Ý nghĩa thâm sâu về 4 thứ lớp thực hành trong Kim Cương thừa | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Ý nghĩa thâm sâu về 4 thứ lớp thực hành trong Kim Cương thừa

Giáo pháp Mật thừa được chia ra làm bốn thứ lớp là Tantra hành động (Kriyatantra), Tantra nghi quỹ (Charya), Tantra hợp nhất (MahaYoga) và Tantra tối thượng (AnnuttaraYoga). Nội dung của bốn thứ lớp này được phản ánh trong khoảng 30 tập Mật điển, và mỗi tập đều được phân loại thuộc về một trong bốn cấp độ nói trên. Theo đó, có những điểm khác biệt và tương đồng nhất định giữa các cấp độ. Dưới góc độ thực hành, bốn cấp độ của Mật thừa được sắp đặt theo mức độ sâu sắc của chúng: cấp độ thấp nhất là Tantra hành động Kriya Yoga, cấp độ thứ hai là Charya Yoga, cấp độ thứ ba là Maha Yoga, và cấp độ thứ tư, sâu sắc và thâm thúy nhất, là Anuttara Yoga. Khi hành giả biết cách thực hành những thứ lớp này như thế nào, mọi giáo pháp được trình bày trong tất các bộ kinh sẽ được chứng ngộ một cách dễ dàng trong Kim Cương thừa.

Tất cả giáo pháp Đức Phật có thể được chia thành Tam Tạng (Kinh - Luật - Luận). Nói theo nghĩa sát nhất, Luật Tạng bao gồm 12 tập, liên quan đến lối sống và các quy định về hành vi theo giới luật của Đạo Phật dành cho chư Tăng, chư Ni và cộng đồng cư sĩ. Điều này liên quan đến cấp độ Thanh văn thừa, hay còn là các giáo pháp Phật giáo nói chung. Luận Tạng sẽ bao gồm các giáo lý chủ yếu hướng đến việc trưởng dưỡng trí tuệ và hiểu biết Luận Tạng chuyển tải hiểu biết về bản chất của vạn pháp ở các cấp độ Thanh văn thừa, Đại thừa, và Kim Cương thừa. Kinh Tạng chứa đựng các giáo lý về thiền định và phần lớn bao gồm những nội dung thảo luận giữa Đức Phật và các đệ tử của Ngài về các chủ đề khác nhau.


Đại hội kết tập Kinh điển Phật giáo lần thứ nhất

Đôi khi các giáo pháp của Đức Phật được phân loại theo một cách hơi khác biệt. Trước tiên, có hai phần riêng biệt là Kinh thừa và Mật thừa. Sau đó, cấp độ bao gồm các khai thị của Kinh thừa được chia thành Tam Tạng. Theo cách phân loại này, Luật Tạng bao gồm khoảng 12 tập. Luận Tạng bao gồm chủ yếu là các kinh Bát nhã ba la mật. Và Kinh Tạng, có quy mô rất lớn, bao gồm khoảng 36 tập, chứa đựng những nội dung thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau.

Mật thừa lại được chia ra làm 4 thứ lớp là Tantra hành động Kriyatantra, Tantra nghi quỹ Charya, Tantra hợp nhất MahaYoga và Tantra tối thượng AnnuttaraYoga. Nội dung của bốn thứ lớp này được phản ánh trong khoảng 30 tập Mật điển, và mỗi tập đều được phân loại thuộc về một trong bốn cấp độ nói trên. Theo đó, có những điểm khác biệt và tương đồng nhất định giữa các cấp độ.

4 cấp độ của Mật thừa

Dưới góc độ thực hành, 4 cấp độ của Mật thừa được sắp đặt theo mức độ sâu sắc của chúng: cấp độ thấp nhất là Kriya Yoga, cấp độ thứ hai là Charya Yoga, cấp độ thứ ba là Maha Yoga, và cấp độ thứ tư là Anuttara Yoga, đây là cấp độ giáo pháp sâu nhất và thâm thúy nhất. Khi bạn biết cách thực hành những thứ lớp này như thế nào, mọi giáo pháp được trình bày trong tất các bộ kinh sẽ được chứng ngộ một cách dễ dàng trong Kim Cương thừa. 

Trong Tantra đầu tiên, các thực hành hướng đến vô số hoạt động cụ thể, vì vậy thứ lớp này được gọi là Tantra hành động (Kriyatantra).

Tại Tantra Charya Yoga tiếp theo, các hoạt động được giảm bớt và hướng nhiều hơn đến sự thiền định an tịnh.

Ở cấp độ Tantra thứ ba Maha Yoga (Đại hợp nhất), hành giả tích lũy thêm chứng ngộ nhất định về bản chất thực tại (chân lý tuyệt đối), chứng ngộ thêm về Đại thủ ấn, đi sâu vào thiền định hơn là thực hành nghi quỹ.

Sau cùng, trong thứ lớp Tantra Annuttara Yoga (Tantra Tối thượng), hành giả gần như không liên hệ đến các hoạt động hay các ý niệm về tịnh và bất tịnh, từ bỏ tất cả những khái niệm nhị nguyên. Bên cạnh đó, vị Bản tôn thiền định có thể là Phụ tính và Mẫu tính hợp nhất nêu biểu cho sự hợp nhất của phương tiện và trí tuệ. Tantra cao cấp gồm có Tantra Phụ tính và Mẫu tính, và đối với truyền thống Tantra Phụ Mẫu, thì Tantra Mẫu (phát triển về trí tuệ Tính không) được xem là cao hơn, với những quán đỉnh cao cấp như Bản tôn Chakrasamvara, Vajrayogini, Mahakala...


Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara

Mức độ hiểu biết giữa các thứ lớp Tantra

Mức độ hiểu biết giữa các thứ lớp Tantra có đôi chút khác biệt, chẳng hạn truyền thống Tantra Mẫu tính cao cấp có nguyên lý tương đối giống với Đại thừa. Trong Đại thừa, khi bạn nhắc đến phương tiện có nghĩa là trong Sáu ba la mật, Năm ba la mật đầu tiên hay chân lý tương đối là phương tiện, còn trí tuệ là Trí tuệ ba la mật, tính không là Trí tuệ ba la mật. Tuy nhiên trong Tantra tối thượng của Tantra Mẫu tính, phương tiện không phải là chân lý tương đối mà lại là tính không, còn trí tuệ chính là Đại lạc, bởi đó là thứ bạn không thể diễn tả. Ngay cả khi đã là một hành giả cao cấp thì để thấu hiểu được đại lạc bạn vẫn phải đạt đến một cấp độ thực chứng nhất định. Tuy nhiên các bậc Thượng sư vẫn thường có cách diễn giải đơn giản theo đó Đại lạc này chính là nhận thức thông thường của chúng ta, tâm thông thường của chúng ta. Khi chúng ta chứng ngộ thì nó trở thành Đại lạc. Theo nghĩa đó, Kim Cương thừa quả thực rất thâm sâu vi diệu!

(Trích ấn phẩm “Bản tôn – Chân ngôn – Trí tuệ”

Nhà xuất bản Tôn giáo, 2011)

 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6333161
Số người trực tuyến: