Bài giảng Phật pháp | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Bài giảng Phật pháp

Được viết: 08-20-2021
Rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm được gọi là ngày lễ Vu Lan (báo hiếu). Ngày này cũng thường được gọi là ngày lễ cúng cô hồn hay ngày xá tội vong nhân. Lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn tuy có chung nguồn gốc Phật giáo và nhằm mục đích rốt ráo là cầu nguyện cho chư hương linh được siêu thoát, song lại xuất phát từ những điển tích riêng biệt và thực hành...
Được viết: 08-11-2021
Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau: Người ta ở đời, đạo tràng khó gặp, Phật pháp khó nghe, tín tâm khó phát. Ngày nay chúng ta, nhờ có duyên lành, được sinh nơi này, sáu căn đầy đủ, thân...
Được viết: 07-26-2021
Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni của chúng ta xuất hiện giữa thế giới Ta bà ác trược này, hóa thân tu hành chính đạo chứng quả Bồ đề, kiến lập đạo tràng thanh tịnh, nói vô lượng pháp môn chính đáng, bản hoài của Ngài là để cứu độ chúng sinh thoát vòng sinh, lão, bệnh, tử. Chẳng những Thích Ca như vậy, mà Đức Phật A Di Đà hiện thân vào thế giới Tây gây...
Được viết: 06-30-2021
Thể của các pháp là không, xưa nay vẫn vô sinh và bình đẳng vắng lặng. Khi tâm ta thanh tịnh, dù ở Uế Độ cũng thanh tịnh; trái lại như không thanh tịnh, tuy ở Tịnh Độ vẫn phiền não rộn ràng. Nếu đã có sinh tất phải có diệt hay có sinh là có tử. Thế thì bỏ Ta Bà cầu sinh về Cực Lạc, chẳng là trái đạo lý ư? Vấn đề này có hai nghĩa. Xin thể theo lời...
Được viết: 06-27-2021
Từ «giải thoát» có nghĩa là sự hiểu biết hay trí tuệ vĩ đại, đó là con đường mà cả Tam Thừa Phật giáo đều tin theo. Chúng ta cầu nguyện, chuyển những lời nguyện chân thành đến tất cả mọi người trên thế giới, mong muốn họ đạt được sự tự do giải thoát. Giải thoát khỏi vô minh, tham ái, giận hờn, tật đố, chấp thủ, ngã mạn chính là nghĩa của từ «...
Được viết: 05-10-2021
Đức Phật đã dạy: “Trưởng dưỡng động cơ tâm Bồ đề thanh tịnh là con đường chân chính chứng ngộ Phật quả. Nếu không có tâm Bồ đề thì hành giả sẽ không bao giờ chứng được Phật quả”. Không có một Đức Phật nào trong quá khứ đã chứng quả giác ngộ mà không trưởng dưỡng Bồ đề tâm, vì vậy những vị Phật của hiện tại và vị lai, bao gồm cả những người sẽ...
Được viết: 04-14-2021
Vào thời mạt pháp này, Pháp của đức Phật đang dần dần biến mất. Khi thế gian tà đạo lộng hành, hãy nương tựa vững chãi trong chính Pháp. Mặc dù các khía cạnh của giáo Pháp giống như những vì sao trên bầu trời bao la, chúng ta không thể có đủ khả năng nắm bắt được hết. Tuy nhiên, không có sự vô minh nào tồi tệ hơn sự vô minh về cõi luân hồi đau khổ...
Được viết: 04-05-2021
Phần đông Phật tử Việt Nam đều biết đến Đức Phổ Hiền qua các tranh tượng Tam Tôn thường được gọi là Thích Ca Tam Thánh hay Hoa Nghiêm Tam Thánh, trong đó Đức Thế Tôn ở giữa, bên phải Ngài là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng cầm hoa sen, bên trái Ngài là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử cầm gươm báu. Giữa pháp hội Hoa Nghiêm, trước vi trần số đại Bồ Tát...
Được viết: 03-15-2021
Trong Phật Giáo Kim Cương thừa, chúng ta thường nhắc đến mối liên hệ Thượng sư - đệ tử. Thượng sư là bậc hướng đạo, dẫn dắt đệ tử, không phải trong môn khoa học thông thường mà là khoa học giải thoát khổ đau và luân hồi sinh tử. Một bậc Thượng sư không thể đơn giản là người chỉ biết giảng Pháp, bởi nhiều người có thể thực hiện điều này khá dễ dàng...
Được viết: 03-09-2021
Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật và chư Bồ Tát đã thuyết minh rộng rãi về công đức của Bồ Đề tâm. Kinh văn cũng có nói: “Cửa yếu vào đạo, trước phải phát tâm. Việc yếu tu hành, trước nên lập nguyện”. Phổ Hiền Bồ Tát dạy: “Thiện nam tử! Bồ Tát vì điều phục giáo hóa tất cả chúng sinh nên phát Bồ Đề tâm. Vì trừ diệt khổ tụ cho tất cả chúng sinh, nên...

Trang