Kinh Tứ Niệm Xứ - TKN Hải Triều Âm
17/04/2016 - 09:09
Lượt xem: 538
Tứ Niệm Xứ là giáo pháp vô song cho ta được nếm hương vị Niết-bàn. Giác có 2 : giác ngộ và giác sát. Giác ngộ là nhận được cái mình vốn có. Giác sát diệt vọng tưởng vô minh và những gì làm chướng sự giác ngộ. Tứ Niệm Xứ khai tuệ minh sát, cần thấm vào 4 oai nghi, hiện hình trong 3 nghiệp thân miệng ý. Tâm chúng ta phải là tấm gương luôn luôn giác chiếu. Nhờ trí minh sát chúng ta tự chủ được mỗi mỗi tâm niệm, mỗi mỗi hành vi, mỗi mỗi hơi thở. Có vậy mới thanh lọc được những chủng tử vô minh, tập khí từ lịch kiếp, kẻ thù không đội trời chung của khách xuất thế.
Trước hết phải xa lìa tuyệt đối những tư tưởng ái luyến quá khứ, xây dựng vị lai. Tin chắc kiếp sống nhân sinh hoàn toàn do nghiệp lực an bài, nên chỉ cần tiêu nghiệp là sẽ hưởng an vui. Khôn không ăn, dại không thiệt, chỉ chánh kiến mới giải thoát. Loại trừ hết so đo tính toán của ý thức, chỉ nhắm thẳng vào hiện tại. Đi đứng thì chú trọng vào oai nghi, ngồi nằm thì để tâm vào hơi thở. Lâu dần thô tưởng tiêu mòn, ngoại trần hết vương, thấy rõ vô thường vô ngã, đời sống chỉ xây dựng trên 2 hơi thở ra vào mong manh. Kinh dạy “Thở ra biết thở ra, thở vào biết thở vào”. Gần đây ở Miến Điện, thiền sư Mahasi dạy : “Bụng phồng biết bụng phồng, bụng xẹp biết bụng xẹp”. Đây là có ý khuyên thở bằng bụng, tránh động thần kinh giao cảm ở tim, khiến tâm thần dễ an hòa. Lối thở này ngăn ngừa những cảm kích mạnh phát sinh. Đứng về mặt sinh lý thì đây là chìa khóa đóng chặt cửa, không cho ô nhiễm xâm nhập vào tâm.
Trong hàng ức triệu sinh linh, chúng ta có may mắn được thân người, lại được nghe Phật Pháp. Phải cố gắng chuyên cần cầu giới định tuệ để hy vọng đạt đạo quả ngay kiếp sống này. Nếu lỡ dịp thì chúng ta vẫn y nhiên ở trong vòng quay tròn của triền miên sinh tử. Chúng ta thiết tha cần đổi cái xác già bệnh chết này lấy giới thân tuệ mạng. Nhất định như vậy! Con đường danh lợi của trần gian, không thể đưa đến chính kiến. Đệ tử Phật quyết tâm cầu học y ly để tiến tới Niết-bàn.
Trước hết phải xa lìa tuyệt đối những tư tưởng ái luyến quá khứ, xây dựng vị lai. Tin chắc kiếp sống nhân sinh hoàn toàn do nghiệp lực an bài, nên chỉ cần tiêu nghiệp là sẽ hưởng an vui. Khôn không ăn, dại không thiệt, chỉ chánh kiến mới giải thoát. Loại trừ hết so đo tính toán của ý thức, chỉ nhắm thẳng vào hiện tại. Đi đứng thì chú trọng vào oai nghi, ngồi nằm thì để tâm vào hơi thở. Lâu dần thô tưởng tiêu mòn, ngoại trần hết vương, thấy rõ vô thường vô ngã, đời sống chỉ xây dựng trên 2 hơi thở ra vào mong manh. Kinh dạy “Thở ra biết thở ra, thở vào biết thở vào”. Gần đây ở Miến Điện, thiền sư Mahasi dạy : “Bụng phồng biết bụng phồng, bụng xẹp biết bụng xẹp”. Đây là có ý khuyên thở bằng bụng, tránh động thần kinh giao cảm ở tim, khiến tâm thần dễ an hòa. Lối thở này ngăn ngừa những cảm kích mạnh phát sinh. Đứng về mặt sinh lý thì đây là chìa khóa đóng chặt cửa, không cho ô nhiễm xâm nhập vào tâm.
Trong hàng ức triệu sinh linh, chúng ta có may mắn được thân người, lại được nghe Phật Pháp. Phải cố gắng chuyên cần cầu giới định tuệ để hy vọng đạt đạo quả ngay kiếp sống này. Nếu lỡ dịp thì chúng ta vẫn y nhiên ở trong vòng quay tròn của triền miên sinh tử. Chúng ta thiết tha cần đổi cái xác già bệnh chết này lấy giới thân tuệ mạng. Nhất định như vậy! Con đường danh lợi của trần gian, không thể đưa đến chính kiến. Đệ tử Phật quyết tâm cầu học y ly để tiến tới Niết-bàn.
- 538
Viết bình luận