Miền hội tụ của sắc màu linh thiêng
19/02/2017 - 07:54
Lượt xem: 1970
Trong thế giới chúng ta đang sống, yếu tố màu sắc luôn được xem là nhịp cầu kết nối mật thiết giữa con người với đồng loại, với vũ trụ thiên nhiên và tự tính tâm nơi chính mình. Mỗi màu sắc có một hiệu ứng, mang tới một cảm xúc, ý nghĩa và một ký ức riêng biệt nơi tâm thức người xem. Bởi tính chất này mà việc tìm hiểu đặc tính của màu sắc đã luôn thu hút con người và hiệu ứng màu sắc đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như kiến trúc, hội họa, quảng cáo, y tế, tâm lý, giáo dục…
(Bên ngoài Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên)
(Mái vòm bên trong lòng Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên)
Ngoài ra, màu sắc cũng mang ý nghĩa tượng trưng, ví dụ như hầu hết các tôn giáo đều coi màu trắng là biểu tượng của hòa bình, người Do Thái lại quan niệm màu vàng, còn theo đạo Hindu thì màu xanh lục mới đem lại điềm cát tường và may mắn. Sâu xa hơn là ý nghĩa khoa học hướng nội của màu sắc, chẳng hạn như tổ hợp ngũ sắc trong Phật giáo nêu biểu cho giáo pháp giác ngộ của chư Phật và đồng thời cũng có những lớp tầng ý nghĩa liên quan đến vũ trụ học, chiêm tinh học và khoa học Giác ngộ.
Đến với quần thể Tây Thiên, đặc biệt chùa Mandala Tây Thiên, chúng ta như đi vào cảnh giới Mandala hội tụ của đủ sắc màu, từ những lá cờ cầu nguyện màu đỏ, trắng, vàng, xanh dương, xanh lục tung bay phấp phới chùm lên tòa Đại Bảo tháp, hệ thống bích họa, cột rồng sắc đỏ xanh tươi mới với nét tạo hình tinh xảo, mạnh mẽ.
(Các cột trụ trong lòng Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên)
(Màu sắc lễ hội tại Bảo tháp Mandala Tây Thiên)
(Màu sắc lễ hội tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên)
Lễ hội Tây Thiên là không gian khoe sắc của vũ điệu Kim Cương thừa với những mảng màu Ngũ trí, các vũ công chuyển bước trong trang phục gấm vóc, lụa là với trang sức, mũ miện chói lòa giữa, dàn pháp khí ngời ánh bạc… Cho đến các công trình kiến trúc nghệ thuật của chùa chiền, thảo am, tự viện, miếu đền, bảo tháp, tượng pháp, tất cả đều được tô điểm thật rực rỡ, sống động. Tất cả như giục giã thế giới tâm linh bên trong mỗi người thức dậy cùng hòa vào thế giới kỳ tú bên ngoài của đất trời, núi rừng, cỏ hoa, suối thác… đang tưng bừng chuyển sắc sang mùa, để lại những trải nghiệm an bình hỷ lạc!
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thế giới màu sắc trên ba phương diện: vũ trụ học, chiêm tinh học và Phật pháp.
Màu sắc và Vũ trụ học
Theo quan kiến Phật giáo, vũ trụ hay vạn pháp khởi nguồn từ Không đại và bốn yếu tố căn bản Đất, Nước, Gió, Lửa gọi là Tứ đại. Trong mối tương quan của các Đại thì Không đại đứng trước Tứ đại. Sự tan chảy của Tứ đại xảy ra trong Không đại tạo nên sắc (tức thân thể). Các vấn đề sức khỏe của con người được giải thích là do Ngũ đại mất cân bằng và mục đích của y học cổ truyền Kim Cương thừa là điều chế các phương thuốc chữa bệnh nhằm lấy lại sự mất cân bằng này. Để đơn giản hóa cách hiểu về Ngũ đại, màu sắc được chia ra làm năm màu: màu đỏ chỉ cho Lửa, màu xanh lục chỉ cho Gió, màu trắng chỉ cho Nước, màu vàng chỉ cho Đất, và màu xanh dương là Không đại. Như vậy, tất cả sự sống hay sự tiến hóa của vạn vật đều xuất phát từ sự tan chảy và hòa hợp của năm đại và màu sắc ở đây mang tính chất biểu trưng cho các Đại.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thế giới màu sắc trên ba phương diện: vũ trụ học, chiêm tinh học và Phật pháp.
Màu sắc và Vũ trụ học
Theo quan kiến Phật giáo, vũ trụ hay vạn pháp khởi nguồn từ Không đại và bốn yếu tố căn bản Đất, Nước, Gió, Lửa gọi là Tứ đại. Trong mối tương quan của các Đại thì Không đại đứng trước Tứ đại. Sự tan chảy của Tứ đại xảy ra trong Không đại tạo nên sắc (tức thân thể). Các vấn đề sức khỏe của con người được giải thích là do Ngũ đại mất cân bằng và mục đích của y học cổ truyền Kim Cương thừa là điều chế các phương thuốc chữa bệnh nhằm lấy lại sự mất cân bằng này. Để đơn giản hóa cách hiểu về Ngũ đại, màu sắc được chia ra làm năm màu: màu đỏ chỉ cho Lửa, màu xanh lục chỉ cho Gió, màu trắng chỉ cho Nước, màu vàng chỉ cho Đất, và màu xanh dương là Không đại. Như vậy, tất cả sự sống hay sự tiến hóa của vạn vật đều xuất phát từ sự tan chảy và hòa hợp của năm đại và màu sắc ở đây mang tính chất biểu trưng cho các Đại.
(Vũ điệu Ngũ trí Phật được các sư Ni chùa Tây Thiên biểu diễn)
Màu sắc trong Chiêm tinh học
Ấn tượng đầu tiên khi chúng ta đến Bảo tháp Tây Thiên là nhìn thấy những dải cờ ngũ sắc tung bay phấp phới chạy dọc từ trên đỉnh đến chân Bảo tháp. Màu sắc được sử dụng trong lá cờ theo theo các nguyên tắc phương vị trong Chiêm tinh học nhằm tạo nên sự hài hòa cân bằng để vạn vật được xếp đặt tại đúng những vị trí thích hợp. Màu sắc theo các phương gắn với năm yếu tố căn bản hay còn gọi là Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Theo đó, màu đỏ ứng với mệnh Hỏa, màu xanh dương ứng với mệnh Thủy, màu vàng hoặc đen là Thổ, trắng hoặc bạc là Kim, xanh lục là Mộc. Dựa trên lý thuyết về Ngũ hành thì mỗi một hànhquyết định tính cách, cá tính của mỗi người.
Ấn tượng đầu tiên khi chúng ta đến Bảo tháp Tây Thiên là nhìn thấy những dải cờ ngũ sắc tung bay phấp phới chạy dọc từ trên đỉnh đến chân Bảo tháp. Màu sắc được sử dụng trong lá cờ theo theo các nguyên tắc phương vị trong Chiêm tinh học nhằm tạo nên sự hài hòa cân bằng để vạn vật được xếp đặt tại đúng những vị trí thích hợp. Màu sắc theo các phương gắn với năm yếu tố căn bản hay còn gọi là Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Theo đó, màu đỏ ứng với mệnh Hỏa, màu xanh dương ứng với mệnh Thủy, màu vàng hoặc đen là Thổ, trắng hoặc bạc là Kim, xanh lục là Mộc. Dựa trên lý thuyết về Ngũ hành thì mỗi một hànhquyết định tính cách, cá tính của mỗi người.
(Cờ Lungta tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên)
Điều này cũng giống như tác động của A.D.N. đối với tính cách đặc điểm của mỗi người và để biết ai đó thuộc hành gì chúng ta cần phải biết ngày sinh của họ. Người mệnh Hỏa được cho là nhiệt huyết say mê, dễ dàng thích ứng với sự thay đổi nhưng cũng bao hàm khía cạnh tiêu cực là hấp tấp vội vàng, thiếu kiên nhẫn. Người mệnh Thủy thì tính tình điềm đạm, trầm tư và ngoại giao khéo léo, song cũng có khía cạnh tiêu cực là tính xảo trá, mưu mẹo. Người mệnh Thổ thì tốt bụng và hào phóng nhưng lại có xu hướng dễ kiêu mạn, tự hào. Người mệnh Kim thì quyết đoán và can đảm, không sợ hãi nhưng lại ích kỷ. Người mệnh Mộc được cho là hay giúp đỡ người, trung thành và đáng tin cậy, nhưng lại có xu hướng lười biếng và si mê. Những tính cách cả tốt và xấu này có thể liệt kê nhiều đến vô tận.
Thông thường, ai trong chúng ta cũng muốn phát huy những phẩm chất và khuynh hướng tích cực của mình. Để làm được điều này, chúng ta cần trưởng dưỡng năng lực của lungta có nghĩa là khí lực may mắn. Ở khía cạnh bên ngoài, Lungta chính là cờ cầu nguyện hình chữ nhật bằng vải cotton có in hình ngựa báu của Đức Phật Bảo Sinh cõng bảo châu, hình chân ngôn và các biểu tượng cát tường cùng với sợi dây ngũ sắc có sức lan tỏa sự gia trì bay theo hướng của các ngọn gió. Sự cầu nguyện tiện ích nhất là treo cờ cầu nguyện lungta. Ở khía cạnh bên trong, theo quan kiến Kim Cương thừa, ý thức hay năng lực tâm phụ thuộc vào luồng khí lực bí mật bên trong cơ thể. Đây là Lungta hay ngựa gió bên trong mỗi người. Ngựa gió này mạnh hay yếu quyết định yếu tố chi phối thân tâm bạn là tích cực hay tiêu cực. Khí lực may mắn hay lungtacủa mỗi người như thế có liên quan trực tiếp đến mệnh của họ.
Như trên đã nói, vì màu sắc có liên hệ đến mệnh nên trong truyền thống văn hóa Kim Cương thừa, việc chọn màu sắc là điều tối quan trọng. Nhiều người trong xã hội ngày nay không mấy bận tâm đến yếu tố này, song thực tế từ cách chọn màu quần áo, trang trí nhà cửa… đều cần tuân theo quy luật màu sắc của các Phật Bản tôn Kim Cương thừa. Cờ Lungta rất được coi trọng trong các dịp lễ trọng đại bởi những lá cờ cầu nguyện này mang lại may mắn cát tường. Trong những ngày lễ đó, những chiếc khăn chúc phúc được sắp xếp đủ năm màu sắc để tượng trưng cho sự hòa hợp của ngũ hành. Người ta tin rằng những trở lực xấu của các hành sẽ được dung hòa trong những dịp lễ cầu nguyện như vậy!
Màu sắc trong Đạo Phật
Những màu sắc được dùng trong các bức họa và tượng pháp chứa đựng tinh yếu của giáo lý Đạo Phật và mang giá trị biểu tượng cao. Trong số này, chúng ta có thể thấy giáo pháp Ngũ Bộ Phật là chủ đề lý thú và cũng rất cơ bản. Giáo pháp này được thể hiện thông qua năm màu sắc, theo đó năm Đức Phật Thiền na ứng với năm sắc đỏ, xanh dương, trắng, vàng và xanh lục. Màu sắc được gắn với năm loại trí tuệ đối ứng với Ngũ độc là những xúc tình phiền não: tham, sân, si, kiêu mạn, tật đố. Bởi các xúc tình này đi chệch hướng nên được ví như năm loại độc tố, do đó chúng ta cần tới năm loại trí tuệ để chuyển hóa những độc tố này.
Như trên đã nói, vì màu sắc có liên hệ đến mệnh nên trong truyền thống văn hóa Kim Cương thừa, việc chọn màu sắc là điều tối quan trọng. Nhiều người trong xã hội ngày nay không mấy bận tâm đến yếu tố này, song thực tế từ cách chọn màu quần áo, trang trí nhà cửa… đều cần tuân theo quy luật màu sắc của các Phật Bản tôn Kim Cương thừa. Cờ Lungta rất được coi trọng trong các dịp lễ trọng đại bởi những lá cờ cầu nguyện này mang lại may mắn cát tường. Trong những ngày lễ đó, những chiếc khăn chúc phúc được sắp xếp đủ năm màu sắc để tượng trưng cho sự hòa hợp của ngũ hành. Người ta tin rằng những trở lực xấu của các hành sẽ được dung hòa trong những dịp lễ cầu nguyện như vậy!
Màu sắc trong Đạo Phật
Những màu sắc được dùng trong các bức họa và tượng pháp chứa đựng tinh yếu của giáo lý Đạo Phật và mang giá trị biểu tượng cao. Trong số này, chúng ta có thể thấy giáo pháp Ngũ Bộ Phật là chủ đề lý thú và cũng rất cơ bản. Giáo pháp này được thể hiện thông qua năm màu sắc, theo đó năm Đức Phật Thiền na ứng với năm sắc đỏ, xanh dương, trắng, vàng và xanh lục. Màu sắc được gắn với năm loại trí tuệ đối ứng với Ngũ độc là những xúc tình phiền não: tham, sân, si, kiêu mạn, tật đố. Bởi các xúc tình này đi chệch hướng nên được ví như năm loại độc tố, do đó chúng ta cần tới năm loại trí tuệ để chuyển hóa những độc tố này.
Chúng được thể hiện trong những bức họa dưới hình thức Ngũ Trí Phật. Đức Phật Amitabha (A Di Đà Phật) sắc đỏ tượng trưng cho giáo pháp chuyển hóa lòng tham dục. Đức Phật Aksobya (Bất Động Phật) sắc xanh dương tượng trưng cho giáo pháp chuyển hóa tâm sân giận. Đức Phật Vairocana (Đại Nhật Phật) sắc trắng nêu biểu cho năng lực chuyển hóa vô minh. Tương tự như vậy, Đức Ratnasambhava (Bảo Sinh Phật) sắc vàng tượng trưng cho chuyển hóa tâm kiêu mạn. Và Đức Amoghasiddhi (Bất Không Thành Tựu Phật) sắc xanh lục tượng trưng cho chuyển hóa tâm tật đố. Như thế, qua việc thiền quán về màu sắc, sắc tướng và phẩm hạnh của năm Đức Phật, chúng ta đồng thời chuyển hóa năm loại xúc tình phiền não: tham, sân, si, kiêu mạn, tật đố. Đối với những người bình thường, để có được hạnh phúc, họ cần chuyển hóa những phiền não này.
Còn đối với hành giả Phật giáo tìm cầu sự giác ngộ, những phiền não này là những vô minh ám chướng cần được tiêu trừ. Cách sử dụng màu sắc thiện xảo, khéo léo như thế đã trở thành pháp đối trị hữu hiệu vô minh và các xúc tình phiền não, giúp hành giả trưởng dưỡng trí tuệ và từ bi vì lợi ích bản thân cùng hết thảy hữu tình không phân biệt.
Drukpa Việt Nam
(Trích từ Tạp chí Tây Thiên - Miền đất Dakini Không Hành Mẫu)
- 1970
Viết bình luận