Giáo pháp
Được viết: 12-20-2017
Phần lớn những hành động mà chúng ta đã tạo từ vô thuỷ kiếp đều là hành động tiêu cực. Có thể những hành động này không tiêu cực theo quan niệm thế gian thông thường nhưng theo nghĩa khiến chúng ta bị mắc kẹt trong vòng luân hồi tái sinh. Bất cứ lúc nào, những hành động bất thiện này đều có thể kéo chúng ta xuống vực thẳm của những cõi thấp và...
Được viết: 12-19-2017
Kinh Đại Thừa Địa Tạng Thập Luân nói rằng, theo giáo lý của Đức Phật, có hai kiểu người không làm ác: kiểu đầu tiên là những người không bao giờ làm những ác hạnh, họ được gọi là những vị thiết lập ngọn cờ Phật giáo; kiểu thứ hai là những người sau khi phạm phải hành vi sai lầm, đã sám hối và tịnh hóa ác hạnh với sự hối hận, họ được gọi là những...
Được viết: 12-18-2017
Trong đạo Phật, nếu biết được căn nguyên của từng căn bệnh, hiểu được phương pháp đối trị, chúng ta không cần phải tốn nhiều tiền oan uổng, tốn thời gian vô ích, trái lại còn có thể trị được tận gốc rễ của bệnh.
Quy nạp nguyên nhân của bệnh chỉ có ba loại:
1. Loại thứ nhất là bệnh sinh lý do đi đứng ăn uống không điều độ. Người xưa thường nói...
Được viết: 12-16-2017
Tương lai là những điều hình thành nên từ quá khứ, do hành động của chính bản thân mỗi con người tự tạo ra. Nhìn chung, bất kỳ hành động nào cũng đều đem lại bốn loại quả báo (tuy chúng không nhất thiết phải xảy ra cùng một lúc). Hiểu về những điều này sẽ giúp bạn luôn tỉnh thức để tránh những hành động tiêu cực dù nhỏ nhất như lời nói dối vô hại...
Được viết: 12-15-2017
Chúng ta cần hiểu và hoan hỷ khi biết rằng những lỗi lầm, ác nghiệp, bất thiện pháp, v.v…, bất cứ những gì bạn đã phạm phải và tích lũy từ vô thủy kiếp đều có thể được tịnh hóa. Bởi may mắn thay, chúng không tồn tại vĩnh viễn. Điều này vô cùng tích cực, lạc quan và may mắn không chỉ cho bản thân mà còn cho tất cả mọi người. Cho dù nghiệp của họ có...
Được viết: 12-12-2017
Giới luật giúp chúng ta rèn luyện thân, khẩu, ý; mỗi hành động, lời nói, suy nghĩ của chúng ta cần phải được kiểm soát, dẫn dắt để chúng không tạo nên nghiệp bất thiện. Các nghiệp bất thiện không có cơ hội phát khởi thì sẽ không có quả báo đọa lạc. Đặc biệt trong Kim Cương thừa, việc trì giữ Giới luật hay Tam...
Được viết: 12-11-2017
“Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá Vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ kheo rằng:
- Tùy theo nghiệp được tạo tác của mỗi người mà thọ lấy quả báo của nó; như vậy, không có sự thực hành phạm hạnh, không thể diệt tận khổ.
Vì sao như vậy? Giả sử có người tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ quả khổ là...
Được viết: 12-08-2017
Lòng tham là sự ham muốn những thứ thuộc về người khác. Một người có thể nhìn thấy người khác có tiền tài, của cải hay những tính cách đáng ngưỡng mộ và khởi tâm tham ái: “Tôi muốn có thứ này. Những thứ này đáng lẽ phải là của tôi”. Tâm tham lam thường bám chấp rất mạnh mẽ vào cả người lẫn vật. Vì tham lam mà chúng ta luôn mong muốn có nhiều hơn,...
Được viết: 12-07-2017
Chúng ta cần hiểu rõ tất cả chúng sinh đều có oán thù với nhau. Bởi không có oán thù thì không có ác đạo. Nay ác đạo không dứt, ba đường còn mãi, nên oán thù không bao giờ cùng tận. Kinh dạy rằng: “Hết thảy chúng sinh đều có tâm. Vì có tâm nên đều được làm Phật”. Nhưng chúng sinh tâm tưởng điên đảo, tham đắm thế gian, không biết lối ra, cứ vun...
Được viết: 12-06-2017
Chúng sinh vì nghiệp cấu nặng nề nên không một ai tránh khỏi tội lỗi. Những kẻ phàm phu bị màn vô minh che lấp, gần gũi bạn ác, phiền não loạn tâm, không hiểu biết, nên cứ buông lòng tự thị, không tin tưởng mười phương chư Phật, không tin tôn Pháp, cùng các bậc thánh Tăng, bất hiếu cha mẹ, không kính nhường bà con. Tuổi trẻ phóng túng, kiêu căng...
Trang
- «
- ‹ trang trước
- …
- 66
- 67
- 68
- 69
- …
- trang sau ›
- »