Sống động màu sắc Mật thừa nơi Bảo tháp Mandala Tây Thiên mùa Trăng thu | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Sống động màu sắc Mật thừa nơi Bảo tháp Mandala Tây Thiên mùa Trăng thu

Mùa thu hành hương về Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên, cùng lắng tâm trong thanh âm chân ngôn trì tụng và thực hành các nghi lễ Mật thừa linh thiêng, mỗi người đều như chạm đến “miền Tịnh độ” có thật ở chốn nhân gian. 
Thu về nhuộm vàng vạn vật cảnh sắc. Ngôi Đại Bảo tháp Mandala linh thiêng với nét đặc trưng của kiến trúc chùa tháp Phật giáo Kim Cương thừa hội tụ đủ màu ngũ sắc (đỏ, trắng, vàng, xanh dương, xanh lục) lại càng được tô điểm rực rỡ, sống động trong nắng thu.   
Trong nghệ thuật Mật giáo, màu sắc luôn mang tính biểu tượng và biểu trưng cho các Đại (địa, thuỷ, hoả, phong và không đại). Phật giáo Kim Cương thừa quan niệm, hết thảy sự sống hay sự tiến hóa của vạn vật đều xuất phát từ sự diễn hóa và hòa hợp của năm đại này.
Hương sắc mùa thu nhuộm vàng vạn vật cảnh sắc. ngôi Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên
Hương sắc mùa thu nhuộm vàng vạn vật cảnh sắc tại Ngôi Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên
Toàn bộ kiến trúc, cảnh sắc, tiết trời thu… hiển hiện hòa quyện nơi Bảo tháp như giục giã thế giới tâm linh bên trong mỗi người thức dậy cùng hòa vào thế giới kỳ tú bên ngoài của đất trời, núi rừng, cỏ hoa, suối thác… đang tưng bừng chuyển sắc sang mùa.
Những khóa tu Mật thừa linh thiêng, sống động
Nghi lễ cung rước Hải Hội Dược Sư Mandala
Nghi
Nghi lễ cung rước Hải Hội Dược Sư Mandala.
2a. Nghi lễ cung rước phẩm vật trong khóa tu Phật Dược Sư
Nghi lễ cung rước phẩm vật trong khóa tu Phật Dược Sư
Đặc biệt hơn, khóa tu Phật Dược Sư lần thứ 15, ngày 23/9/2023 DL (mùng 8 KCT) diễn ra trong mùa Trung thu yêu thương, vẹn tròn. Khi những bậc làm cha, mẹ dắt tay con mình cùng nhau cung rước Phật, bước đi hành thiền trên đường nhiễu Mandala ngũ sắc.
Theo Kinh sách ghi: Cung rước Hải Hội Dược Sư Mandala, công đức lớn nhất là đích thân chúng ta bước từng bước trên đường nhiễu Mandala Bảo Tháp Tây Thiên; và công đức lại tăng lên cấp số nhân khi cùng vi nhiễu triệu thỉnh chư Phật, Bồ tát.
Cha mẹ dắt tay các em nhỏ cùng đi nhiễu Tháp
Cha mẹ dắt tay các em nhỏ cùng đi nhiễu Tháp
Với chủ đề “Gia đình yêu thương”, Ban tổ chức đã dành riêng một đường vi nhiễu cho các gia đình tham dự chương trình. Cả nhà cùng kích hoạt, tăng trưởng tình yêu thương, cầu nguyện cho một năm học mới thật thành công cho các em thiếu nhi.
Còn đối với người trưởng thành, pháp tu thiền Âm Thanh Chân Ngôn, thiền định trong tư thế đứng bằng cách nghe và cảm nhận âm thanh chân ngôn Phật Dược Sư lan chảy trong kinh mạch cơ thể lại có thể mang đến diệu dụng chữa lành thân, khẩu và tâm bệnh một cách hữu hiệu.
Tiếp nối khóa tu Phật Dược Sư là Khóa lễ Quan Âm - Hoàng Tài Bảo Thiên được tổ chức định kỳ vào ngày rằm hằng tháng. Mỗi tháng đều có một lần trăng tròn, tuy nhiên chỉ có trăng tháng 8 là trăng tròn và sáng đẹp nhất năm bởi vì đó là trăng Trung thu. Chương trình tu lần này vì thế mà đặc biệt và ý nghĩa hơn lại nhằm trúng thời điểm có siêu trăng, khoảng thời gian vũ trụ và năng lượng đặc biệt thuận lợi cho việc tu tập thiền định của hành giả Phật tử.
Mùa trăng của tình yêu thương và trí tuệ tỏa chiếu
Sư Thầy và Phật tử rước đèn đêm Rằm Trung thu
Sư Thầy và Phật tử rước đèn đêm Rằm Trung thu
Ni sư Trụ trì Bảo tháp giảng: Với người phương Đông, cứ Rằm tháng 8 trăng tròn, mọi người cùng nhau phá cỗ trông trăng, gia đình đoàn viên, tế bái Nguyệt Thiên. Nguyệt Thiên chính là Nguyệt Quang Bồ Tát hay Nguyệt Tịnh Bồ Tát với ánh sáng phổ chiếu khắp nơi. Tết Trung thu cũng là ngày đản sinh của các Bồ tát, là ngày hiện khởi từ bi và tình yêu thương của vũ trụ này cho nên nếu chúng ta làm thiện pháp, hướng con em mình đến trí tuệ, từ bi thì nhất định sẽ được ân hưởng. 
Nhân vật thầy trò Đường Tăng dẫn đoàn các em nhỏ rước đèn ông sao đi nhiễu Tháp
Nhân vật thầy trò Đường Tăng dẫn đoàn các em nhỏ rước đèn ông sao đi nhiễu Tháp
Ngay sau khóa tu Quan Âm - Hoàng Tài Bảo Thiên, lễ hội rước đèn ông sao của các em thiếu nhi và thầy trò Đường Tăng, đông đảo Phật tử cùng nhau bái vọng Nguyệt Quang Bồ Tát  tức Nguyệt Thiên (nêu biểu Mặt Trăng) trong đêm đản sinh của Ngài.
Đúng 20h tại đường vi nhiễu Ngũ sắc (5 màu - vàng, trắng, đỏ, xanh lục, xanh dương), các đoàn rước lần lượt xếp thành hàng dài đều với phẩm vật cung rước trên tay. Dưới sự hướng đạo của chư Ni, đoàn Phật tử vi nhiễu Tháp cúng dàng đèn. Ánh đèn được thắp lên vào thời khắc trăng sáng tạo nên năng lượng gia trì cộng hưởng đầy lan tỏa.
Đoàn các em bé được dẫn dắt bởi 4 nhân vật Thầy trò Đường Tăng rước đèn ông sao vi nhiễu 3 vòng trên đường nhiễu Mandala ngũ sắc. Nhân vật Tôn Ngộ Không với cây gậy Như ý ảo diệu trong màn múa võ của nhà vô địch wushu thế giới năm 2003- VĐV Phật tử Nguyễn Thị Mỹ Đức thể hiện vô cùng cuốn hút không riêng trẻ nhỏ mà cả người lớn.
  • Các em thiếu nhi yêu thích phần thi đố vui kiến thức được nhận quà tặng
    Các em thiếu nhi yêu thích phần thi đố vui kiến thức được nhận quà tặng
Một bộ phận Phật tử đều đặn thực hành đi nhiễu Tháp như một pháp tu
Một bộ phận Phật tử đều đặn thực hành đi nhiễu Tháp như một pháp tu
Đáng chú ý, dù không diễn ra theo hình thức một giải thể thao chạy bộ, song hoạt động kinh hành (đi bộ) nhiễu Tháp vẫn được một bộ phận Phật tử đều đặn thực hành như một pháp tu. Có người đã phát nguyện đi nhiễu từ lễ Phật đản tháng 4, tháng 7 Vu lan rồi bắt qua tháng 8 và còn tiếp tục kéo dài... Các số 13, 21, 54, 108, 1008 vòng được xem là pháp số thành tựu của “bộ môn” thực hành này, giúp mỗi người tích lũy công đức, đón nhận gia trì từ chư Phật Bồ tát, khai mở các nguồn năng lượng tích cực nơi thân tâm.
  • Nghi lễ cung rước phẩm vật nhiễu Tháp trong văn hóa Phật giáo Mật thừa
    Nghi lễ cung rước phẩm vật nhiễu Tháp trong văn hóa Phật giáo Mật thừa

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 5783183
Số người trực tuyến: