Trí tuệ tỉnh giác hay “định luật Festinger” kiểm soát 90% rắc rối xảy ra trong đời bạn
10% sự việc xảy ra trong đời là bạn không cách nào kiểm soát được nhưng 90% còn lại đều phụ thuộc vào chính bạn. Nếu trí tuệ tỉnh giác của bạn được rèn giũa sắc bén.
Ngày rắc rối của Festinger
Một buổi sáng, sau khi thức dậy, Festinger đi rửa mặt và tiện tay tháo chiếc đồng hồ đắt tiền của mình để cạnh bồn rửa mặt, vợ anh sợ đồng hồ bị nước làm ướt nên đem đặt nó lên bàn ăn. Con trai anh tỉnh dậy, lúc tới bàn ăn lấy bánh mì, không cẩn thận đã làm chiếc đồng hồ rơi xuống đất và hỏng mất. Festinger vô cùng yêu thích chiếc đồng hồ, liền đánh con trai một trận thật đau, sau đó tức giận hằm hằm mắng vợ một hồi. Vợ anh cảm thấy vô lý, nói với anh rằng vì sợ nước làm ướt đồng hồ nên mới làm như vậy, Festinger nói đó là chiếc đồng hồ không thấm nước. Thế là hai người cãi nhau kịch liệt.
Vì quá tức giận Festinger đã không thèm ăn bữa sáng, lái xe tới công ty luôn, nhưng lúc sắp tới công ty thì đột nhiên nhớ ra mình quên mang cặp, lại lập tức trở về nhà. Nhưng trong nhà lại chẳng có ai, vợ thì đi làm, con thì đi học, Festinger lại để chìa khóa ở trong cặp, không có cách nào vào nhà, anh đành phải gọi điện cho vợ để lấy chìa khóa. Trong lúc người vợ vội vã chạy về nhà đã đâm vào một sạp hoa quả ven đường, chủ sạp không cho cô đi, bắt cô phải bồi thường, cô buộc lòng phải bồi thường một khoản tiền mới được đi.
Sau khi lấy được cặp, Festinger đã đi trễ 15 phút, bị cấp trên gay gắt phê bình, tâm trạng lúc này đã vô cùng tồi tệ. Trước khi tan làm, vì một việc nhỏ mà anh lại cãi nhau với đồng nghiệp một trận nữa. Người vợ cũng bởi vì phải về nhà đưa chìa khóa cho chồng mà mất giải thưởng chuyên cần cả tháng. Hôm đó con trai tham gia thi đấu bóng chày, vốn dĩ cậu bé hy vọng sẽ đoạt giải quán quân, không ngờ vì tâm trạng không tốt, không phát huy được khả năng, bị loại ngay từ vòng một.
Trong câu chuyện được lấy làm ví dụ này, chiếc đồng hồ bị vỡ là 10% chúng ta không thể kiểm soát trong cuộc sống, còn một loạt những việc xảy ra sau đó chính 90% còn lại. Chính là bởi vì mọi người trong câu chuyện đều không kiểm soát được 90% đó, mới dẫn tới việc biến ngày hôm đó trở thành “ngày rắc rối”.
Trong cuốn sách của mình, Festinger đã thử tìm cách kiểm soát chuỗi rắc rối khi sự cố thứ nhất xảy đến. Hãy thử nghĩ, sau khi 10% kia xảy ra, giả sử Festinger không làm như những gì mình đã làm, đổi một thái độ khác. Ví dụ, anh tới an ủi con trai: “Đừng quá lo lắng con trai, đồng hồ vỡ rồi cũng không sao, bố mang đi sửa là được”. Nếu làm như vậy con trai sẽ vui vẻ, vợ cũng thoải mái, chính bản thân anh ấy cũng không phiền muộn, vậy thì tất cả những vấn đề sau đó sẽ không xảy ra rồi. Có thể thấy, bạn không thể khống chế được 10% trước đó, nhưng hoàn toàn có thể dùng thái độ và hành vi của mình để quyết định 90% sự việc phía sau.
Rèn giũa trí tuệ tỉnh giác
Trong thực tế cuộc sống, chúng ta thường nghe những lời ca thán như: Tại sao tôi lại kém may mắn như vậy, ngày nào cũng gặp phải những chuyện đen đủi, làm thế nào để tâm trạng tôi tốt hơn một chút, ai có thể giúp tôi đây? Đây chính là vấn đề về tâm lý của mỗi cá nhân.
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa khai thị: “Việc tỉnh giác về các biến động rõ nét nói trên trong cuộc sống là điều thú vị. Sự tỉnh giác như vậy thực sự giúp chúng ta chủ động tự tại trước những biến động dù lớn hay nhỏ trong cuộc đời. Ví dụ như khi có một biến động lớn, tâm trí chúng ta trở nên bấn loạn, xa rời với thực tại và không còn biết phải làm gì. Chúng ta bị biến động đó chi phối hoàn toàn và đổ vỡ về mặt cảm xúc. Chúng ta có thể ngăn ngừa việc đó nhờ trí tuệ giác tỉnh về tính không hay Trí tuệ Bát nhã”.
Ví dụ như trong Kim cương thừa có pháp thực hành thiền được gọi là quán tưởng. Với sự trợ giúp của quán tưởng, chân ngôn, phóng quang đến một đối tượng khác, thực hiện các cúng dàng… trí tuệ tỉnh giác được rèn giũa sắc bén. Hiện giờ, trí tuệ tỉnh giác tâm linh của chúng ta còn rất kém, thế nên chúng ta cần rèn giũa trí tuệ đó. Tôi không biết những nội dung thực hành có tác dụng đối với các bạn đến mức nào vì điều đó phụ thuộc vào quá trình trưởng dưỡng của từng người - đối với một số người thì những nội dung thực hành đó có tác dụng, với những người khác thì lại không. Có thể điều này đến từ việc ban đầu họ chưa có hiểu biết về Trí tuệ Bát nhã. Thế nên dù họ có thực hành nội dung quán tưởng hay trì tụng chân ngôn nào đi nữa cũng chưa thực sự có tác dụng, mặc dù họ có thể đạt được thành tựu ở một mức độ nhất định.
Trở lại với “ngày rắc rối” của Festinger - thực ra không ai có thể giúp bạn ngoài chính bản thân bạn. Theo định luật Festinger 10% sự việc xảy ra trong đời là bạn không cách nào kiểm soát được nhưng 90% còn lại đều phụ thuộc vào chính bạn. Hãy áp dụng ‘định luật Festinger’ để chấm dứt sự luân chuyển không ngưng nghỉ những cảm xúc tồi tệ, tâm trạng phẫn nộ khi bạn phải đối mặt với những ‘tai nạn’, rắc rối ngẫu nhiên ập đến. Hãy đồng cảm, ngưng phàn nàn sẽ giúp bạn tìm thấy hạnh phúc.
(Phổ Hiền tổng hợp)
- 572
Viết bình luận