Ladakh - Trung tâm Phật giáo giữa lòng cao nguyên Ấn Độ | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Ladakh - Trung tâm Phật giáo giữa lòng cao nguyên Ấn Độ

Ladakh là một trong những địa danh đẹp và nguyên sơ nhất trên thế giới. Địa hình núi cao hùng vĩ và hiểm trở, cộng thêm bề dày lịch sử tâm linh, đã khiến nơi đây trở thành một vùng đất đặc biệt phù hợp để ẩn tu với những người tìm kiếm sự tinh tấn và thành tựu tâm linh.

 

 

Lịch sử các hoạt động của con người tại Ladakh khởi nguồn từ thời đại đồ đá, và được nhắc đến trong những văn bản của Herodutus và Ptolemy. Nơi này nằm trên mạch giao thương cổ xưa nối liền những vùng viễn Tây như Damacus tới các miền viễn Đông như Quảng Châu, nối những vùng Biển Bắc Caspia tới Sri Lanka và Việt Nam. Nhờ vị trí địa lý độc đáo và nền văn hóa lịch sử phong phú, nơi đây đã trở thành một trong những thủ phủ thương mại quốc tế đầu tiên của thể giới. Từ thế kỷ thứ I sau Công Nguyên, khởi nguồn là quốc giáo của vương quốc Kuskan, Phật giáo đã được hoằng truyền rộng khắp vùng này chính nhờ những con đường giao thương cổ xưa. Ngày nay, Ladakh trở thành nơi trì giữ rất nhiều vật phẩm nghệ thuật Phật giáo cổ đại được khắc họa theo phong cách Roman-Greco có phảng phất nét ảnh hưởng của trường phái Byzantin.

Cung điện Stok

Với núi đồi cằn cỗi, và là một trong những vùng đất khó tiếp cận nhất thế giới nhưng nhờ có cảnh sắc thiên nhiên thanh tú và văn hóa đa dạng, đặc biệt với sự đóng góp của văn hóa Phật giáo, Ladakh luôn mang một nét duyên dáng hấp dẫn và vẻ đẹp riêng thu hút những người yêu thích khám phá văn hóa tâm linh trên toàn thế giới.

Nơi giao thoa nhiều nền văn hóa

Ladakh hiện nay được chia thành hai huyện: Kargil (các tiểu vùng Zanskar, Kargil và Drokyul) và Leh (các tiểu vùng Changthang và Nubra). Leh là vùng trung đô trải dài về phía Bắc sông Indus ở độ cao 3.520 mét.

 

 

Thổ dân Dards được cho là những người định cư đầu tiên ở Ladakh. Họ vốn là người Mons ở xứ Kullu (Himachal Pradesh) đã đến định cư ở thung lũng Indus, Drass, Hanu, Darchik và làng Garkhon trước khi đến định cư ở Rong, Shyok, Sakti, Tangste và Durbarg. Đội quân Mông Cổ của Alexander là những người định cư cuối cùng tại Ladakh và Tây Tạng hiện nay.


Một điệu múa truyền thống tại Ladakh

Từ năm 842, Ladakh trở thành một vương quốc độc lập có nền văn hóa và truyền thống dân tộc ngày càng phát triển rực rỡ. Các triều đại tại Ladakh đã dẫn đầu làn sóng “Hoằng dương Phật Pháp lần thứ hai”, thu hút nhiều bậc Thầy từ vùng Tây Bắc Ấn Độ tới du hóa và được biết đến là một trong những miền đất linh thiêng huyền bí nhất vùng Trung Á. Trong các thế kỷ sau đó, các đời vua Ladakh đã mở rộng địa phận tới tận xứ sở Purang và Mustang (ngày nay là Nepal). Từ thời cổ xưa, Ladakh đã là điểm đến của vô số bậc Thượng sư vĩ đại và những bậc thiền giả, đồng thời cũng thu hút rất nhiều nhà thám hiểm trên thế giới.

Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, Ladakh vẫn được coi là một trung tâm Phật giáo lớn của vùng Himalaya. Chư Tăng ni và các Phật tử vẫn thường xuyên tổ chức những lễ hội văn hóa và tâm linh với đông đảo Phật tử tham dự. Các lĩnh vực hoằng pháp, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật tiếp tục phát triển. Đó là bằng chứng thực tế rằng đấng Giác ngộ vẫn sống trong trái tim của người dân Ladakh và giáo pháp của Ngài vẫn tiếp tục trải rộng khắp vùng Ladakh.


 

 

 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 5758699
Số người trực tuyến: