Ý nghĩa chân ngôn trong việc chữa lành
06/06/2016 - 21:47
Lượt xem: 718
Ý NGHĨA CHÂN NGÔN TRONG VIỆC CHỮA LÀNH
Chân ngôn hay âm thanh thanh tịnh có tầm quan trọng đặc biệt trong truyền thống Phật giáo Kim Cương thừa. Bản thân thừa này còn được gọi là Mantra hay Chân ngôn thừa. Trong tiếng Phạn, từ “Man” là “suy nghĩ”, và từ “Tra” có nghĩa là “giải phóng bản thân khỏi thế giới vật chất”.Việc kết hợp nghĩa hai từ này tạo thành “Mantra” có nghĩa là “tư tưởng được giải thoát và bảo vệ” hay còn gọi là “Bảo hộ tâm”.
Chân ngôn hay âm thanh thanh tịnh có tầm quan trọng đặc biệt trong truyền thống Phật giáo Kim Cương thừa. Bản thân thừa này còn được gọi là Mantra hay Chân ngôn thừa. Trong tiếng Phạn, từ “Man” là “suy nghĩ”, và từ “Tra” có nghĩa là “giải phóng bản thân khỏi thế giới vật chất”.Việc kết hợp nghĩa hai từ này tạo thành “Mantra” có nghĩa là “tư tưởng được giải thoát và bảo vệ” hay còn gọi là “Bảo hộ tâm”.
Trên phương diện năng lượng, chân ngôn là một đơn âm hoặc chuỗi âm thanh có liên quan đến một vị Phật Bản tôn và vì thế chứa đựng hàng loạt sóng âm ba và năng lượng tâm linh vô cùng tích cực. Khi trì tụng, chân ngôn không chỉ giúp tiêu trừ bệnh tật, phiền não, nghiệp chướng mà còn có năng lực kết nối, hợp nhất tâm chúng ta với những tầng tâm thức cao hơn. Chân ngôn như vậy là chìa khóa trực tiếp giúp hiển lộ vũ trụ pháp giới bên ngoài và bên trong, là công cụ nhanh chóng, nhẹ nhàng, hiệu quả để tiếp cận những kênh năng lượng linh thiêng từ các chiều tâm thức cao hơn. Công lực của chân ngôn phụ thuộc vào trạng thái thiền định và nội chứng của bạn và đặc biệt vào sự hướng đạo chỉ dẫn từ một bậc Thầy tâm linh giác ngộ.
Chân ngôn bí mật và linh thiêng diễn đạt những âm thanh và tinh túy năng lượng cơ bản để mang lại sự hài hòa của những yếu tố giữa thân và tâm.Trì tụng một chân ngôn đem lại năng lượng chữa lành kỳ lạ và giúp chúng ta đạt được sự cân bằng giữa thân và tinh thần, giống như thức ăn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể thì chân ngôn thần chú chữa lành tâm hồn cho mỗi chúng ta. Theo cách này, chân ngôn chính là sự hỗ trợ tinh thần đầy năng lực, nó không chỉ là những âm thanh theo những quy ước mà là sự cộng hưởng những năng lượng nguyên sơ vi tế đã sẵn có trong mỗi người. Khi trì tụng chân ngôn sóng âm ba được cộng hưởng phát ra những năng lượng chữa lành nhẹ nhàng khắp thân tâm chúng ta. Diễn đạt dưới góc độ tâm linh, chân ngôn là phương tiện giao tiếp, kết nối của Bản Tôn, chư Phật và Bồ Tát với chúng sinh để có thể đem lại sự tịnh hóa nghiệp chướng và chứng ngộ cho hết thảy hữu tình.
Một chân ngôn hay còn gọi là một Mantra không phải là lời cầu nguyện mà là bản chất sâu kín của thực tại nên đôi khi người ta trì tụng như là tán tụng. Về cách thức, người mới trì tụng chân ngôn đầu tiên nên trì tụng để nghe rõ âm thanh mình, để sóng âm ba của chân ngôn phát ra lan tỏa sâu hơn vào tim và cuối cùng là tập an trụ trong sự an tịnh, để siêu thanh bên trong tự nhậm vận hoạt động. Trên quan điểm thực hành, điều này vô cùng quan trọng.
Có một số chân ngôn mà chúng ta phải trì tụng lặng lẽ trong tự thân. Ngoài ra, cũng có một vài chân ngôn không được phép trì tụng nếu không được nhận quán đỉnh hoặc khẩu truyền từ bậc Kim cương Thượng sư. Trong trường hợp này, chúng ta cần đón nhận sự hướng đạo chính thức về cách sử dụng chân ngôn. Sở dĩ bậc Thầy tâm linh cần truyền trao chân ngôn cho đệ tử vì khi bậc Thầy giác ngộ tán tụng khẩu truyền cho đệ tử mình cũng là lúc Ngài ban truyền dòng ban phúc gia trì không gián đoạn để các đệ tử có năng lực gia trì và tiếp tục thực hành chân ngôn đạt được thành tựu. Nhờ vậy, năng lực và công đức tu trì chân ngôn sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân. Trong Đạo Phật, nhiều đối tượng có thể được sử dụng để thiền định như hơi thở được sử dụng để nhiếp tâm chính niệm, việc tỉnh giác khi đi thiền hành được sử dụng làm thiền định đi, những cảm xúc được sử dụng làm sự tập trung trong sự phát triển của lòng từ bi và quán tưởng hình ảnh và đối tượng được sử dụng trong việc thiền quán. Chân ngôn là âm thanh, từ hay cụm từ cũng được sử dụng là đối tượng của thiền định, âm thanh của chân ngôn có thể được trì tụng to hay trì tụng thầm.
Chân ngôn có thể liên quan đến các Thượng Sư giác ngộ cụ thể hay các Bản Tôn thiền định. Ví dụ chân ngôn liên quan đến Đức Phật lịch sử là: "Om muni muni mahamuni Shakyamuni svaha", chân ngôn liên quan đến Bản tôn Đức Phật Quan Âm Avalokiteshvara là "Om mani padme hum", hay Chân ngôn Prajnaparamita Bát Nhã Ba la mật "Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha" không chỉ liên quan với một bậc giác ngộ mà còn với một bộ kinh nổi tiếng là kinh Bát Nhã ba-la-mật (trí tuệ hoàn hảo).
Vô Úy
- 718
Viết bình luận