Tích lũy công đức tháng Saga Dawa: Vi nhiễu Bảo tháp
01/06/2022 - 19:14
Lượt xem: 7841
Bảo tháp là một trong biểu tượng giác ngộ linh thiêng mà chúng sinh có thể tích lũy công đức. Trong Kinh điển có dạy rằng thực hành vi nhiễu Bảo tháp đem lại những lợi ích như sau:
Nhờ công đức thực hành vi nhiễu Bảo tháp, hành giả sẽ không tái sinh vào ba ác đạo Địa ngục, Ngạ quỷ, và Súc sinh, không phải sinh lên cõi Trời trường thọ, nơi biên địa hạ tiện. Hành giả sinh lên cõi Trời hoặc cõi người với đầy đủ trí tuệ vào thời có Phật, thọ mạng lâu dài. Hành giả sẽ không bịquỷ thần, quỷ ăn thịt người và bất cứ loài ma quỷ khác làm tổn hại. Trong hàng trăm kiếp sinh làm người có đôi mắt sáng và không bị mắc bệnh viêm khớp. Nhờ năng lực vi nhiễu Bảo tháp giúp hành giả thành tựu năng lực toàn hảo và đức tính kiên tâm nhẫn nại. Nhờ sự tinh tiến không biếng trễ, hành giả sẽ tiến nhanh trên thực hành trưởng dưỡng đạo tâm. Nhờ vi nhiễu Bảo tháp, hành giả sẽ thành tựu lục thông (thần túc thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mệnh thông, lậu tận thông), và có thể thành một bậc A La Hán, Bậc giải thoát khỏi vô minh mê mờ và đạt được năng lực tâm linh vĩ đại. Cuối cùng, nhờ công đức thù thắng vi nhiễu Bảo tháp sẽ giúp hành giả thành tựu thân Kim sắc của vị Phật với đầy đủ 32 tướng tốt và 84 tùy hình hảo.
Nhờ công đức thực hành vi nhiễu Bảo tháp, hành giả sẽ không tái sinh vào ba ác đạo Địa ngục, Ngạ quỷ, và Súc sinh, không phải sinh lên cõi Trời trường thọ, nơi biên địa hạ tiện. Hành giả sinh lên cõi Trời hoặc cõi người với đầy đủ trí tuệ vào thời có Phật, thọ mạng lâu dài. Hành giả sẽ không bịquỷ thần, quỷ ăn thịt người và bất cứ loài ma quỷ khác làm tổn hại. Trong hàng trăm kiếp sinh làm người có đôi mắt sáng và không bị mắc bệnh viêm khớp. Nhờ năng lực vi nhiễu Bảo tháp giúp hành giả thành tựu năng lực toàn hảo và đức tính kiên tâm nhẫn nại. Nhờ sự tinh tiến không biếng trễ, hành giả sẽ tiến nhanh trên thực hành trưởng dưỡng đạo tâm. Nhờ vi nhiễu Bảo tháp, hành giả sẽ thành tựu lục thông (thần túc thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mệnh thông, lậu tận thông), và có thể thành một bậc A La Hán, Bậc giải thoát khỏi vô minh mê mờ và đạt được năng lực tâm linh vĩ đại. Cuối cùng, nhờ công đức thù thắng vi nhiễu Bảo tháp sẽ giúp hành giả thành tựu thân Kim sắc của vị Phật với đầy đủ 32 tướng tốt và 84 tùy hình hảo.
Lợi ích từ việc vi nhiễu Bảo tháp
Lợi ích vi nhiễu Bảo tháp đã được giảng rõ trong các Kinh điển:
Nếu một người thực hành vi nhiễu với tâm chí thành hướng đến Bảo tháp hoặc tôn tượng Phật, trong các kiếp tương lai, người đó sẽ khiến kẻ thù của mình phải kính nể và quy hàng. Người đó sẽ trưởng dưỡng các phẩm chất tốt đẹp, luôn được kính trọng và mang đến niềm an vui cho mọi người. Việc vi nhiễu Bảo tháp, dù ở khía cạnh tương đối hay giải thoát rốt ráo, mang lại công đức đều vô lượng không thể nghĩ bàn. Nhiễu tháp là phương pháp vô cùng thù thắng giúp chúng ta tịnh hóa mọi chướng ngại và không bị đọa vào ba đường ác.
Trong Kinh cũng giảng rằng:
Bất kỳ ai thực hành vi nhiễu hoặc lễ lạy trước Bảo tháp dù chỉ một lần, ác nghiệp sẽ được tịnh hóa, không bị tái sinh vào các tầng Địa ngục. Người đó sẽ được giải thoát khỏi luân hồi sinh tử và thành tựu giác ngộ tối thượng.
Chắc hẳn bạn có thể đã được nghe câu chuyện về Ngài Jinpa Pelgye. Jinpa Phelgye đã hơn tám mươi tuổi khi quyết định xuất gia trở thành tăng sĩ. Mặc dù gia đình đã chế nhạo, nhưng Ngài vẫn quyết định xin xuất gia trong một tự viện. Khi đến tự viện, vị Sư trụ trì không chấp nhận, Ngài Xá Lợi Phất nói với Jinpa rằng:
"Khi vào chùa sẽ phải học và ghi nhớ rất nhiều, mà ông thì già quá e khó làm nổi điều này. Hơn nữa, ông chưa đủ nhân duyên để trở thành một Tăng sĩ".
Jinpa Pelgye hết sức thất vọng và đau buồn. Rời khỏi tự viện, Ngài đi đến một khu vườn rộng và ngồi khóc, khóc mãi. Khi đó, bằng năng lực tâm giác ngộ, Đức Phật Thích Ca luôn quán chiếu nỗi đau khổ của chúng sinh trong luân hồi và biết được điều này. Ngài dùng năng lực thần thông lập tức thị hiện nơi khu vườn nơi Jinpa Pelgye đang ngồi đau khổ. Đức Phật hỏi ông lão già nua: “Này ông lão, có điều gì xảy đến với ông? Điều gì đã khiến ông đau khổ như vậy?” Jinpa Pelgye kể lại với Đức Phật mọi chuyện. Đức Phật liền nói “Không giống như Ngài Xá Lợi Phất, ta đã thành tựu giác ngộ tối thượng, đã đạt được viên mãn công đức của phương tiện và trí tuệ. Ta thấy rõ rằng ông đã đầy đủ nhân duyên để xuất gia”.
Sau đó, Jinpa Pelgye dưới kèm cặp và dạy đỗ của Ngài Mục Kiền Liên, một trong đại đệ tử và là vị đệ tử thần thông đệ nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nhưng một lần nữa, các tăng sinh trẻ tuổi trong tự viện lại tiếp tục giễu cợt Jinpa. Jinpa Pelgye đã hoàn toàn chán nản, tuyệt vọng. Một ngày nọ, Ngài lén rời tự viện mà không xin phép thầy mình, định sẽ nhảy xuống sông tự vẫn tử. Ngài tha thiết cầu nguyện: "Vì đời này con không thể vào chùa xuất gia, nguyện đời sau có thể vào chùa xuất gia tu học từ bé," nói rồi nhảy xuống sông.
Với năng lực thần thông siêu việt, Đức Mục Kiền Liên quán chiếu thấy vị Tăng già đã bỏ đi và nhảy xuống sông tự vẫn, ngay lập tức Ngài xuất hiện bên bờ sông và kéo ông lão lên khỏi mặt nước. Ông già vô cùng ngạc nhiên và xấu hổ, tới mức không nói nên lời một hồi lâu. Sau đó Jinpa Pelgye giải thích tất cả với thầy mình. Ngài Mục Kiền Liên nói rằng những hành động như vậy là do Jinpa chưa biết xả ly luân hồi.
Đức Mục Kiền Liên bảo Jinpa Pelgye nắm lấy áo cà sa của mình. Họ cùng nhau bay lên và vượt qua một đại dương, nơi có một núi xương khổng lồ. Họ hạ cánh xuống ngọn núi này, và vị Tăng sĩ già hỏi: "Thưa Ngài, đây là gì vậy?" Đức Mục Kiền Liên trả lời: "Đây là xương của một trong những loài động vật lớn nhất sống nơi đại dương này, và đó cũng chính là kiếp trước của ông đó." Nghe thấy vậy, hốt nhiên tóc Jinpa Pelgye dựng đứng, và ngay lúc đấy,vị Tăng sĩ già liền phát tâm mạnh mẽ từ bỏ luân hồi. Và mặc dù chỉ bắt đầu thực hành Phật pháp khi đã ngoài tám mươi tuổi, Ngài đã thành tựu quả vị A La Hán ngay trong kiếp đó.
Một Bảo tháp chứa đựng bốn chân ngôn có năng lực mạnh mẽ được gọi là "xá lợi Pháp thân" là một Bảo tháp vô cùng linh thiêng, đem lại năng lực thù thắng bất khả tư nghì. Khi làn gió thổi qua Bảo tháp và sau đó thổi đến các loài vật hoặc con người cũng sẽ giúp chúng sinh đó tịnh hóa các nghiệp xấu phải đọa vào ba đường ác. Nếu bụi từ một Bảo tháp rơi xuống chạm vào vật gì, vật đó cũng sẽ được tịnh hóa. Vi nhiễu Bảo tháp cùng các biểu tượng giác ngộ linh thiêng, triêu bái các thánh tích sẽ giúp hành giả tịnh hóa những lỗi bể giới nguyện Ba la đề mộc xoa, giải thoát khỏi năm ác nghiệp vô gián, giải thoát hết thảy mọi ác nghiệp khiến bị đọa địa ngục.
Năng lực thực hành vi nhiễu
Vi nhiễu Bảo tháp là pháp thực hành có năng lực vô cùng mạnh mẽ. Điều căn bản của phương pháp thực hành này là bạn cần vi nhiễu Bảo tháp với tâm chí thành mạnh mẽ và chú tâm không sao lãng. Vì chúng ta cần tích lũy vô lượng công đức để có thể phát triển trí tuệ và đạt giác ngộ một cách nhanh chóng, chúng ta nên nỗ lực thực hành vi nhiễu Bảo tháp một cách hoàn hảo nhất có thể. Bạn nên thực hiện bằng cả ba nghiệp thân khẩu ý thanh tịnh. Nếu tâm của bạn bị xao lãng hay bạn nói chuyện phiếm trong khi đi nhiễu tháp, thì việc thực hành đó sẽ không mang lại nhiều lợi lạc.
Khi thực hành vi nhiễu Bảo tháp với ý thanh tịnh, bạn cần phát khởi tâm chí thành tư duy quán chiếu liên tục về những phẩm chất giác ngộ của bậc Thượng sư – Đức Phật tôn quý. Với khẩu thanh tịnh, bạn cần trì tụng chân ngôn, tán thán và cầu nguyện miên mật. Trong ba nghiệp thân khẩu ý, quan trọng nhất là thực hành vi nhiễu Bảo tháp với động cơ tâm chí thành thanh tịnh. Khi thực hành lễ lạy cũng như vậy.
Ở Ấn Độ có một số Đại thành tựu giả đã đạt được giác ngộ thông qua pháp thực hành nhiễu tháp. Như các bậc Thượng sư Atisha và Geshe Kadampa đã thực hành vi nhiễu vô số Bảo tháp. Một lần khi Đức Atisha đang nhiễu tháp, Dromtonpa đã hỏi Ngài: "Thưa Ngài, tại sao Ngài không nghỉ ngơi một chút? Tại sao không thực hành tích lũy công đức bằng cách ngồi thiền? Tại sao Ngài lại thực hành một pháp bình thường là đi nhiễu tháp như vây?". Thượng sư Atisha trả lời:" Ông không hiểu rồi. Pháp thực hành nhiễu tháp bao hàm cả ba hành động của thân, khẩu và ý. Nếu ông chỉ ngồi thiền định, ông chỉ đang thực hành về tâm, không thực hành được hạnh lành về thân và khẩu. Xét về khả năng tích lũy công đức, không có công đức nào lớn hơn công đức của thực hành vi nhiễu Bảo tháp”.
Động cơ thực hành vi nhiễu
Trước khi thực hành vi nhiễu Bảo tháp, bạn hãy phát khởi Bồ đề tâm mạnh mẽ. Hãy nhớ tới đau khổ của khắp chúng sinh trong sáu cõi luân hồi, và cảm nhận rằng bạn có trách nhiệm giải thoát họ khỏi mọi khổ đau, hãy cầu nguyện rằng: “Con nguyện thành tựu giác ngộ vì lợi ích của hết thảy chúng sinh mẹ, vì vậy con thực hành vi nhiễu Bảo tháp". Khi thực hành vi nhiễu Bảo tháp thông qua lễ lạy, hãy quán tưởng rằng bạn đang hiện vô số thân, hoặc thân người trong các kiếp quá khứ, hay sắc thân một vị Phật Bản tôn. Bạn cũng có thể quán tưởng rằng mình đang dẫn đầu vô lượng chúng sinh trong cõi luân hồi cùng thực hành vi nhiễu Bảo tháp.
Công đức của mỗi vòng vi nhiễu Bảo tháp, lễ lạy sẽ tăng trưởng gấp ngàn lần khi bạn vừa đi nhiễu vừa trì tụng chân ngôn.
Khi vi nhiễu Bảo tháp vòng đầu tiên, bạn cần phát tâm bồ đề hướng tới tất cả chúng sinh, đặt biệt là chúng sinh trong cõi Địa ngục: “Con nguyện thực hành nhiễu tháp vì lợi ích hết thảy chúng sinh, đặc biệt chúng sinh trong cõi Địa ngục”. Hồi hướng hết thảy công đức mà bạn tích lũy được tới các chúng sinh đang chịu cảnh tra tấn đau khổ nhất ở Địa ngục.
Hãy quán tưởng Bảo tháp mà bạn đang đi nhiễu trở thành tính không. Hãy nhớ rằng bản chất tuyệt đối của biểu tượng giác ngộ linh thiêng, một Bảo tháp cũng chính là tự tính tuyệt đối của hết thảy vạn pháp. Mặc dù bạn có thể không đến được Bảo tháp Lhasa, Dharamsala hoặc Nepal, hãy quán tưởng rằng bạn đang đi nhiễu quanh tất cả Bảo tháp của hết thảy mười phương. Quán tưởng như vậy, bạn sẽ nhận được lợi ích không thể nghĩ bàn nhờ thực hành nhiễu hết thảy mọi Bảo tháp.
Khi hoàn thành mỗi vòng vi nhiễu Bảo tháp, hãy quán tưởng rằng bạn đã tịnh hóa hết thảy mọi nghiệp bất thiện, mọi chướng ngại của bản thân và của vô lượng chúng sinh. Như trong pháp thực hành “cho và nhận” Tonglen, hãy hồi hướng mọi công đức bạn đã tích lũy được tới hết thảy mọi chúng sinh khác, đặc biệt là những chúng sinh ở cõi Địa ngục. Hãy hồi hướng tất cả công đức bạn tích lũy được, ngay cả quả vị giác ngộ, tới tất cả chúng sinh. Điều này chính là nhân giúp họ hướng tới con đường giải thoát và thành tựu giác ngộ.
Khi vi nhiễu Bảo tháp vòng thứ hai, bạn hãy nghĩ về những đau khổ của chúng sinh ở cõi ngạ quỷ, và hãy tâm niệm rằng bạn đang thực hành để hồi hướng cho họ. Bằng cách tu tập như vậy chính là đang rộng mở tâm Bồ đề vô ngã vị tha, là cách thực hành thanh tịnh không bị nhiễm ô bởi tâm chấp ngã vị kỷ.
Như đức Milarepa đã dạy rằng: "Khi bộ hành, tôi thiền định. Tôi đã được khai thị để thấy rằng mỗi lần bộ hành là một lần tôi thực hành vi nhiễu Bảo tháp". Nhìn chung, ngay cả khi đi bộ dọc theo một con đường hay đang lái xe, hãy tích lũy công đức, làm cho mọi việc làm của mình trở nên lợi ích bằng cách quán tưởng rằng bạn đang thực hành vi nhiễu Bảo tháp. Hãy nhớ rằng các Thượng sư, Tam Bảo, Tam Căn Bản luôn hiện diện ở khắp mười phương. Hoặc bạn cũng có thể quán tưởng mình đang đi nhiễu quanh toàn thế giới, nơi hiện diện hết thảy Bảo tháp, hết thảy chư Thượng sư, Tam bảo. Nếu bạn nghĩ theo cách này, mọi hành động việc làm của bạn đều là thực hành Phật pháp và bạn sẽ tích lũy vô lượng công đức không thể nghĩ bàn
Thiền định về tính không
Đôi khi, trong lúc thực hành vi nhiễu Bảo tháp, bạn có thể thiền định về tính không. Cũng giống như pháp thiền hành, bạn hãy ý thức về lý duyên khởi. Hãy hỏi chính mình "Tôi đang làm gì? - Tôi đang thực hành nhiễu tháp. Tại sao tôi nhiễu tháp? – Ngoại trừ việc xác thân vật lý này đang vi nhiễu Bảo tháp, còn lại, chẳng có lý do nào để có thể nói rằng tôi đang đi vi nhiễu Bảo tháp cả”. Đó là một cách lập luận rất trí tuệ, rất hữu ích. Khi bạn lập luận như vậy, bỗng nhiên sẽ có một sự thay đổi căn bản trong quan niệm về một cái "Tôi" độc lập, chắc chắn, kiên cố như bê tông. Bỗng nhiên, cái "Tôi" không quá chắc thật. Không hẳn là cái "Tôi" hoàn toàn không tồn tại, nhưng có một sự thay đổi lớn trong nhận thức của bạn. Hãy ghi nhớ rằng không có lý do nào để nói rằng bạn đang đi vi nhiễu ngoại trừ sự trải nghiệm về một tổ hợp các uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đang vi nhiễu. Trong tâm có một cảm nhận về cái "Tôi", nhưng cái "Tôi" này không thật, không tồn tại cố hữu, không có thực thể riêng. Hãy thực hành vi nhiễu Bảo tháp với nhận thức như vậy về lý duyên khởi. Hoặc, chọn một khía cạnh mà bạn cần trưởng dưỡng tâm, như thiền quán về tâm Bồ đề hay các chủ đề Phật pháp khác trong khi vi nhiễu.
Nếu một người thực hành vi nhiễu với tâm chí thành hướng đến Bảo tháp hoặc tôn tượng Phật, trong các kiếp tương lai, người đó sẽ khiến kẻ thù của mình phải kính nể và quy hàng. Người đó sẽ trưởng dưỡng các phẩm chất tốt đẹp, luôn được kính trọng và mang đến niềm an vui cho mọi người. Việc vi nhiễu Bảo tháp, dù ở khía cạnh tương đối hay giải thoát rốt ráo, mang lại công đức đều vô lượng không thể nghĩ bàn. Nhiễu tháp là phương pháp vô cùng thù thắng giúp chúng ta tịnh hóa mọi chướng ngại và không bị đọa vào ba đường ác.
Trong Kinh cũng giảng rằng:
Bất kỳ ai thực hành vi nhiễu hoặc lễ lạy trước Bảo tháp dù chỉ một lần, ác nghiệp sẽ được tịnh hóa, không bị tái sinh vào các tầng Địa ngục. Người đó sẽ được giải thoát khỏi luân hồi sinh tử và thành tựu giác ngộ tối thượng.
Chắc hẳn bạn có thể đã được nghe câu chuyện về Ngài Jinpa Pelgye. Jinpa Phelgye đã hơn tám mươi tuổi khi quyết định xuất gia trở thành tăng sĩ. Mặc dù gia đình đã chế nhạo, nhưng Ngài vẫn quyết định xin xuất gia trong một tự viện. Khi đến tự viện, vị Sư trụ trì không chấp nhận, Ngài Xá Lợi Phất nói với Jinpa rằng:
"Khi vào chùa sẽ phải học và ghi nhớ rất nhiều, mà ông thì già quá e khó làm nổi điều này. Hơn nữa, ông chưa đủ nhân duyên để trở thành một Tăng sĩ".
Jinpa Pelgye hết sức thất vọng và đau buồn. Rời khỏi tự viện, Ngài đi đến một khu vườn rộng và ngồi khóc, khóc mãi. Khi đó, bằng năng lực tâm giác ngộ, Đức Phật Thích Ca luôn quán chiếu nỗi đau khổ của chúng sinh trong luân hồi và biết được điều này. Ngài dùng năng lực thần thông lập tức thị hiện nơi khu vườn nơi Jinpa Pelgye đang ngồi đau khổ. Đức Phật hỏi ông lão già nua: “Này ông lão, có điều gì xảy đến với ông? Điều gì đã khiến ông đau khổ như vậy?” Jinpa Pelgye kể lại với Đức Phật mọi chuyện. Đức Phật liền nói “Không giống như Ngài Xá Lợi Phất, ta đã thành tựu giác ngộ tối thượng, đã đạt được viên mãn công đức của phương tiện và trí tuệ. Ta thấy rõ rằng ông đã đầy đủ nhân duyên để xuất gia”.
Sau đó, Jinpa Pelgye dưới kèm cặp và dạy đỗ của Ngài Mục Kiền Liên, một trong đại đệ tử và là vị đệ tử thần thông đệ nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nhưng một lần nữa, các tăng sinh trẻ tuổi trong tự viện lại tiếp tục giễu cợt Jinpa. Jinpa Pelgye đã hoàn toàn chán nản, tuyệt vọng. Một ngày nọ, Ngài lén rời tự viện mà không xin phép thầy mình, định sẽ nhảy xuống sông tự vẫn tử. Ngài tha thiết cầu nguyện: "Vì đời này con không thể vào chùa xuất gia, nguyện đời sau có thể vào chùa xuất gia tu học từ bé," nói rồi nhảy xuống sông.
Với năng lực thần thông siêu việt, Đức Mục Kiền Liên quán chiếu thấy vị Tăng già đã bỏ đi và nhảy xuống sông tự vẫn, ngay lập tức Ngài xuất hiện bên bờ sông và kéo ông lão lên khỏi mặt nước. Ông già vô cùng ngạc nhiên và xấu hổ, tới mức không nói nên lời một hồi lâu. Sau đó Jinpa Pelgye giải thích tất cả với thầy mình. Ngài Mục Kiền Liên nói rằng những hành động như vậy là do Jinpa chưa biết xả ly luân hồi.
Đức Mục Kiền Liên bảo Jinpa Pelgye nắm lấy áo cà sa của mình. Họ cùng nhau bay lên và vượt qua một đại dương, nơi có một núi xương khổng lồ. Họ hạ cánh xuống ngọn núi này, và vị Tăng sĩ già hỏi: "Thưa Ngài, đây là gì vậy?" Đức Mục Kiền Liên trả lời: "Đây là xương của một trong những loài động vật lớn nhất sống nơi đại dương này, và đó cũng chính là kiếp trước của ông đó." Nghe thấy vậy, hốt nhiên tóc Jinpa Pelgye dựng đứng, và ngay lúc đấy,vị Tăng sĩ già liền phát tâm mạnh mẽ từ bỏ luân hồi. Và mặc dù chỉ bắt đầu thực hành Phật pháp khi đã ngoài tám mươi tuổi, Ngài đã thành tựu quả vị A La Hán ngay trong kiếp đó.
Đức Phật giải thích rằng Jinpa Pelgye có đủ nhân duyên để xuất gia và thành tựu quả vị A la hán bởi trong một kiếp quá khứ rất lâu xa, Ngài đã từng là một con ruồi, vì bay lần theo mùi phân mà đã vô tình bay quanh một Bảo tháp, như thế vô tình chú ruồi cũng vi nhiễu Bảo tháp. Dù cho không hề có động cơ tâm linh nào, bất kỳ việc thực hành đi nhiễu xung quanh một biểu tượng giác ngộ linh thiêng và đầy năng lực thù thắng như Bảo tháp cũng trở thành một thiện hạnh, chính nhờ vì năng lực thù thắng của Bảo tháp, tâm giác ngộ của đức Phật. Vì vậy, bạn nên ghi nhớ rằng sức mạnh vĩ đại và siêu việt của Bảo tháp và Bảo tháp sẽ mang đến vô lượng lợi ích cho bạn.
Một Bảo tháp chứa đựng bốn chân ngôn có năng lực mạnh mẽ được gọi là "xá lợi Pháp thân" là một Bảo tháp vô cùng linh thiêng, đem lại năng lực thù thắng bất khả tư nghì. Khi làn gió thổi qua Bảo tháp và sau đó thổi đến các loài vật hoặc con người cũng sẽ giúp chúng sinh đó tịnh hóa các nghiệp xấu phải đọa vào ba đường ác. Nếu bụi từ một Bảo tháp rơi xuống chạm vào vật gì, vật đó cũng sẽ được tịnh hóa. Vi nhiễu Bảo tháp cùng các biểu tượng giác ngộ linh thiêng, triêu bái các thánh tích sẽ giúp hành giả tịnh hóa những lỗi bể giới nguyện Ba la đề mộc xoa, giải thoát khỏi năm ác nghiệp vô gián, giải thoát hết thảy mọi ác nghiệp khiến bị đọa địa ngục.
Năng lực thực hành vi nhiễu
Vi nhiễu Bảo tháp là pháp thực hành có năng lực vô cùng mạnh mẽ. Điều căn bản của phương pháp thực hành này là bạn cần vi nhiễu Bảo tháp với tâm chí thành mạnh mẽ và chú tâm không sao lãng. Vì chúng ta cần tích lũy vô lượng công đức để có thể phát triển trí tuệ và đạt giác ngộ một cách nhanh chóng, chúng ta nên nỗ lực thực hành vi nhiễu Bảo tháp một cách hoàn hảo nhất có thể. Bạn nên thực hiện bằng cả ba nghiệp thân khẩu ý thanh tịnh. Nếu tâm của bạn bị xao lãng hay bạn nói chuyện phiếm trong khi đi nhiễu tháp, thì việc thực hành đó sẽ không mang lại nhiều lợi lạc.
Khi thực hành vi nhiễu Bảo tháp với ý thanh tịnh, bạn cần phát khởi tâm chí thành tư duy quán chiếu liên tục về những phẩm chất giác ngộ của bậc Thượng sư – Đức Phật tôn quý. Với khẩu thanh tịnh, bạn cần trì tụng chân ngôn, tán thán và cầu nguyện miên mật. Trong ba nghiệp thân khẩu ý, quan trọng nhất là thực hành vi nhiễu Bảo tháp với động cơ tâm chí thành thanh tịnh. Khi thực hành lễ lạy cũng như vậy.
Ở Ấn Độ có một số Đại thành tựu giả đã đạt được giác ngộ thông qua pháp thực hành nhiễu tháp. Như các bậc Thượng sư Atisha và Geshe Kadampa đã thực hành vi nhiễu vô số Bảo tháp. Một lần khi Đức Atisha đang nhiễu tháp, Dromtonpa đã hỏi Ngài: "Thưa Ngài, tại sao Ngài không nghỉ ngơi một chút? Tại sao không thực hành tích lũy công đức bằng cách ngồi thiền? Tại sao Ngài lại thực hành một pháp bình thường là đi nhiễu tháp như vây?". Thượng sư Atisha trả lời:" Ông không hiểu rồi. Pháp thực hành nhiễu tháp bao hàm cả ba hành động của thân, khẩu và ý. Nếu ông chỉ ngồi thiền định, ông chỉ đang thực hành về tâm, không thực hành được hạnh lành về thân và khẩu. Xét về khả năng tích lũy công đức, không có công đức nào lớn hơn công đức của thực hành vi nhiễu Bảo tháp”.
Với những ai mắc phải bệnh nan y như AIDS hay ung thư, sẽ rất lợi lạc nếu người đó có thể thực hành vi nhiễu Bảo tháp vài trăm lần một ngày. Vì căn nguyên sâu xa của bệnh tật sẽ được tịnh hóa,nương nhờ năng lực gia trì tâm giác ngộ thù thắng và linh thiêng của Đức Phật như Bảo tháp, chắc chắn người bệnh sẽ thuyên giảm bệnh tật.
Động cơ thực hành vi nhiễu
Trước khi thực hành vi nhiễu Bảo tháp, bạn hãy phát khởi Bồ đề tâm mạnh mẽ. Hãy nhớ tới đau khổ của khắp chúng sinh trong sáu cõi luân hồi, và cảm nhận rằng bạn có trách nhiệm giải thoát họ khỏi mọi khổ đau, hãy cầu nguyện rằng: “Con nguyện thành tựu giác ngộ vì lợi ích của hết thảy chúng sinh mẹ, vì vậy con thực hành vi nhiễu Bảo tháp". Khi thực hành vi nhiễu Bảo tháp thông qua lễ lạy, hãy quán tưởng rằng bạn đang hiện vô số thân, hoặc thân người trong các kiếp quá khứ, hay sắc thân một vị Phật Bản tôn. Bạn cũng có thể quán tưởng rằng mình đang dẫn đầu vô lượng chúng sinh trong cõi luân hồi cùng thực hành vi nhiễu Bảo tháp.
Công đức của mỗi vòng vi nhiễu Bảo tháp, lễ lạy sẽ tăng trưởng gấp ngàn lần khi bạn vừa đi nhiễu vừa trì tụng chân ngôn.
Cách thực hành vi nhiễu
Khi vi nhiễu Bảo tháp vòng đầu tiên, bạn cần phát tâm bồ đề hướng tới tất cả chúng sinh, đặt biệt là chúng sinh trong cõi Địa ngục: “Con nguyện thực hành nhiễu tháp vì lợi ích hết thảy chúng sinh, đặc biệt chúng sinh trong cõi Địa ngục”. Hồi hướng hết thảy công đức mà bạn tích lũy được tới các chúng sinh đang chịu cảnh tra tấn đau khổ nhất ở Địa ngục.
Hãy quán tưởng Bảo tháp mà bạn đang đi nhiễu trở thành tính không. Hãy nhớ rằng bản chất tuyệt đối của biểu tượng giác ngộ linh thiêng, một Bảo tháp cũng chính là tự tính tuyệt đối của hết thảy vạn pháp. Mặc dù bạn có thể không đến được Bảo tháp Lhasa, Dharamsala hoặc Nepal, hãy quán tưởng rằng bạn đang đi nhiễu quanh tất cả Bảo tháp của hết thảy mười phương. Quán tưởng như vậy, bạn sẽ nhận được lợi ích không thể nghĩ bàn nhờ thực hành nhiễu hết thảy mọi Bảo tháp.
Hãy ghi nhớ rằng tất cả chư Phật và Bồ Tát đều luôn hiện diện nơi Bảo tháp. Bạn có thể quán tưởng Bảo tháp là một vị Bản tôn, hòa nhập bất khả phân với mười phương chư Phật chư Bồ Tát và nơi vân tập hết thảy năng lực tinh túy của mươi phương ba đời chư Phật. Trong khi đi vi nhiễu, hãy thiền định về bậc Kim Cương Thượng Sư là hiện thân của hết thảy Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng. Bạn có thể quán tưởng Đức Phật Bản tôn Quan Âm Tứ Thủ Chenrezig, Đức Phật Bản tôn Kim Cương Tát Đỏa Vajrasattva, Đức Phật Tôn Thắng Phật Mẫu Namgyalma hoặc bất kỳ một vị Phật Bản tôn nào bạn muốn và trì tụng chân ngôn của vị Phật Bản tôn đó. Khi trì tụng chân ngôn, hãy quán tưởng những tia cam lồ tỏa hào quang rực rỡ soi chiếu đến bạn và tất cả chúng sinh.
Khi hoàn thành mỗi vòng vi nhiễu Bảo tháp, hãy quán tưởng rằng bạn đã tịnh hóa hết thảy mọi nghiệp bất thiện, mọi chướng ngại của bản thân và của vô lượng chúng sinh. Như trong pháp thực hành “cho và nhận” Tonglen, hãy hồi hướng mọi công đức bạn đã tích lũy được tới hết thảy mọi chúng sinh khác, đặc biệt là những chúng sinh ở cõi Địa ngục. Hãy hồi hướng tất cả công đức bạn tích lũy được, ngay cả quả vị giác ngộ, tới tất cả chúng sinh. Điều này chính là nhân giúp họ hướng tới con đường giải thoát và thành tựu giác ngộ.
Khi vi nhiễu Bảo tháp vòng thứ hai, bạn hãy nghĩ về những đau khổ của chúng sinh ở cõi ngạ quỷ, và hãy tâm niệm rằng bạn đang thực hành để hồi hướng cho họ. Bằng cách tu tập như vậy chính là đang rộng mở tâm Bồ đề vô ngã vị tha, là cách thực hành thanh tịnh không bị nhiễm ô bởi tâm chấp ngã vị kỷ.
Như đức Milarepa đã dạy rằng: "Khi bộ hành, tôi thiền định. Tôi đã được khai thị để thấy rằng mỗi lần bộ hành là một lần tôi thực hành vi nhiễu Bảo tháp". Nhìn chung, ngay cả khi đi bộ dọc theo một con đường hay đang lái xe, hãy tích lũy công đức, làm cho mọi việc làm của mình trở nên lợi ích bằng cách quán tưởng rằng bạn đang thực hành vi nhiễu Bảo tháp. Hãy nhớ rằng các Thượng sư, Tam Bảo, Tam Căn Bản luôn hiện diện ở khắp mười phương. Hoặc bạn cũng có thể quán tưởng mình đang đi nhiễu quanh toàn thế giới, nơi hiện diện hết thảy Bảo tháp, hết thảy chư Thượng sư, Tam bảo. Nếu bạn nghĩ theo cách này, mọi hành động việc làm của bạn đều là thực hành Phật pháp và bạn sẽ tích lũy vô lượng công đức không thể nghĩ bàn
Thiền định về tính không
Đôi khi, trong lúc thực hành vi nhiễu Bảo tháp, bạn có thể thiền định về tính không. Cũng giống như pháp thiền hành, bạn hãy ý thức về lý duyên khởi. Hãy hỏi chính mình "Tôi đang làm gì? - Tôi đang thực hành nhiễu tháp. Tại sao tôi nhiễu tháp? – Ngoại trừ việc xác thân vật lý này đang vi nhiễu Bảo tháp, còn lại, chẳng có lý do nào để có thể nói rằng tôi đang đi vi nhiễu Bảo tháp cả”. Đó là một cách lập luận rất trí tuệ, rất hữu ích. Khi bạn lập luận như vậy, bỗng nhiên sẽ có một sự thay đổi căn bản trong quan niệm về một cái "Tôi" độc lập, chắc chắn, kiên cố như bê tông. Bỗng nhiên, cái "Tôi" không quá chắc thật. Không hẳn là cái "Tôi" hoàn toàn không tồn tại, nhưng có một sự thay đổi lớn trong nhận thức của bạn. Hãy ghi nhớ rằng không có lý do nào để nói rằng bạn đang đi vi nhiễu ngoại trừ sự trải nghiệm về một tổ hợp các uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đang vi nhiễu. Trong tâm có một cảm nhận về cái "Tôi", nhưng cái "Tôi" này không thật, không tồn tại cố hữu, không có thực thể riêng. Hãy thực hành vi nhiễu Bảo tháp với nhận thức như vậy về lý duyên khởi. Hoặc, chọn một khía cạnh mà bạn cần trưởng dưỡng tâm, như thiền quán về tâm Bồ đề hay các chủ đề Phật pháp khác trong khi vi nhiễu.
(Nhóm ĐBT biên soạn)
- 7841
Viết bình luận