Quả báo nhãn tiền đối với người ưa thích câu cá
Câu cá là một hoạt động cực kỳ tàn nhẫn. Hãy thử nghĩ xem, nếu như đem móc câu sắc bén đó, đâm vào môi, vào lưỡi của mình, thì sẽ thấy đau đớn thấu tận tâm can.
Báo ứng chỉ là sớm hay muộn. Đủ duyên quả sẽ nở bất kỳ lúc nào. Chúng ta có biết hay không - cũng không thể trốn tránh nhân quả được. Các bậc Thầy dạy rằng ở mức độ nhất định chúng ta có thể nhìn thấy sự vận hành của nghiệp trong đời sống.
Tại sao phải tin vào Nghiệp?
Nghiệp thể hiện sự công bằng tuyệt đối vì người ta sẽ nhận được kết quả của những hành động do họ làm. Ví dụ trồng cây ớt sẽ thu hoạch trái ớt, trồng cây cam sẽ thu hoạch trái cam. Tuyệt đối không bao giờ trồng cây ớt lại thu hoạch trái cam. Ngành vật lý cũng có nói tới quan hệ nhân quả trực tiếp giữa hành động và phản lực.
Tin sâu vào sự vận hành của Nghiệp là chìa khóa nền tảng để chúng ta có thể tạo cho mình một đời sống bình an, hạnh phúc. Trái lại đối với những người không tin, không hiểu quy luật vận hành của nghiệp, thì hậu quả từ những việc làm bất thiện, tiêu cực mà bản thân phải gánh nhận là khôn lường.
Câu cá là một hoạt động cực kỳ tàn nhẫn. Hãy thử nghĩ xem, nếu như đem móc câu sắc bén đó, đâm vào môi, vào lưỡi của mình, thì sẽ thấy đau đớn đến thấu tâm can.
Nhưng nhiều người lại lấy việc câu cá làm thú vui, thậm chí còn thành lập Câu Lạc Bộ câu cá nữa. Cái lý luận “câu cá có thể đào luyện tính tình” là hoang đường, đây là lời của kẻ chẳng có chút lòng trắc ẩn.
Hội viên Dương Trọng là cao thủ câu cá, từng tham gia các hội thi, liên tục hai lần đều giật giải quán quân. Dương Trọng ngoài thú ưa câu cá ra, còn ưa đi xe đạp điện. Hàng ngày, cứ chạng vạng tối là ông chở vợ ra ven đô hóng gió.
Tối đó khoảng 11 giờ đêm, ông dự lễ tang người bạn thân xong thì lái xe về nhà. Con đường quen thuộc đến nỗi cho dù nhắm mắt ông cũng có thể lái rành rọt. Nhưng thật là kỳ quái, chiếc xe hơi đang chạy bon bon thì bỗng nhiên ông thấy trước mặt xuất hiện một con sông lớn (trước đây chưa nhìn thấy qua). Để tránh rơi xuống sông (vì ông đang lái xe tốc độ 120km/giờ) nên ông vội vàng bẻ lái đạp thắng gấp. Chỉ nghe “Rầm” một tiếng thật to, xe ông tông thẳng vào cột điện ven đường. Đến lúc ông tỉnh dậy thì đã thấy mình nằm trong bệnh viện.
Ai cũng nghĩ ông Trọng lái xe tốc độ cao thành ra bị tai nạn. Tuy điều này xảy ra ngoài ý muốn, nhưng chưa đủ kỳ quái. Kỳ quái nhất là vết thương trên thân thể ông rất mau chóng lành, duy chỉ có môi và vòm miệng là thương tích nghiêm trọng. Cả hàm răng rụng hết, chẳng ăn gì được…
Hơn một tháng ròng, ông Trọng chỉ có thể dùng ống dẫn bơm thức ăn lỏng vào cổ họng. Lạ hơn nữa là vết tét phía trên lẫn dưới của khóe môi, bác sĩ đã khâu 7 lần rồi mà vẫn không khép lại được. Vì hễ khâu xong, đến lúc cắt chỉ thì hai khóe mép ông lại lở loét sưng phù. Cuối cùng, bác sĩ phải dùng chỉ tối tân tẩm hóa chất để may cho kín.
Một tuần sau, chỉ tự tan rồi, nhưng môi ông vẫn lở loét, hai khóe cứ ngoác rộng ra như hàm cá. Bác sĩ điều trị đành bó tay. Ngót mấy tháng ông bị đau đớn giày vò, thống khổ bất tận, mồm cứ lở loét, hả rộng y hệt mồm cá lúc bị móc câu làm tổn thương gây lở vậy.
Hôm nọ, vợ ông như thường lệ đến thăm, vô tình buột miệng nói: “Chao ôi! Mồm ông ngoác to như thế kia, giống hệt mồm con cá bị mắc câu!”. Mấy lời này đánh động đến lương tâm ông Trọng như một lời cảnh tỉnh. Nó khiến ông nhớ lại mỗi lần mình câu cá, đều kéo rách miệng cá, làm nó lở loét cả vòm miệng. Bấy giờ ông mới thật sự đồng cảm sâu sắc với nỗi đau của những con cá.
Thế là ông cùng vợ vội mang đèn hương đi đến chùa, đối trước Phật, ông chí thành lễ bái sám hối và phát thệ nguyện từ nay về sau không bao giờ câu cá nữa. Điều nhiệm màu là, kể từ sau hôm sám hối tại chùa, môi ông dần dần lành lại, không còn sưng lở nữa. Chỉ một tuần sau thì ông xuất viện.
Sau đó, ông đã kể câu chuyện của mình cho các bạn hội viên nghe những gì ông đã trải qua và khuyên họ từ bỏ, không nên câu cá nữa. Từ đó hội viên Câu Lạc Bộ Câu Cá giải nghệ rất nhiều và không bao lâu sau Câu Lạc Bộ giải tán.
Do vậy xét từ góc độ nghiệp và nhân quả báo ứng, bất cứ điều gì xảy đến với chúng ta trong hiện đời, đều là quả do nhân gieo từ các đời trước, hoặc do nghiệp tạo ra trong đời này. Vì thế chúng ta hoàn toàn chịu trách nhiệm về hiện tại và tương lai của mình. Đây là kiến thức đầu tiên và sơ lược về quy luật nhân quả mà ai cũng cần phải biết.
(Phổ Hiền tổng hợp)
Tham khảo thêm
Sám hối tịnh hóa nghiệp chướng
- 6368
Viết bình luận