Bí mật của lời cầu nguyện linh ứng
Sự cầu nguyện vào một đấng siêu nhiên nào đó để đạt được sự lợi lạc về vật chất, sự may mắn cho bản thân rõ ràng đi rất xa so với bản chất của đạo Phật – sự giác ngộ tự tính tâm. Việc giúp ích cho các hoạt động mê tín dị đoan vô tình đẩy con người vào bóng đêm của vô minh, dẫn đến một lối sống bế tắc và thiếu định hướng tâm linh đúng đắn. Tất cả chúng ta đều mong cầu hạnh phúc, vì thế chúng ta đều muốn được giải thoát khỏi khổ đau và con đường duy nhất giúp chúng ta đạt được mong nguyện này là đạt tới giác ngộ. Đức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường, nhưng đích thân chúng ta phải bước đi trên con đường đó.
Sự cầu nguyện chân chính của một hành giả là gì?
Đó là khi chúng ta quán tự thân mình là Phật, tâm an trụ trong trí tuệ Phật, chúng ta trì chân ngôn là khẩu giác ngộ của chư Phật, không cầu mà ứng. Bởi vì cái năng lực nó đã sẵn có như vậy. Còn đợi đến lúc mình chắp tay cầu khấn trước một vị Phật thì lẽ dĩ nhiên cũng nương được từ lực, oai lực của các Ngài nhưng như thế chưa đủ. Khi mình trở về với Tự tính Phật, sống được với tự tính Phật thì đó mới là điều quan trọng nhất.
Chúng ta thường cầu nguyện rằng: “Nguyện cho con có được của cải vật chất, có con trai, con gái…”, đó là cầu nguyện thế gian. Về khía cạnh thế gian, mỗi chúng ta từ nay cho tới khi đạt giác ngộ, sống và tồn tại trong cuộc đời này chúng ta không thể nói mình không cần tiền, chúng ta cần thức ăn, quần áo, nhà cửa, hạnh phúc hay tiền bạc, sự bằng lòng…chúng ta cần rất nhiều thứ. Việc này không sai, tất cả chúng ta đều có quyền cầu nguyện.
Tuy nhiên, cầu nguyện trong Phật giáo không kẹt trong thế gian pháp mà hướng đến mục đích rốt ráo là sự cầu nguyện xuất thế gian, hay là cầu nguyện để chứng ngộ được con đường tâm linh. Thật ra, đối với các pháp thế gian như tiền tài, của cải, danh vọng…, chúng ta có thể phấn đấu bằng chính khả năng của mình. Đó là những điều chúng ta có thể làm được, không nhất thiết chúng ta phải xin, phải cầu từ ai đó để rồi bản thân trở nên lười biếng, dựa dẫm. Như vậy trong cuộc đời của chúng ta, có một phần của cuộc sống chúng ta cần phải tự lực bằng khả năng của chính mình và một phần kia của cuộc sống chúng ta nương tựa vào bậc Thầy, chư Phật để các Ngài trợ giúp chúng ta khai mở trí tuệ hiểu biết và hướng vào con đường tâm linh.
Cầu nguyện cho mình hay cho mọi người?
Tại sao chúng ta cần tập trung cầu nguyện và quan tâm lợi ích cho người khác, loài khác? Tại sao chúng ta không chỉ quan tâm đến bản thân mình? Điều bí mật cho câu trả lời cũng là điều bí mật cho sự thực hành Bồ Đề Tâm trong Đại thừa Phật giáo, nếu chúng ta biết hồi hướng, chia sẻ công đức đã tích lũy được cho hết thảy chúng sinh thì công đức ấy sẽ quay trở lại nhân lên gấp bội. Đức Phật đã từng giảng rằng: “Nếu chỉ cầu nguyện cho mình công đức bé bằng hạt cải nhưng nếu cầu nguyện hồi hướng cho tất cả chúng sinh công đức ấy lớn bằng ngôi bảo điện”. Với những công đức đã tích lũy được, nếu chúng ta cầu nguyện vì lợi ích của tất cả chúng sinh, sự lợi lạc tâm linh sẽ ứng hiện ngay trong hiện tại và đi theo chúng ta vô số kiếp vị lai.
~ Cơ hội duy nhất trong năm ~
Đại Pháp hội “Thần Lực Gia trì Đại Lạc Kim Cương Mandala” cầu nguyện Quốc thái Dân an diễn ra trong 03 ngày từ 22/02 đến 24/02/2019 tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên.
Tâm điểm là chuỗi các sự kiện: Lễ Hợp long cầu Đại Lạc Kim Cương Mandala; Lễ gia trì yểm tâm Cung điện Mandala Liên Hoa; Lễ khai mở các bảo báu Mật thừa linh thiêng và nhiều nghi thức Phật giáo lợi ích, thù thắng... sẽ mang đến suối nguồn ân phúc gia trì cho những người tham dự, giúp tiêu trừ mọi tai ương, chướng ngại và giúp viên mãn tâm nguyện trong năm mới Kỷ Hợi.
Lịch trình chi tiết xem tại: http://daibaothapmandalataythien.org/thong-bach-phap-hoi-dai-bi-quan-am-...
- 1794
Viết bình luận