Lời thệ nguyện của Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara khi còn là một vị Bồ tát
Trong vô số kiếp trước, khi còn là một vị Bồ Tát, Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara đã phát nguyện rằng: khi Ngài trở thành Tara (Tara là thuật ngữ tiếng Phạn có nghĩa là giải thoát), thì bất cứ ai nghe thấy danh hiệu của Ngài hay chỉ cần nhớ đến Ngài, cầu nguyện lên Ngài, thực hành các pháp tu của Ngài đều được thoát khỏi mọi hiểm nguy và viên mãn tất cả các tâm nguyện thế gian và xuất thế gian. Bởi Ngài không thể chịu được cảnh vô số chúng sinh đang khổ đau vì không viên mãn tâm nguyện, cho dù các tâm nguyện đó thực ra đều chỉ là hư vọng thì đối với chúng sinh tại thế gian thì lại rất quan trọng. Khi bạn tỉnh giấc, những giấc mộng không còn ý nghĩa, nhưng khi bạn đang nằm mộng thì những gì bạn thấy trong mộng - những sợ hãi, nguy hiểm, lo lắng, vui, buồn… - đều có vẻ thực chắc. Vì vậy, khi tỉnh giấc bạn có thể thấy mình đang đầm đìa nước mắt hay đang vui cười. Như thế, chừng nào chúng sinh còn ở trong luân hồi thì chư Phật cũng cần viên mãn các tâm nguyện thế gian của chúng sinh. Vì thế, tâm nguyện và những lời cầu nguyện của chúng ta đều có sự hồi hướng cho tâm nguyện đó.
Sau khi Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara đạt được giác ngộ, pháp tu Tara đã trở thành pháp thực hành căn bản của tất cả các bậc Thầy và Phật Mẫu Tara được gọi là công hạnh Phật. Trong Kim Cương Thừa và trong Đại thừa, không có bậc Thầy nào không thực hành pháp tu Tara. Một số bậc Thầy thực hành rõ ràng, một số thực hành bí mật. Đối với các bậc Thầy thì công hạnh Phật Pháp cần tăng trưởng còn đối với những người tại gia thì hoạt động của họ cũng cần thịnh vượng, thế nên mọi người đều cần thực hành pháp tu Tara.
Có vô số câu chuyện kể về việc bằng cách cầu nguyện lên Phật Mẫu Tara, mọi người đã được cứu thoát khỏi chiến tranh, ngục tù, sa mạc và rất nhiều hiểm nguy khác. Pháp thực hành đầy năng lực này không bắt nguồn từ khu vực Himalaya, Tây Tạng hay Bhutan, mà bắt nguồn từ chính Ấn Độ. Đây là một pháp thực hành đã có hơn 2.000 năm tuổi. Ở Đại học Nalanda, và một số tự viện cổ như Ajanta, chúng ta có thể thấy tranh vẽ Phật Mẫu Tara. Và tại các tự viện cổ đã tồn tại cả nghìn năm, chư tăng ni cũng thực hành pháp tu Tara. Có rất nhiều câu chuyện kể về một số hành giả được hạnh ngộ Phật Mẫu Tara hoặc được đón nhận giáo pháp trực tiếp từ Ngài.
Ví dụ ở Đại học Nalanda tương truyền trước đây có một bức tượng Tara biết nói. Sở dĩ có bức tượng này là do có một người ngoại đạo thường bài bác Phật Pháp và việc thực hành Phật Pháp. Một lần anh ta đang ở ngoài khơi thì suýt bị chết đuối do đắm tàu. Đột nhiên anh ta nhớ đến Phật Mẫu Tara. Và Đức Tara nói: “Thường thì con không nhớ đến ta. Khi cần đến ta thì mọi người đều nhớ đến ta”. Đức Tara đã tới và cứu mạng người đó. Khi người đó tới bờ, Đức Tara hóa thành một bức tượng và được lưu giữ ở Đại học Nalanda.
Còn vô số câu chuyện cảm ứng cầu nguyện lên Đức Tara, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn trong các bài tiếp theo.
Các bậc Thầy giác ngộ đã dạy: Chúng ta nên tu trì pháp tu Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara miên mật để vượt qua những chướng ngại, bệnh tật, nghèo đói, những nỗi sợ hãi thế gian; đồng thời để khơi dậy tình yêu thương và lòng từ bi trong bạn.
Tài liệu và hướng dẫn tu tập pháp tu Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara tại đây: http://daibaothapmandalataythien.org/quanam
- 652
Viết bình luận