Ẩn ý trong tình tiết Đức Phật “phạt” Tôn Ngộ Không dưới chân núi Ngũ Uẩn | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Ẩn ý trong tình tiết Đức Phật “phạt” Tôn Ngộ Không dưới chân núi Ngũ Uẩn

Một đời của con người bị hình tượng, cảm giác, tư tưởng, ý chí hành động, ý thức  (sắc, thọ, tưởng, hành, thức - Ngũ uẩn) chi phối mà sản sinh ra rất nhiều thành kiến, đã đánh mất tự tính thanh tịnh và bao dung khiến cho Phật tính (tính giác diệu minh)  - Tự tính Di Đà quang minh thường trụ không thể hiển lộ.

Trong phim Tây Du Ký, tình tiết Phật tổ Như Lai đẩy Tôn Ngộ Không ra ngoài cửa Tây Thiên, năm ngón tay của Ngài biến hóa thành 5 ngọn núi Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không nối liền nhau gọi là “Ngũ Uẩn sơn”, đè chặt Tôn Ngộ Không dưới núi Ngũ Uẩn. Tề Thiên Đại Thánh dẫu có bản thể thần thông đại náo thiên cung, cũng không thể làm rung chuyển núi Ngũ Uẩn dù chỉ một chút ít.

Trong trường hợp này, hình tượng Tôn Ngộ Không - (đại diện cho ngũ uẩn) với bản thể tự cao hiếu chiến, đấu đá bừa bãi không kiêng nể gì. Do Ngũ uẩn cương cường hoạt động, Tôn Ngộ Không đã ra sức thi triển hết bản sự thần thông của mình những tin có thể bay ra khỏi lòng bàn tay của Đức Phật. Tôn ngộ Không ngay tại chỗ cưỡi mây mà đi, vừa lộn nhào một cái đã cách xa vạn dặm, vượt qua năm ngọn núi lớn, rồi còn tè bậy lên đó, viết chữ lưu kỷ niệm, nhưng thật ra đó là năm ngón tay của Phật Tổ. Kết quả Tôn Ngộ Không vốn không nhảy ra khỏi lòng bàn tay của Như Lai.

Từ đó chúng ta có thể có được kết luận rằng: Nếu một người hoàn toàn thuận theo theo sự đưa đẩy của Ngũ uẩn, chính là sẽ tự mình làm nhiễu loạn “Tự tính bản lai” tự tại thanh tịnh quang minh của bản thân…

“Tây Du Ký” tuy chỉ là tiểu thuyết, nhưng lại cho chúng ta một số khai thị về Ngũ uẩn sinh mệnh: Trong Phật Pháp, phân chia cõi người và cõi trời thành tam giới: “Dục giới”, “Sắc giới” và “Vô sắc giới”.

Nơi chúng ta ở là “Dục giới” do còn nặng dục vọng, còn đầy đủ ngũ uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức). “Núi Ngũ Uẩn” nặng nề, chính là sự trói buộc, đè nén, khiến chúng ta không thể thoát khỏi được gánh nặng trên lưng.

Nơi đẹp đẽ hơn gọi là “Sắc giới”, thiên nhân là ở giới này, kinh Phật nói đây là nơi “tuyệt diệu mỹ hảo”, là nơi rất thanh tịnh, nhưng vẫn còn có ngũ uẩn. Còn đến “Vô sắc giới”, thì vật chất và hình thể đều không còn có nữa, chỉ còn lại “Thức”...

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” phân chia thế gian thành “Khí thế gian” (dung nạp sơn hà đại địa cho chúng sinh sử dụng), “Ngũ ấm thế gian” (còn gọi là Ngũ Uẩn thế gian, thế gian hữu tình), “Trí Chính Giác thế gian” (siêu xuất khỏi luân hồi trong Tam giới). Ý muốn nói là thế giới mà chúng ta sinh sống là thế gian Ngũ uẩn hòa hợp, chúng sinh chịu đè nén của núi Ngũ Uẩn là tình huống tự nhiên.

Một đời của con người bị hình tượng, cảm giác, tư tưởng, ý chí, ý thức chi phối mà sản sinh ra rất nhiều thành kiến, đã đánh mất thanh tịnh và bao dung.

Chúng ta trân quý kim cương, coi nhẹ than gỗ, lại không thể liễu giải kim cương và than gỗ là có giá trị như nhau.

Chúng ta thích hoa sen, không thích lá môn, không thể nhìn nhận được hoa sen và lá môn đều rất đẹp.

Chúng ta yêu thích ban ngày, sợ hãi đêm tối, không thể nhìn thấy có sự vắng lặng của đêm tối mới khiến ban ngày rực sáng.

Chúng ta yêu thích con bướm, nhưng lại khinh thường con sâu, không thể thật sự nhận thức hết thảy loài bướm đều là sâu lột xác biến thành.

Chúng ta thương tiếc các loại chó có danh tiếng, nhưng lại chán ghét những con chó hoang trên phố, không thể quan tâm chăm sóc cho dù chúng đều là con vật hữu tình.

Đem quan điểm này đặt ở thế gian con người, có thể thấy, một người bình thường nhìn thấy tướng mạo của người ta, nhìn thấy được học vấn, tiền bạc, địa vị của anh ta, nhưng lại không thể nhìn thấy được bản chất thật của con người anh ta. Chỉ khi chúng ta có thể buông bỏ hết thảy thành kiến, mới có thể nhìn thấy rõ ràng bản chất của một con người.

Con người trầm luân trong ngũ uẩn, chính là không thể nhìn thấy rõ.

Không thể nhìn thấy rõ, chính là sẽ không có không gian của sinh mệnh.

Không có không gian của sinh mệnh, chính là không có được tự do.

Nói một cách khác con người chỉ là sự kết hợp, tạo thành của Ngũ uẩn mà thôi bởi vì uẩn có nghĩa là tích tụ thành một khối.  Một cách dễ hiễu là thân thể con người gồm có hai phần là thân xác và tâm linh. Phần thân xác có hình dáng nên gọi là sắc uẩn còn phần tâm linh vì không có hình sắc nên gọi là danh và bao gồm thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.

Vậy Ngũ uẩn là một danh từ dùng chỉ cho con người hay nói một cách rộng rãi là chỉ cho toàn thể nhân sinh vũ trụ.

Một vị nhạc sư, dù cho tìm được một khúc gỗ trăm nghìn năm khó gặp, nếu như muốn chế tạo nó thành nhạc cụ, đành phải đục rỗng nó ra, vứt bỏ toàn bộ phần bên trong, nó mới có thể phát ra âm nhạc. Đây lý do vì sao hết thảy nhạc cụ đều là trống không, thì mới có thể diễn tấu ra âm nhạc mỹ diệu.

Lấy sự ngây thơ hồn nhiên để vượt qua cuộc sống lên xuống bất định, lấy sự đơn thuần trọn vẹn để trải qua vui buồn vô cớ trong sinh mệnh, lấy nhìn thấu trọn vẹn để quán chiếu sóng lớn dâng trào trong lịch trình nhân sinh.

Có thể tự tại như vậy, thì có thể ngừng sinh khởi các tâm phan duyên khi - 6 Căn (Nhãn, Nhị, Tị, Thiệt, Thân, Ý) tiếp xúc với 6 Trần (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp).

Trong khoảng không tự do trọn vẹn này, Ngũ uẩn tự diệt.

(Phổ Hiền tổng hợp)

 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6405655
Số người trực tuyến: