Hiểu về 2 yếu tố Khế lý và Khế cơ trong lời dạy của Đức Phật | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Hiểu về 2 yếu tố Khế lý và Khế cơ trong lời dạy của Đức Phật

Đức Phật thuyết giảng về chân lý, các sự thật của vũ trụ (ví dụ như Kinh Vô Thường, Nghiệp), là sự thật hiển nhiên đang tồn tại ở cuộc đời này. Đức Phật thấy, thực chứng chân lý vũ trụ và khéo thuyết giảng, nhằm giúp chúng sinh có thể hiểu và cố gắng sống thuận với những quy luật này.

Kinh do Đức Phật tuyên thuyết đáp ứng cùng lúc hai điều kiện:

- Khế Lý: “lý” tức là chân lý của Đức Phật thuyết, “khế” có nghĩa là hợp. Khế Lý là luôn luôn hợp với chân lý, hợp với sự thật, dù hàng ngàn, hàng triệu năm sau vẫn không sai.

- Khế Cơ: có nghĩa là phải đảm bảo phù hợp với căn cơ, trình độ, tâm lý của chúng sinh. Đức Phật đã giáng sinh ở cõi Sa bà nên những gì Ngài thuyết pháp phải phù hợp với thế giới này chứ không thể nói pháp như cho chúng sinh ở các cõi Tịnh độ. Lời Pháp của Đức Phật hợp với từng địa phương, từng hoàn cảnh, môi trường. Với trí tuệ của Đức Phật, Ngài còn có thể thấu suốt trình độ của từng chúng sinh, và rồi sẽ tùy duyên nói pháp ứng hợp với căn cơ của người nghe. Và cuối cùng, chúng sinh áp dụng lời Phật dạy đối trị phiền não, bớt đau khổ tức thời giải thoát.

Kinh Trung Bộ, Kinh Vương Tử Abhaya, Đức Phật có khuyên các đệ tử của Ngài có những vấn đề cần phải trả lời, nhưng có những vấn đề không nên trả lời  như sau: 

“Lời nói nào Như Lai biết lời nói ấy không đúng với sự thật, không liên hệ đến mục đích của người tu tập, lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, NHƯ LAI KHÔNG NÓI LỜI NÓI ẤY.

Lời nói nào Như Lai biết lời nói ấy đúng sự thật, nhưng không liên hệ đến mục đích của người tu tập, lời nói ấy lại làm cho người khác không ưa, không thích, NHƯ LAI KHÔNG NÓI LỜI NÓI ẤY. 

Lời nói nào Như Lai biết lời nói ấy đúng sự thật, lại liên hệ đến mục đích của người tu tập, nhưng lời nói ấy khiến những người khác không thích, ở đây NHƯ LAI PHẢI BIẾT THỜI GIAN NÀO THÍCH HỢP GIẢI THÍCH LỜI NÓI ẤY. 

Lời nói nào Như Lai biết là lời nói không đúng sự thật, không liên hệ với mục đích của người tu tập, nhưng lời nói ấy lại được mọi người ưa thích, NHƯ LAI KHÔNG NÓI LỜI NÓI ẤY. 

Lời nói nào Như Lai biết lời nói ấy là đúng sự thật, nhưng không liên hệ với mục đích người tu tập, lời nói ấy lại làm cho người khác ưa thích, NHƯ LAI KHÔNG NÓI LỜI NÓI ẤY. 

Lời nói nào Như Lai biết lời nói ấy đúng như sự thật, lại liên hệ đến mục đích của người tu tập, lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, ở đây, NHƯ LAI SẼ NÓI LỜI NÓI ẤY”.

(Nhóm ĐBT biên soạn)

Tháng Saga Dawa là thắng duyên vô cùng đặc biệt cho việc tích lũy công đức và trí tuệ. Mọi công đức, trí tuệ tích lũy đều sẽ tăng trưởng gấp hàng trăm ngàn lần.

Hãy cùng tích lũy công đức trong tháng Saga Dawa bằng việc thực hành Phật pháp, làm các thiện hạnh, bố thí, cúng dàng, phóng sinh, ăn chay… để hồi hướng công đức cho sự an lạc, cát tường, thành tựu giác ngộ của mình và hết thảy chúng sinh.

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 5775831
Số người trực tuyến: