Sớm thức | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Sớm thức

Sớm thức

Lời ghi: “Sớm” là hừng sáng. Người từ lúc ngủ tỉnh dậy gọi là “thức”, sau đêm mới thức gọi là “sớm”.

Nếu người khi ngủ mê, phiền não che đậy, sáu thức trở về chủng, không khởi phân biệt, dù trời chớp sét đánh, gió giật đá khua, cũng không tỉnh nổi, gọi là “chẳng thức”. Thật như lời nói “tạm thời hồn chẳng ở, đồng như người chết”.

Kinh Tỳ-Ni-Mẫu nói: “Khi ấy các Tỳ khưu tham vui ngủ nghỉ, phế bỏ chánh nghiệp, thần Kim Cang lực sĩ nghĩ: “Đức Như Lai ba kiếp đại A-Tăng-Kỳ đủ thứ khổ hạnh, mới được thành Phật. Nay các Tỳ khưu tham vui ngủ nghỉ, không làm đạo nữa, thế nào được vậy!”. Các Tỳ khưu nghe rồi bạch Phật, Phật nói với các Tỳ khưu: “Ăn của tín thí, không nên giải đãi, trong ba buổi đêm, phải hai buổi thiền tụng và kinh hành, gia công tấn đạo, để bổ túc chẳng đủ của ban ngày, buổi giữa đêm thần mỏi mệt, cho phép nghỉ ngơi”.

Nay từ trong giấc ngủ tỉnh dậy, nên gọi: “sớm thức”.

Lời góp: Kinh-Luật đề dạy các đệ tử xuất gia, buổi đầu đêm và buổi sau đêm ròng siêng Phật đạo, chớ tham ngủ nghỉ biếng nhác buông lung. Nên khi thức dậy phải tụng kệ này:

Giấc ngủ mới dậy, nên nguyện chúng sinh, tất cả trí giác, khắp cả 10 phương.

Lời ghi: “Giấc ngủ” là một thứ che đật trong năm phiền não. Nghĩa là ý thức mê muội gọi là “thùy”, năm tình tối mịt là “miên”. Tức là khi nằm ngủ mắt nhắm thần ẩn. Ngủ tỉnh gọi là “dậy”. Xưa nói: “Khi ngủ thì hồn xếp, khi thức thì hình mở”. Nay nói: “mới dậy” là đương lúc sắp tỉnh mà chưa tỉnh, chưa thọ lầm sắc về trước, chẳng sa về ý thức phân biệt, chính khi mắt hy hí sật sứ. Gọi là mới dậy, tức mới tỉnh dậy.

Lại thức “dây” như mặt trời mới lên, “ngủ” như mật trời chìm lặng. Gốc linh của người sinh ở trong thiên địa, bẩm của thiên đạo, nên mắt trời ngủ thời mắt người cũng ngủ, mặt trời mở mắt người cũng mở.

Mỗi ngày mỗi đêm, mỗi động mỗi tịnh, vận hành theo đạo trời, nếu trái nghịch đạo trời, thì dù trời xanh ngày trắng cũng đen hơn đêm dài, thì chẳng thành ngủ thức vậy.

Duy có Phật Đại Giác Thế Tôn, mới hoặc ngủ hay thức đều làm Phật sự, nên chúng ta khi mới thức phải quán như vậy và phát nguyện như vậy.

Song tất cả chúng sinh vô minh ngăn lấp, huệ chiếu không hiện như ở đêm dài, ta nay giác soi cho các chúng sinh, dứt ác tu thiện, nên gọi đương nguyện chúng sinh.

“Tất cả trí tỏ”: 10 phương rỗng soi gọi là trí, 3 đời đều sáng gọi là tỏ.

Lại nói: “Tâm có chỗ biết, gọi là trí; phát minh việc lớn gọi là tỏ”. Tức là chứng đắc Nhất thiết chủng trí của Như Lai, cũng gọi là trí Phật, nghĩa là Phật hay dùng trí này biết đạo pháp của tất cả chúng sinh, thường đem tánh giác, làm nhân chủng mà giác ngộ cho tất cả chúng inh, ấy đều là Như Lai thương chúng sinh ở nơi đât vô minh mà bị cái đen tối nó che đậy, Ngài dùng mật trời đại trí huệ mà giác soi. Cho nên gọi: “Tất cả trí tỏ”. “Khắp mười phương” “Châu cố” tức là khắp xem. Đây có hai nghĩa:

1)      Khác gì người phàm

2)      Phát minh nhân duyên đại sư, gốc từ chỗ chỉ trời chỉ đất mà ra.

Nghĩa là người Nhị thừa chỉ thấy một gốc, chưa thấy toàn tượngj, chỉ có trí giác thanh tịnh của Như Lai, đối với chỗ nhật nguyệt không đến mà sáng suốt soi khắp, nơi chỗ mộng tưởng không đến mà thức ngủ đồng như. Nên Bồ Tát mới mở mắt chánh trí tỏ mà hay khắp cả, chẳng phải Độc giác chỉ soi một gốc nơi mình, mà hay tỏ soi không thể nói chúng sinh, không thể nói thế giới, rỗng suốt mây tan mật nhật hiện, nên gọi “khắp cả mười phương” như vậy.

Kinh Phật Bổn Hạnh nói: “Hướng Đông là nêu Niết bàn tối thượng, hướng Nam là nêu lợi ích chúng sinh tối thượng. Hướng Tây là nêu giải thoát tối thượng. Hướng Bắc là nêu dứt hẳn luân hồi tối thượng.

Nhưng trong một bài kệ này nhiếp cả ba Tụ giới trong sạch: “Câu đầu là Luật nghi giới, câu thứ hai là chúng sinh giới, câu thứ ba và thứ tư là Thiện pháp giới. Như mới tỉnh dậy, không lọt tạp niệm nào.

Là Nhiếp Luật nghi giới, bèn dạy thọ trì văn kệ này là Nhiếp Thuận pháp giới, ba câu sau là Nhiêu ích hữu tình giới.

Lại ước về bốn thệ nguyện lớn:  Câu đầu là nguyện học pháp môn, cấu kế là nguyện độ chúng sinh, câu thứ ba là nguyện thành Phật đạo, câu thứ tư là nguyện dứt phiền não. Bồ Tát phát tâm chẳng ngoài bốn nguyện này, các bài kệ khác cũng đồng như vậy, chẳng dẫn nữa thêm phiền.

Nếu luận về thọ trì kệ này khiến miệng người phàm thành miệng Phật, thì nhiếp về Đốn giáo; nguyện cho chúng sinh đều thành Phật đạo thì nhiếp về Viên giáo.

Nên kệ chú này là pháp môn Nhất thừa Viên Đốn, cảnh giới Bồ Tát, khôg phải là thân tâm hẹp dở của nhị thừa bì kịp đâu.

Chú thích:

Nhị thừa: hai thừa, Thanh Văn thừa và Duyên Giác thừa

Không thể nói: bất khả thuyết, số rất nhiều không thể nói tính được

6 Thức trở về chủng: khi ngủ, 6 thức chẳng làm việc, nhiếp về trong thức chủng tử thứ 8 (chủng tử là hạt giống)

5 phiền não che đậy: tham muốn, giận hờn, ngủ nghỉ, trạo hối nghi ngờ (trạo là lao chao, hối là ăn năn)

Chưa thọ lầm của sắc: nghĩa là khi mắt chưa từng thọ sắc trần khởi mê lầm

Niết bàn tối thượng: Niết bàn dịch là đại diệt độ, pháp thân giải thoát và Bát Nhã, như thứ tự mà phối.

(Trích "Tỳ Ni Hương Nhũ"
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 5773740
Số người trực tuyến: