Giáo pháp | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Giáo pháp

Được viết: 11-24-2021
Địa ngục A Tỳ theo tiếng Hán Việt có nghĩa là Vô Gián (không gián đoạn) hay còn gọi là Vô Cửu. Kinh Quán Phật Tam Muội nói: “Ngục A Tỳ bị khổ lớn một ngày một đêm bằng năm mươi tiểu kiếp ở thế gian. Cứ như vậy thọ mạng hết một đại kiếp. Người có đủ tội ngũ nghịch thì phải chịu tội năm kiếp. Hơn nữa, chúng sinh nào phạm bốn điều trọng cấm: ăn không...
Được viết: 11-22-2021
Trong tất cả chư Phật, Bồ tát, đức Quan Âm là Đức Phật siêu đẳng, ngời sáng, lừng danh với tinh thần đại vô úy cứu khổ cứu nạn. Ngài là hiện thân đại từ bi của mười phương chư Phật, với bản nguyện khai mở, hiển lộ Bồ đề tâm và công đức đại bi sẵn có nơi tâm tất cả hữu tình. Với bản nguyện này, Ngài đã từ chối thể nhập Niết bàn thanh tịnh để hiện...
Được viết: 11-16-2021
Địa Tạng (Bồ tát), tiếng Phạn là Khất Thoa Để Bá Sa (Ksitigarbha), tiếng Hán gọi đủ là “U minh Giáo chủ Địa Tạng vương Bồ tát”. Địa Tạng Bồ tát trụ ở cung trời Đao Lợi (là cảnh trời thứ 2 trong  6 cõi trời của Dục giới trên đỉnh núi Tu Di cõi Diêm Phù Đề). Kinh Địa Tạng bản nguyện chép: Khi đức Phật Thích Ca lên cung trời Đao Lợi để thuyết pháp...
Được viết: 11-10-2021
Đem công đức niệm Phật để cầu phước lợi nhỏ nhen ở thế gian, tất không hợp với bản hoài của chư Phật, cho nên hành giả phải vì sự thoát ly khỏi vòng sống chết luân hồi mà niệm Phật. Nhưng nếu vì giải thoát riêng cho mình mà tu niệm, cũng chỉ hợp với bản hoài của Phật một ít phần mà thôi. Vậy bản hoài của Phật, cứu cánh là như thế nào? Bản hoài...
Được viết: 11-02-2021
Có người đem lòng thắc mắc rằng ta cứ tham thiền, chờ khi chứng được thần thông, chừng ấy có thể đi về Cực Lạc, hoặc tùy ý sang các cõi Tịnh Độ khác. Như vậy, hà tất phải khăng khăng niệm Phật cầu về Cực Lạc làm chi? Bởi cổ nhân có nói: Thân khinh luyện đắc đồng tiên hạc Cực Lạc hoành hoành nhất trực phi. (Luyện thân nhẹ được đồng tiên hạc,...
Được viết: 10-23-2021
Thuật ngữ “luân xa”trong tiếng Phạn gọi là “chakra” dùng để chỉ trung tâm năng lượng bên trong cơ thể con người. Hệ thống luân xa đã được các hành giả Kim Cương thừa trải nghiệm và thấu hiểu trong nhiều thế kỷ để chứng đạt Giác ngộ. Cơ chế vận hành Sinh lý học trong Phật giáo Kim Cương thừa đề cập đến ba kinh mạch năng lượng vi tế chính tồn...
Được viết: 10-16-2021
Nhiều người trong số chúng ta hoàn toàn bị cuốn mình theo những việc mình đang làm. Chúng ta đem những vấn đề của công việc về nhà, vì vậy không có cơ hội để hưởng thụ cuộc sống gia đình. Sau đó, lại đem những vấn đề ở nhà đến nơi làm việc, nên không thể tận tâm với công việc. Trong lúc thiền định, chúng ta vọng tưởng về mọi hình ảnh và cảm giác...
Được viết: 10-13-2021
Một số người thường nghĩ rằng khi đã thụ trì giới nguyện Kim Cương thừa thì hành giả không cần phải trì giữ các giới nguyện khác. Sự thật không phải như vậy, việc trì giữ giới nguyện theo truyền thống Kim Cương thừa có ba cấp độ: cấp độ bên ngoài là giới Biệt giải thoát, cấp độ bên trong là giới nguyện Bồ tát, và cấp độ bí mật là giới nguyện Kim...
Được viết: 10-09-2021
Bài thiền Nằm thư giãn Một giấc “ngủ trưa” sẽ giúp bạn phục hồi năng lượng, giảm bớt căng thẳng, luôn luôn khỏe mạnh và sẵn sàng. Mục đích ở đây không hẳn là để ngủ mà là để cho thân tâm bạn được nghỉ ngơi. Giấc ngủ này còn có tác dụng nhắc nhở bạn luôn chính niệm trong khi thư giãn để bản thân tỉnh táo trở lại. Tư thế thiền nằm này thường được...
Được viết: 10-08-2021
Người Phật tử nói những lời ái ngữ, dễ khuyến hoá mọi người tin sâu nhân quả, biết tôn kính Tam bảo và đạt được niềm vui theo con đường học Phật. Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo là bản kinh Đức Phật thuyết giảng tại Long cung Sa Kiệt La, trước tám ngàn Đại tỳ kheo, ba vạn hai ngàn các vị Bồ tát. Trong Thập thiện nghiệp đạo, Đức Phật có đề cập đến...

Trang