Tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Bát Tuế Đẳng Thân tại Đại Bảo Tháp
Bức tượng Báo thân Phật Thích Ca Mâu Ni (Jowo Shakyamuni)
Tôn tượng Jowo Shakyamuni (tức Phật Thích Ca Mâu Ni Bát Tuế Đẳng Thân) được xem là hình ảnh hoá thân của Đức Phật, một hình tượng tâm linh thiêng liêng nhất ở vùng Himalaya. Tôn tượng được kiến trúc sư Vishakarma (được cho là một hoá thân của Đức Phật) chế tác trong thời Phật còn tại thế. Thời đó chỉ có 2 tôn tượng được chế tác và một trong hai pho hiện đang được thờ ở Bodhgaya. Theo các văn bản khắc trên cột đá của Vua A Dục từ thế kỷ 11, tượng đã được điêu khắc theo nguyên mẫu là hình tượng của Đức Phật thời Ngài còn tại thế. Mục đích của việc kiến tạo bức tượng là để lưu truyền lại dấu ấn của Đức Phật sau khi Ngài thị hiện Niết bàn.
Tôn tượng này không chỉ có vẻ đẹp tạo tác bên ngoài mà còn đặc biệt vô cùng linh thiêng vì đã được sự gia trì của chính Đức Phật. Người dân ở khu vực Himalaya thường cầu nguyện có đủ phước duyên để được chiêm bái tôn tượng trước khi qua đời bởi tin rằng năng lượng của bức tượng sẽ trợ giúp họ trong thời điểm lâm chung. Họ đều tin rằng tôn tượng chính là Phật. Không cần phải thiền định hay trì tụng chân ngôn mà chỉ cần được chiêm bái tôn tượng cũng giúp chuyển hoá năng lượng của một người trở thành tích cực. Năng lực này được gọi là “giải thoát thông qua việc nhìn”.
Một phiên bản của tôn tượng đã được đích thân Đức Gyalwang Drukpa an vị tại Lễ hội Quan Âm Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên diễn ra từ ngày 16 – 19/3. Có được tôn tượng linh thiêng này là một phúc duyên hy hữu của người dân Việt Nam chúng ta. Sự gia trì của tôn tượng, được coi là sự gia trì của chính Đức Phật, sẽ đem lại hạnh phúc, an lành cho nhân dân và thịnh vượng, hoà bình cho đất nước.
- 7893
Viết bình luận