sự thực hành, đặc biệt là những thực hành về buông xả đều chứa đựng trí tuệ bên trong.

Và với trí tuệ thông qua sự buông xả, hầu hết tất cả mọi thực hành đều có thể thành tựu. Nếu lòng từ bi và tình yêu thương đang hướng đạo bạn thì sẽ không còn bất kỳ trở ngại nào. Để có trí tuệ, ta phải biết thực hành phẩm thứ 22 của Bồ tát hạnh: “Tất cả mọi sự vật hiện tượng đang hiện hữu đều chỉ là sự phóng chiếu của tâm. Bản tâm này của chúng ta từ vô thủy vốn là tính không thanh tịnh.” Tất cả các sự vật hiện tượng bên ngoài dường như chắc thật. Nhưng bản chất, hay thực tại của sự vật hiện tượng đó, là tính không. Thực tại này hoàn toàn khác với cách chúng xuất hiện. Vì vậy, chúng ta không nên bám chấp vào mọi vật.

 

 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 5697761
Số người trực tuyến: