Câu chuyện Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara tặng bà lão nghèo các sức trang hoàng | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Câu chuyện Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara tặng bà lão nghèo các sức trang hoàng

Pháp thực hành Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara khởi nguồn từ Ấn Độ, nơi giáo pháp này đã lưu truyền hàng ngàn năm. Tại tự viện Nalanda và những Phật tích cổ như Ajanta và Ellora còn lưu giữ những tranh họa Đức Tara được vẽ từ hơn 1000 năm trước. Tương truyền trước thời Ngài Long Thọ (thế kỷ 1 sau CN), đã có tới năm nghìn bậc hành giả đạt giác ngộ chỉ nhờ trì tụng chân ngôn Tara, và vào thời Ngài Long Thọ, cũng có năm ngàn vị nữa đồng chứng ngộ. 


(Bồ Tát Long Thọ)

Trong số các đệ tử của Ngài Long Thọ có Ngài Nguyệt Xứng (Chandrakirti), tác giả của bộ Nhập Trung Quán Luận nổi tiếng. Còn Ngài Nguyệt Cung (Chandragomi) cũng là một luận sư, diễn giả thuộc tông phái Duy Thức danh tiếng thời đó. Trong viện đại học Na-lan-đà, cả hai Ngài đã cùng nhau tranh biện trong các buổi thảo luận được tổ chức định kỳ trong bảy năm liên tiếp tại đại học Na-lan-đà. Đây cũng là cuộc tranh biện bất phân thắng bại kéo dài nhất trong lịch sử của đại học Na-lan-đà với sự tham dự của đông đảo thính chúng nhất.

Câu chuyện về Ngài Nguyệt Cung và Ngài Nguyệt Xứng cùng sự kết nối tâm linh đặc biệt với Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu vẫn còn được lưu truyền đến tận ngày nay. 

Ngài Nguyệt Xứng là một học giả phái Du già hành ở Ấn độ, sống vào khoảng thế kỉ VII. Ngài là con của học giả Vệ thế ca (Vizewaka) xuất thân từ vương tộc Bengal ở Đông Ấn độ. Ở tuổi 20, Ngài đã có trình độ học vấn sâu rộng, từng theo 1 vị A xà lê Đại thừa thụ tam qui ngũ giới, lại theo ngài An Tuệ (Sthiramati) học Duy thức, theo A xà lê A thù ca (Azoka) nhận mật chỉ. Trước khi xuất gia, Ngài  kết hôn với con gái của vua Ngõa nam đắc lạp (Varendra) tên là Tara, nhưng vì vị hôn thê trùng tên với Bản tôn Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara nên Ngài không cự tuyệt, bèn quyết chí xuất gia. Nhà vua nổi giận, sai quan Hình lại ném Ngài xuống sông Hằng. Lúc ấy, có vị sư xuất hiện, khuyên Ngài nên cầu nguyện Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara, nhờ đó, Ngài đã được một người dân chài cứu sống.


(Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara)

Còn Ngài Nguyệt Cung là một học giả nổi tiếng, nhưng rất khiêm tốn và rất nghèo. Ngài chỉ sở hữu y áo, bình bát và bản văn Bát nhã Ba-la-mật. Một ngày nọ, có bà lão ăn xin đến gặp Ngài trong nước mắt, xin Ngài một vài món đồ để bà làm của hồi môn cho cô con gái sắp đi lấy chồng. Không có thứ gì giá trị, Ngài Nguyệt Cung bắt đầu cầu nguyện lên tôn ảnh của Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara họa vẽ trên bức tường trong phòng. Tôn ảnh nhanh chóng trở thành người thật, cởi bỏ những quần áo lụa là, trang sức vàng bạc ra và đưa chúng cho Ngài để Ngài tặng cho con gái của bà lão ăn xin. Sau khi đã ban tặng cho Ngài Nguyệt Cung, Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara quay trở lại bức họa trên tường của Ngài. Bức họa ngày nay được nhiều người gọi là Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu không khoác y.

(Nhóm ĐBT biên soạn)

Hãy phát khởi Bồ đề tâm vì lợi ích hết thảy chúng sinh, cùng thực hành chuyên tu cầu nguyện Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara để tích luỹ vô lượng công đức, vượt qua những chướng ngại, khó khăn, bệnh tật và khơi dậy, trưởng dưỡng tình yêu thương vô ngã vị tha trong mỗi chúng ta.
Quý vị tải Tài liệu và hướng dẫn tu tập tại đây:
http://daibaothapmandalataythien.org/quanam?utm_source=homebanner

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6327876
Số người trực tuyến: