9. Bài thứ 9: Chương Tịnh Chư Nghiệp Chướng | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

9. Bài thứ 9: Chương Tịnh Chư Nghiệp Chướng

Bài thứ 9

CHƯƠNG TỊNH CHƯ NGHIỆP CHƯỚNG


1. NGÀI TỊNH CHƯ NGHIỆP CHƯỚNG BỒ TÁT HỎI PHẬT

Khi ấy ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ tát (1) ở trong đại chúng đứng dậy đi quanh bên hữu của Phật ba vòng, rồi lạy Phật và quỳ thẳng chắp tay, bạch rằng:

- Bạch đức Ðại Bi Thế Tôn, Ngài đã vì chúng con rộng nói “nhân địa tu hành (2) của các đức Như Lai, toàn những việc cao siêu mầu nhiệm, không thể suy nghĩ và luận bàn được, khiến cho đại chúng đặng lợi ích chưa từng có.

Chúng con là hàng Bồ tát rất vui mừng, vì tất cả cảnh giới tu hành cần khổ của đức Ðiều Ngự(3) trải qua vô số kiếp, nhiều như cát sông Hằng, mà chúng con chỉ thấy như trong một niệm.

- Bạch đức Thế Tôn, nếu cái tâm Viên Giác này  tính nó vốn thanh tịnh, vậy chân cái gì mà nhiễm ô và vì sao khiến cho chúng sinh mê muội, chẳng nhập được  tính Viên Giác?

Cúi xin đức Như Lai, rộng vì chúng con, khai ngộ Pháp  tính(4), làm cho đại chúng hiện tại và chúng sinh đời sau, đều được con mắt trí tuệ.

Ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ tát thưa thỉnh như vậy ba lần, cúi đầu kính lạy rồi trở lui.

Lược giải:

Ðại ý đoạn này Ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ tát hỏi Phật: “…  tính Viên Giác đã thanh tịnh, vậychân cái gì mà nhiễm ô?  Và vì sao làm cho chúng sinh mê muội không nhập được  tính Viên Giác...”. Ðoạn này giống như trong kinh Lăng Nghiêm, ông Phú Lâu Na hỏi Phật: “Tất cả chúng sinh vì sao có vọng, tự che lấychân tâm mà phải chịu trầm luân?...”

Chú thích:

(1) Câu “Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ tát”, Cổ đức dạy: “Phật cao nhất xích, ma thắng nhất trượng”, nghĩa là Phật cao 1 thước thì ma hơn 10 thước. Khi chưa tu, vì thuận theo phiền não nghiệp chướng, nên chẳng thấy phiền não nghiệp chướng làm chướng ngại. Ðến khi hạ thủ công phu, đi ngược dòng phiền não, lúc bấy giờ mới thấy phiền não nghiệp chướng các bệnh hiện ra vô số. Các phiền não nghiệp chướng này do bốn tướng Ngã, Chân, Chúng sinh và Thọ giả mà sinh ra. Vì thế nên chương này, ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ tát đứng lên thưa hỏi, cầu Phật chỉ dạy phương pháp dẹp trừ các nghiệp chướng về tâm bệnh. Ðến chương dưới Phật nói rõ về bệnh tà sư.

(2) Chân địa tu hành tức là ba Pháp môn Phật dạy ở chương trên (Xa ma tha, Tam ma bát đề và Thiền na). Chân nghe thấy Phật dạy pháp môn tu, cũng như thấy tất cả công dụng tu hành của các đức Phật trải qua bao nhiêu kiếp lao khổ, như trong một niệm, cho nên nói là “việc không thể nghĩ bàn”.

(3) Ðiều Ngự: Ðiều phục ngự trị các phiền não ma quân. Ðây là một hiệu trong 10 hiệu của Phật (Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, v.v...)

(4) Pháp  tính: Tính các pháp. Các pháp tuy ngàn sai muôn khác, nhưng đồng một bản  tính, nên gọi là “Pháp  tính”, tức là biệt danh của Viên Giác.

2. PHẬT KHEN NGÀI TỊNH CHƯ NGHIỆP CHƯỚNG BỒ TÁT

Khi ấy đức Thế Tôn bảo ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ tát mà dạy rằng:

- Này Thiện nam, hay lắm và quý lắm! Ông vì các vị Bồ tát hiện tại và chúng sinh đời sau, thưa hỏi Như Lai, phương tiện như vậy. Các ông nên chăm chú nghe, ta sẽ vì các ông chỉ giáo.

Khi ấy Ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ tát cùng đại chúng đều hoan hỷ và yên lặng vâng nghe lời Phật chỉ dạy.

Lược giải:

Ðoạn này Phật khen ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ tát, vì đại chúng hiện tại và chúng sinh đời sau, thưa hỏi những lời rất hữu ích.

3. PHẬT TRẢ LỜI: DO CHÚNG SINH VỌNG CHẤP BỐN TƯỚNG

- Này Thiện nam! Tất cả chúng sinh từ hồi nào đến giờ, do vọng tưởng điên đảo, chấp bốn tướng: Ngã, chân, Chúng sinh và Thọ mạng, cho là thật thể của ta; rồi sinh ra hai cảnh: thương và ghét. Thế là ở nơi thân thể này đã hư vọng, lại chấp thêm cái hư vọng nữa.

Bởi hai lớp vọng nương nhau, sinh ra các vọng nghiệp. Vì có vọng nghiệp nên vọng thấy có sinh tử luân hồi. Những người nhàm chán sinh tử luân hồi thì lại vọng thấy có Niết bàn.

Bởi thế nên không thể nhập được Viên Giác thanh tịnh; chứ không phải tính Viên Giác này chống cản không cho chúng sinh nhập. Và những người nhập được, cũng không phải tại tính Viên Giác chấp thuận cho họ nhập vậy. Thế nên kẻ khởi niệm hay người dứt niệm cũng đều là mê muội. Tại sao thế? Bởi vì vô minh đã khởi sẵn (bổn khởi vô minh) và làm chủ tể từ vô thỉ vậy.

Lược giải:

Ðoạn thứ  nhất, ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ tát hỏi Phật: “... Cái tâm Viên Giác này vốn đã thanh tịnh, vậychân cái gì mà nhiễm ô?  Và vì sao khiến cho chúng ta sinh mê muội chẳng nhập được Viên Giác?...”

Ðến đoạn này Phật trả lời, đại ý nói: Bởi tất cả chúng sinh từ hồi nào đến giờ, do vọng tưởng điên đảo, chấp bốn tướng (Ngã,chân, Chúng sinh, Thọ mạng) là thật thể của Ta, là lớp hư vọng thứ  nhất. Rồi khi gặp cảnh thuận với Ta thời thương, cảnh nghịch với Ta lại ghét, là lớp hư vọng thứ hai. Vì thế mà nhiễm ô. Ðây là Phật trả lời về câu hỏi thứ  nhất:chân cái gì mà nhiễm ô?

Nhân cố chấp thật có Ta, cho nên mới sinh ra thương ghét, vì thương ghét nên trở lại chấp thật có Ta. Bởi hai lớp vọng này nương nhau, nên sinh ra các vọng nghiệp. Vì thế mà chúng phàm phu vọng thấy có sinh tử luân hồi trong 6 đạo. Hàng Tiểu thừa nhàm chán sinh tử luân hồi thì lại vọng thấy có Niết bàn; rồi trầm không thú tịch tham luyến nơi cảnh Niết bàn. Bởi thế nên không nhập được  tính Viên Giác thanh tịnh, chứ chẳng phải  tính Viên Giác không cho họ nhập vậy. Ðây là Phật trả lời câu hỏi thứ hai: Vì sao khiến cho chúng sinh mê muội, chẳng nhập được Viên Giác?

Phật lại dạy tiếp: Những người nhập được, cũng không phải do tính Viên Giác chấp thuận cho họ nhập. Bởi thế nên chúng phàm phu khởi niệm, hay hàng Nhị thừa dứt niệm, đều là vô minh mê muội cả, chứ không dính líu gì đến tính Viên Giác vậy.

4. ÐEM VÔ MINH (NGÃ, TƯỚNG V.V...) MÀ CẦU ĐẠO, THÌ KHÔNG THỂ THÀNH ĐẠO ĐƯỢC

- Này Thiện nam! Tất cả chúng sinh, sống không có con mắt trí tuệ, nên không tự thấy cả thân tâm này (ngã tướng) đều là vô minh. Vì ngã tướng (thân tâm) do vô minh sinh, nên chúng sinh không đủ can đảm tự tiêu diệt ngã tướng, cũng như người không thể tự sát lấy mình được.

Bởi chấp thân tâm này là Ta, nên cảnh nào thuận với ta thì sinh ra thương yêu; còn cảnh nào nghịch với Ta thì lại sinh ra oán ghét. Do tâm thương ghét này, trở lại tiếp tục nuôi dưỡng vô minh. Vì thế nên chúng sinh cầu Ðạo, đều không thành được Ðạo

Lược giải:

Ðại ý đoạn này Phật dạy rằng: Tất cả thân tâm của chúng sinh đều do vô minh sinh; song vì chúng sinh không có con mắt trí tuệ nên chẳng biết như thế. Bởi chúng sinh (ngã tướng) đã từ vô minh sinh, nên không đủ can đảm tiêu diệt vô minh (ngã tướng) của mình. Cũng như người không thể tự sát mình được.

Vô minh đã sinh ra Ngã tướng, rồi từ Ngã tướng sinh ra thương ghét, trở lại nuôi dưỡng vô minh. Cũng như sóng từ nơi nước sinh, rồi trở lại làm tăng thế lực cho nước. Bởi vô minh huân tập và tu dưỡng lẫn nhau, tiếp nối không ngừng, nên chúng sinh dầu có cần khổ tu đạo mà bốn tướng (Ngã,chân, v.v...) không rời, thì quyết định chẳng thành Ðạo.

Giống như trong kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy: “... Nếu dùng gốc rễ của vọng tâm làm tuchân, thì không thể nào thành được Ðạo”. Ðem tâm đời mà làm Ðạo, thì Ðạo cũng trở thành đời!

Trong kinh Viên Giác lược sớ chép: “Dùng tâm mê muội (Vô minh) mà cầu đạo, dầu cho siêng năng khổ hạnh tu đủ các pháp môn, cũng chỉ giúp thêm lực lượng cho vô minh mà thôi, chứ không thành được quả vị Phật.

Phải biết: Gốc từ vô minh sinh ra thương ghét, rồi do thương ghét trở lại huân tập thành vô minh. Từ chủng tử sinh hiện hành, rồi hiện hành huân làm chủng tử nối nhau không dứt. Chúng sinh đem cái vô minh này mà cầu Ðạo thì trọn đời không thể thành tựu.

Kinh Bảo Tích chép: Ðối với thân này, sinh yêu quý, thế là không rời tướng Ngã,chân; dùng cái tướng Ngã,chân này mà tu hành thì trở lại đọa ác thú.

5. PHẬT NÓI BỐN TƯỚNG

A. NGÃ TƯỚNG

- Này Thiện nam! Thế nào là “Ngã tướng”? Tất cả chúng sinh tự tâm chứng nhận biết có Ta (ngã tướng) vậy. Thí như có người thân thể điều hòa không có chút gì trái ý, tợ hồ như quên mình (lúc ấy không thấy Ngã tướng hiện). Ðến khi điều dưỡng bị thất thường, thân thể mất thăng bằng, hoặc gặp phải những cảnh trái nghịch, như gai đâm hay lửa đốt v.v... lúc bấy giờ mới thấy cái Ta (Ngã tướng) hiện ra rất rõ rệt. Vì thế mà chứng biết có cái Ta.

- Này Thiện nam! Sâu thêm một từng nữa, cái Ngã tướng có phần vi tế hơn trước, là người tu hành, trong lúc thấy mình có chứng quả, có đắc đạo. Cho đến khi chứng quả Như Lai, hay đặng Niết bàn thanh tịnh của Phật, mà nếu còn cái tâm biết mình có chứng và có đặng, như thế cũng đều còn “Ngã tướng”.

Lược giải:

Ðoạn này Phật chỉ rõ cái Ngã tướng (Ta) có thô và tế.

1. Trong lúc bình thường thì cái Ta hiện ra không rõ rệt, đến khi nghịch cảnh, bị người đánh đập hoặc hủy nhục v.v… lúc bấy giờ cái Ngã tướng hiện ra mới rõ ràng. Ðâylà cái Ngã tướng thô.

2. Người tu hành, một mình ở trong núi sâu rừng thẳm, không gặp các cảnh thuận nghịch, tâm không phân biệt mình với người, lúc bấy giờ tưởng mình đã chứng được “vô ngã” rồi. Ðến khi gặp cảnh buồn vui thử thách, tâm mừng giận nổi lên, lúc bấy giờ Ngã tướng hiện ra y nguyên. Cho đến lúc tự thấy mình đắc Ðạo hay chứng Niết bàn tịch tịnh của Như Lai cũng đều còn Ngã tướng, song có phần vi tế hơn trước. Bởi vì còn biết có Niết bàn hay quả Phật sở chứng (được chứng), tất nhiên phải có cái Ta “năng chứng”. Nếu năng chứng và sở chứng chưa hết (bỉ, thử chưa trừ) tức là còn Ngã tướng.

B. CHÂN TƯỚNG

- Này Thiện nam! Thế nào là chân tướng? Tất cả chúng sinh, tự tâm hiểu ngộ Ta đây là người vậy (Nhân tướng), nghĩa là hiểu ngộ ta là người và các ngươi cũng là người (Nhân tướng). Nói rộng ra, hiểu ngộ ngoài Ta (ngã) thì tất cả đều là người vậy.

- Này Thiện nam! Ði sâu vào một từng nữa, cái “Nhân tướng” có phần vi tế hơn, là cái tâm này, cho đến hiểu ngộ rằng: “Còn biết mình viên ngộ Niết bàn”, cũng đều còn Ngã tướng; nghĩa là ở nơi tâm, nếu còn một chút ngộ rắng: “Chứng lý đầy đủ”, thì đều gọi là “Nhơn tướng”.

Lược giải:

Ðoạn này Phật chỉ rõ cái “Nhân tướng” có thô và tế.

1. Chúng sinh tự công nhận mình là người (Nhân) và các người cũng là người (Nhân). Nói rộng ra, ngoài mình (Ta) thì tất cả kẻ khác đều là người (Nhân). Ðây là cái chân tướng thô thiển.

2. Ði sâu vào một từng nữa, cáichân tướng có phần vi tế hơn, là cái “tâm hiểu biết” này, cho đến nếu còn hiểu biết: “Mình có viên ngộ Niết bàn”, cũng còn Ngã tướng. Nghĩa là: Hễ còn có một chút hiểu biết, thế là còn “Nhơn tướng”. Cáichân tướng này rất là vi tế.

Tóm lại, nếu còn có một chút hiểu ngộ rằng: “Mình viên ngộ Niết bàn”, thế là cái “hiểu ngộ” và có cái “mình viên ngộ” khác nhau. Vậy thời ngoài mình (mình viên ngộ) còn có cái “hiểu ngộ”, tức là ngoài Ngã (mình viên ngộ) còn cóchân tướng (cái hiểu ngộ) vậy.

Nói lại cho dễ hiểu: còn có Ta viên ngộ Niết bàn, tức là Ngã tướng. Cái “biết ta viên ngộ” đó là chân tướng.

C. CHÚNG SINH TƯỚNG

- Này Thiện nam! Thế nào là Chúng sinh tướng? Tất cả chúng sinh ở nơi tự tâm không còn chấp mình là Ngã vàchân mà lại chấp là chúng sinh. Tỷ như có người nói như thế này: “Tôi đây là chúng sinh”. Bởi thế nên biết: Người kia nói “Tôi là chúng sinh” thì biết không phải Ngã vàchân.

- Này Thiện nam! Những chúng sinh rõ biết hai món tướng trước (sở chứng, sở ngộ) là thuộc về Ngã vàchân, nay không còn chấp Ngã,chân nữa; nhưng còn cái “tâm rõ biết”, đó là Chúng sinh tướng.

Lược giải:

Ðoạn này Phật nói Chúng sinh tướng có hai phần thô và tế.

1. Không còn chấp ta đây là Ngã hay chân mà lại chấp là chúng sinh. Như thế là chấp về phần thô.

2. Rõ biết hai tướng Ngã vàchân là phi, nên không còn chấp; thế là đã cao hơn trước một từng, nhưng còn cái “rõ biết hai tướng Ngã, chân là phi”. Ðó cũng là cái vi tế Ngã tướng còn ẩn phục bên trong, gọi là Chúng sinh tướng.

D. THỌ MẠNG TƯỚNG

- Này Thiện nam! Thế nào là Thọ mạng tướng? Các chúng sinh tâm chiếu soi (phân biệt) đã thanh tịnh. Nhưng còn cái trí giác ngộ tướng chúng sinh trước (giác sở liễu giả). Bởi còn có cái “trí giác ngộ”, tương tục tu tập các nghiệp vô lậu, chưa có thể tự trừ được; cũng như mạng căn tương tục, không tự đoạn được, nên gọi là “Thọ mạng tướng”.

- Này Thiện nam! Nếu còn tâm soi thấy (biết) tất cả cái giác (biết) trước (3 tướng trên) đó thì cũng còn ở trong vòng trần cấu (tâm chưa trong sạch). Bởi còn năng giác và sở giác nên chưa rời trần cấu vậy.

Cũng như nước nóng làm tiêu băng, thì toàn băng là nước, lúc bấy giờ không còn nước nóng năng tiêu và băng bị tiêu nữa. Nếu còn chút nước nóng và băng, thế là nước chưa thuần nhất. Cũng thế, nếu còn cái Ta để giác ngộ cái Ta trước, thì chưa rời được bốn tướng.

Lược giải:

Ðại ý đoạn này nói: Người tu hành khi phá trừ được Ngã, chân, Chúng sinh ba tướng trên rồi, tâm đã được thanh tịnh, nhưng còn cái trí tiếp tục tu vô lậu nghiệp, để phá trừ tướng trên. Vì cái trí này còn tiếp tục trong một thời gian chưa có thể tự trừ được. Cũng như mạng sống của người, sống tiếp tục trong một thời gian, không thể tự đoạn được, nên gọi là “Thọ mạng tướng”.

Phật dạy thêm, đại ý: Nếu còn tâm phân biệt để phá trừ các tướng (Ngã,chân, Chúng sinh, Thọ mạng) thế là còn vọng. Vì Năng, Sợ, Bỉ, Thử đối đãi nhau, nên tâm chưa trong sạch. Bởi còn vọng là còn nhiễm ô, vì thế nên gọi là trần cấu. Nghĩa là: Nếu còn một chút biết rằng: “Ta trừ Ngã”, thế là còn mắc trong bốn tướng, chưa thoát ly được vọng – Cũng như nước nóng làm tiêu băng, khi “băng” tiêu rồi thì “nóng” cũng không chỉ còn nước.

Ngài Tôn Mật giải: Nước là dụ cho “Chân tâm”. Băng là dụ cho “bốn tướng”. Nước nóng là dụ cho “trí tuệ”. Nước vì lạnh mà đóng thành “băng”; cũng như Tâm vì mê nên thành “bốn tướng’. Dùng nước nóng làm tiêu băng, cũng như dùng trí tuệ làm tiêu bốn tướng. Khi băng tiêu rồi thì nóng (nước nóng) cũng không chỉ còn một  tính nước mà thôi. Cũng như Ngã tướng hết, thì trí phá Ngã cũng không chỉ còn một thể  tínhchân tâm.

Tóm lại, tướng “Thọ mạng” cũng là tướng Ngã rất vi tế đó thôi. Chúng sinh trước phân biệt chấp Ta, tức là Ngã tưóng. Khi phá được Ngã tướng, nhưng còn cái “trí biết mình phá Ngã” làchân tướng. Khi phá đượcchân tướng, nhưng còn cái “trí biết mình đã pháchân tướng” gọi là Chúng sinh tướng. Khi phá được Chúng sinh tướng, nhưng vẫn còn cái “trí biết mình đã phá Chúng sinh tướng”. Cái trí đó vẫn tiếp tục tu các nghiệp vô lậu, chưa có thể tự đoạn được, cũng như mạng căn tương tục sống trong một thời gian và không thể tự đoạn được, nên gọi là “Thọ mạng tướng”.

Vậy thì bốn tướng trên, cũng là một ngã tướng, chẳng qua từ thô vào tế, từ thiển đến thâm mà thôi. Theo trong văn kinh chữ Hán, dùng bốn chữ riêng biệt, chỉ rõ bốn tướng có thô và tế khác nhau.

1. Chứng là Ngã tướng

2. Ngộ là chân tướng

3. Liễu là Chúng sinh tướng

4. Giác là Thọ mạng tướng

6. VÌ KHÔNG RỜI ĐƯỢC BỐN TƯỚNG, NÊN TU CHẲNG THÀNH PHẬT

- Này Thiện nam! Các chúng sinh đời sau, bởi không rời được bốn tướng, nên tuy trải qua nhiều kiếp, siêng năng tu hành khổ hạnh, nhưng chỉ thành hữu vi mà thôi, chứ không thể chứng được Thánh quả.

Lược giải:

Trong kinh Lăng Nghiêm Phật đã cặn kẽ căn dặn: “Nếu các ông nhận lầm căn bản của sinh tử là vọng tâm làm chân địa tu hành, thì không bao giờ thành quả vị Phật. Cũng như người nấu cát làm cơm, dầu trải qua bao nhiêu kiếp cũng chẳng thành cơm được, vì gốc nó là cát”

Giống với đoạn kinh này, Phật dạy đại ý: Người mang tâm chân, ngã v.v... thuộc về hữu vi  hữu lậu của chúng sinh, mà muốn cầu quả vô vi vô lậu của Phật, dầu cho cực khổ tu hành, trải qua nhiều kiếp cũng không thể được, vì gốc nó là Ngã tướng, là chúng sinh và hữu lậu vậy.

***

- Tại sao thế?  Bởi nhân các ngã tướng: có chứng có ngộ, cho là thành tựu quả Niết bàn. Chẳng khác nào người nhận giặc làm con, nó sẽ phá tan gia tài quý báu vậy.

Lược giải:

Ngài Như Sơn giải rằng: Tại sao siêng năng tu hành trải lâu nhiều kiếp, mà không chứng được Thánh quả? Bởi vì lầm nhận Ngã tướng làm Niết bàn vậy. Cũng như lầm nhận giặc làm con, đã không được nhờ, trái lại còn bị nó phá hại chẳng ít.

Trên văn kinh, chữ “Các ngã tướng” tức chỉ cho bốn tướng: Ngã, chân, Chúng sinh và Thọ mạng.

Trên văn kinh, chữ “Có chứng có ngộ”; nghĩa là biết mình có chứng quả Phật, có ngộ Ðạo, thế là chưa rời Ngã tướng. Bởi hành giả đem “Ngã tướng” này, cho là đặng Thánh quả, nên nói “nhận giặc làm con vậy”.

7. THƯƠNG (THAM) GHÉT (SÂN) LÀ GỐC CỦA SINH TỬ LUÂN HỒI

- Này Thiện nam! Nếu hành giả còn ưa (thương) Niết bàn (pháp ái) tức là còn Ngã tướng (ta ưa); chẳng qua cái Ngã tướng ấy bị ẩn phục, rồi lầm cho đó là tướng Niết bàn.

Còn ghét sinh tử, tức là còn Ngã tướng (ta ghét). Chúng sinh riêng ghét sinh tử, ưa Niết bàn, chứ đâu biết rằng: cái “ưa” đó chính là gốc sinh tử, còn “ghét” là gốc triền phược (không giải thoát).

- Này Thiện nam! Làm sao biết “ưa” và “ghét” là gốc của của sinh tử triền phược? Bởi các chúng sinh tu đạo Bồ đề, nếu còn đôi chút biết mình chứng được Ðạo quả thanh tịnh, thế là chưa diệt trừ được tận gốc Ngã tướng, nên còn sinh tử triền phược.

Lược giải:

Ðại ý đoạn này nói: “còn thương ghét”  là còn Ngã tướng; mà Ngã tướng là gốc rễ của sinh tử luân hồi.

Chúng sinh đem tâm “thương ghét” này mà cầu đạo Bồ đề, thì không bao giờ được giải thoát, vì nó là gốc của sinh tử luân hồi vậy.

Mặc dầu ghét sinh tử là việc phải, ưa cảnh Niết bàn tịch tịnh là một điều hay; nhưng cũng còn ở trong vòng thương ghét, nên chẳng rời Ngã tướng.

Phải không “thương ghét”, thì Ngã tướng mới không; Ngã tướng không, mới nhập được Viên Giác. Vì hiểu nghĩa này, nên cổchân có làm bài kệ rằng:

HÁN VĂN:

Thập phương đồng tụ hội

Cá cá học vô vi

Thử thị tuyển Phật trường

Tâm không cập đệ quy.


DỊCH NGHĨA

Mười phương đồng tu hội

Người người học vô vi

Ðây là trường thi Phật

“Tâm không” mới được đậu.

Bài kệ này quan trọng nhất là hai chữ “Tâm không”. Người còn “ưa ghét” tức là còn tham sân; tham sân còn thì sinh tử luân hồi còn. Bởi thế nên trường thi làm Phật này, nếu ai Tâm không còn tham sân tật đố, Tâm không cònchân ngã bỉ thử, Tâm không còn mừng giận thương ghét v.v... thì được “đậu”.

8. PHẬT CHỈ “NGÃ TƯỚNG” ẨN NÚP TRONG TẠNG THỨC

- Này Thiện nam! Trong khi có người đến khen ngợi kính phục, hành giả lại sinh vui mừng, muốn tế độ người đó. Trái lại, nếu bị người chê bai hủy báng, thì hành giả lại sân hận. Do đó mà biết cái ngã tướng vẫn còn kiên cố núp ẩn trong tạng thức; nó thường lai vãng trong các căn của hành giả, không gián đoạn vậy. Người tu hành bởi không đoạn trừ được “Ngã tướng”, cho nên không thể nhập được Viên Giác thanh tịnh.

Lược giải:

Người đời khi gặp cảnh thuận hay nghịch, cái Ngã tướng thô trọng nổi lên rất dễ biết. Ðến như người tu hành cổi lột được Ngã tướng thô trọng bên ngoài, nhưng còn cái Ngã tướng vi tế tiềm tàng trong tạng thức. Nó thường xuất đầu lộ diện, lai vãng ở nơi các căn: mắt, tai, mũi, lưỡi.

Bằng chứng: Trong lúc được người khen kính thì ta sinh tâm hoan hỷ, muốn độ người ấy. Trái lại, khi bị người hủy báng chê bai, thì ta lại không vui. Ðó là cái Ngã tướng hiển lộ, có phần tế nhị hơn trước. Bởi không trừ được Tướng ngã, nên không nhập được Viên Giác.

Than ôi! Núi không cao, trời không cao,

Ngã tướng mới cao!

Sông chẳng sâu, biển chẳng sâu,

Ngã tướng mới sâu!

9. KHÔNG THẤY NGƯỜI HỦY NHỤC, KHÔNG THẤY MÌNH THUYẾT PHÁP ĐỘ SINH, LÚC BẤY GIỜ NGÃ TƯỚNG MỚI KHÔNG CÒN

- Này Thiện nam! Nếu hành giả muốn biết mình được vô ngã chưa, cứ xem trong lúc bị người hủy nhục, mà không thấy có người hủy nhục, như thế là được Vô ngã.

Trái lại, trong lúc thuyết pháp độ người, mà còn thấy có Ta thuyết pháp, thế là Ngã tướng chưa đoạn. Còn chân tướng, Chúng sinh tướng và Thọ mạng tướng cũng thế.

Lược giải:

Ðược người khen không mừng, bị người chê chẳng buồn, cũng chưa chắc đã hết Ngã tướng. Trong khi được khen bị chê, mà không thấy có người khen chê, như thế mới là vô ngã. Trái lại, nếu thấy có người khen chê, cố nhiên phải có Ta được khen, bị chê, nên Ngã tướng hãy còn rõ ràng.

Một thí dụ thứ hai: Trong lúc thuyết pháp độ người, không thấy có Ta thuyết pháp, có người nghe pháp, không thấy có Ta tế độ, có người được độ; như thế mới được vô ngã. Trái lại, nếu còn thấy có Ta thuyết pháp, có Ta tế độ, thế là Ngã tướng chưa đoạn.

Trong kinh Kim Cương, Phật nói:

“Bồ tát độ vô số chúng sinh mà không thấy chúng sinh có độ, nếu còn thấy có Ta độ sinh tức không phải Bồ tát”; vì còn Ngã tướng, nên không phải Bồ tát vậy.

Kinh Kim Cương lại nói:

“Bồ tát thuyết pháp, không thấy có mình thuyết, nếu còn thấy có Ta thuyết pháp, tức không phải Bồ tát”; vì còn Ngã tướng, nên không phải Bồ tát vậy.

10. VÌ CÒN “NGÃ TƯỚNG” NÊN KHÔNG NHẬP ĐƯỢC VIÊN GIÁC

- Này Thiện nam! Ngã tướng là cái trọng bệnh của hành giả. Song, chúng sinh đời sau, lại nhận làm cái trọng bệnh này, cho là mình chứng được pháp Niết bàn, thật đáng thương xót! Bởi thế nên chúng càng tinh tấn tu hành chừng nào thì lại càng thêm cái bệnh Ngã tướng chừng nấy; vì thế nên không nhập được Viên Giác thanh tịnh.

- Này Thiện nam! Chúng sinh đời sau, chấp theo sự kiến giải và hạnh của Như Lai, làm chỗ hiểu biết và hạnh của mình, song vì không biết bốn tướng còn ẩn núp bên trong, nên chẳng thành tựu được Thánh quả.

Hoặc có chúng sinh chưa đặng đạo mà nói mình đã đặng đạo, chưa chứng quả mà nói mình đã chứng quả; thấy người tinh tấn tu hành lại sinh tật đố. Bởi chúng sinh này chưa đoạn trừ được ngã ái nên không nhập được Viên Giác thanh tịnh.

Lược giải:

Ðại ý đoạn này nói vì có ba nguyên nhân, nên hành giả không nhập được Viên Giác thanh tịnh.

1. Bởi hành giả không biết bốn tướng rất tế nhị, lầm cho mình chứng được đạo quả, nên càng tu chừng nào lại càng tăng trưởng bệnh Ngã tướng chừng nấy. Vì vậy mà chẳng nhập được Viên Giác.

2. Hành giả chỉ bắt chước theo chỗ kiến giải và hạnh của Như Lai làm của mình, không biết bốn tướng vẫn còn tiềm tàng trong tạng thức của hành giả, nên không được nhập Viên Giác. Thí như hành giả thấy trong kinh Phật dạy bố thí v.v... rồi thực hành theo. Nhưng không biết trong khi ấy, lại bị bốn tướng thường theo dõi. Nhưng trong khi bố thí, thấy có người thọ thí (Nhân tướng) và Ta bố thí (Ngã tướng). Bố thí để cầu cho Ta được giàu sang, Ta được mạnh giỏi v.v… vì cái Ngã tướng còn nguyên hiện như thế, nên không nhập được Viên Giác.

3. Cũng vì Ngã tướng chưa đoạn, nên hành giả trong lúc tu hành thấy kết quả được đôi phần, lúc bấy giờ  tính kiêu căng nổi lên, chưa phải chứng ngộ đắc đạo, mà tự cho mình đã chứng ngộ hoặc đắc đạo. Hay thấy người hơn mình, lại sinh ra tật đố v.v... Vì thế mà không thể nhập được Viên Giác.

11. PHẬT DẠY PHƯƠNG PHÁP NHẬP VIÊN GIÁC

- Này Thiện nam! Chúng sinh đời sau trông mong thành đạo, mà không cầu cho ngộ đạo; chỉ ưa học nhiều nói suông, để tăng trưởng ngã tướng.

Hành giả phải phát tâm đại dũng mãnh, hàng phục các phiền não. Những pháp lành chưa chứng được phải tinh tấn tu cho chứng; các pháp ác chưa đoạn, phải tinh tấn đoạn cho được; khi xúc cảnh không sinh tham, sân, si, mạn, ái và tật đố v.v... nào chân, ngã, bỉ, thử, ân ái v.v… đều vắng lặng. Như Lai ấn chứng cho người này, lần lượt sẽ thành tựu được Viên Giác.

Trên đường tu hành, hành giả phải cầu thiện hữu tri thức chỉ dẫn, mới khỏi bị đọa tà kiến. Song, nếu hành giả đối với Thiện tri thức, lại phân biệt sang hèn, sinh tâm thương ghét, thì cũng không thể nhập được biển Viên Giác thanh tịnh.

Lược giải:

Ðại ý đoạn này, Phật chỉ đường lối tu  hành để nhập Viên Giác, có 3 đoạn:

Ðoạn thứ nhất, đại ý Phật dạy: Muốn được đạo thì phải tu hành mới ngộ được đạo. Nếu học nhiều nói suông mà không tu, thì chỉ tăng trưởng Ngã tướng.

Ðoạn này giống như trong kinh Lăng Nghiêm, ngài A Nan tự trách: “… Bạch Thế Tôn, vì con ỷ lại con là em của Phật, có lẽ Phật thương yêu sẽ ban cho con đạo quả, không cần phải tu hành cực khổ, chỉ lo học nhiều nói suông nên không lợi ích cho mình...”.

Ðoạn thứ hai, đại ý Phật dạy: Phương pháp tu hành để nhập Viên Giác, là phải phát tâm đại dũng mãnh, đoạn trừ các phiền não, tức là bốn tướng nói trên. Siêng năng đoạn các ác pháp, tu chứng các thiện pháp. Tất cả thời, tâm đều vắng lặng, khi đối cảnh không sinh các phiền não như tham, sân, si v.v... Phật ấn chứng cho người ấy sẽ đặng nhập Viên Giác.

Ðoạn này giống như trong kinh Lăng Nghiêm Phật dạy bốn chữ “Bất tùy phân biệt”, nghĩa là: khi đối cảnh không khởi phân biệt, thì vọng niệm chẳng sinh, vọng niệm không sinh, chân tâm hiển lộ.

Ðoạn thứ ba, đại ý Phật dạy: Trên đường tu hành, hành giả phải cầu Minh sư chỉ giáo, mới tránh khỏi đọa tà kiến. Song khi đối với Minh sư không được phân biệt giàu nghèo, sang hèn v.v... (y pháp bất y chân) phải sinh tâm kính trọng. Nếu trái lại thì không thể nhập được Viên Giác.

12. PHẬT NÓI BÀI KỆ TÓM LẠI CÁC NGHĨA TRÊN

Khi ấy đức Thế Tôn, muốn tóm lại nghĩa trên nên nói bài kệ rằng:

Tịnh Nghiệp! Ông nên biết:

Tất cả các chúng sinh,

Luân hồi từ vô thỉ

Ðều do chấp ngã vậy.

Nếu không trừ bốn tướng

Chẳng chứng quả Bồ đề.

Nếu tâm còn thương ghét,

Hoặc tật đố si mê,

Ấy là kẻ mê muội,

Không được nhập Viên Giác.

Người muốn được giác ngộ,

Trước phải trừ tham, sân,

Tâm hết chấp ngã, pháp,

Mới được nhập Viên Giác.

Thân này còn chẳng có,

Thương ghét do đâu sinh,

Hành giả phải cầu Thầy,

Mới khỏi đọa tà kiến.

Cầu Thầy, mà phân biệt,

Thời không nhập Viên Giác.


Lược giải:

Ðại ý bài kệ này: Chúng sinh bị sinh tử luân hồi từ hồi nào đến giờ, đều do chấp bốn tướng. Nếu bốn tướng không trừ thì không thể chứng bồ đề. Vì các phiền não như tham, sân, si v.v… nó làm mê muội, nên chúng sinh chẳng nhập được Viên Giác. Hành giả muốn nhập Viên Giác trước phải đoạn tham, sân v.v… Bao giờ tâm không còn ngã chấp và pháp chấp, mới chứng đặng Viên Giác.

Song trên đường tu hành, hành giả phải cầu Minh sư chỉ giáo, mới khỏi lạc tà kiến. Khi cầu thỉnh Minh sư, nếu hành giả còn phân biệt sang hèn, sinh tâm thương ghét, thời cũng không nhập được Viên Giác.

 


 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 5670927
Số người trực tuyến: