Bát thức tâm vương
22/08/2015 - 22:53
Lượt xem: 9406
Tâm chúng ta luôn tạo ra vô minh và nghi ngờ, vì vậy thật khó có thể thấu hiểu ý nghĩa đích thực của tâm. Do chúng ta không hiểu tâm là gì, Đức Phật đã giải thích về tâm dựa trên hoạt động của sáu thức hoặc tám thức. Khi thấu hiểu giáo lý về tâm theo quan kiến Phật giáo, chúng ta sẽ biết trân trọng bản chất thực sự của chúng sinh.
Khi nói về tâm, chúng ta thường nhầm lẫn cho rằng tâm là một thực thể độc lập, bền chắc và ổn định. Đây là lý do Đức Phật đã nhận ra tầm quan trọng của việc giải thích các thức.
Thức đầu tiên là nhãn thức. Ban đầu các căn như nhãn căn hay nhĩ căn không phân biệt hình ảnh hoặc âm thanh. Thay vào đó, các cơ quan cảm giác hay còn gọi là các căn này chỉ là cửa ngõ của nhận thức. Nhãn thức hay nhĩ thức của tâm mới có khả năng phân biệt, đánh giá các loại màu sắc và âm thanh khác nhau. Nhận thức đối tượng là một tiến trình tâm thức. Thức thứ hai là nhĩ thức có chức năng nghe âm thanh. Tiếp theo là tị thức liên quan đến căn mũi trên cơ thể và có chức năng phân biệt các mùi. Thức thứ tư là thiệt thức. Khi bạn nếm vị của bất kỳ thứ gì, lưỡi không có khả năng phân biệt các vị chua ngọt đắng cay mà chính thiệt thức thực hiện chức năng phân biệt đó. Thức thứ năm liên quan đến xúc giác của thân và nhận thức về sự tiếp xúc.
Có năm “cửa ngõ” của cơ quan cảm giác hay năm căn: mắt, tai, mũi, lưỡi và thân. Các căn này không thể nhận thức phân biệt, mà chỉ có tâm mới nhận thức phân biệt các đối tượng, hình ảnh. Năm căn với năm thức tương ứng được gọi là giác quan “bên ngoài” và rất dễ dàng nhận ra bởi ai cũng có thể nhìn thấy, cảm nhận và dễ dàng miêu tả được. Thức thứ sáu được gọi là ý thức là “thức ở bên trong”, liên quan đến trải nghiệm cá nhân như buồn vui, hạnh phúc và khổ đau. Một vài người nghĩ rằng mọi hoạt động tinh thần bao gồm suy nghĩ, trí nhớ và dự đoán về tương lai tất cả đều diễn ra trong bộ não. Mặc dù bộ não có liên quan đến các hoạt động tinh thần, nhưng trong thực tế hồi tưởng về quá khứ, suy ngẫm về hiện tại và lập kế hoạch cho tương lai với tất cả các cảm xúc hạnh phúc, buồn vui và tức giận đều diễn ra ở thức thứ sáu.
Mỗi thức có một chức năng riêng. Ví dụ như, nhãn thức tiếp nhận hình ảnh của đối tượng, nhĩ thức đón nhận âm thanh và tương tự như vậy đối với các thức còn lại. Bởi mỗi căn và mỗi thức tương ứng đều có một chức năng và phạm vi hoạt động riêng biệt, các thức không phải là một. Đức Phật giải thích rằng năm cơ quan cảm giác hay năm căn và các thức “không có suy nghĩ”, có nghĩa là không có chức năng phân biệt và đánh giá nhận thức. Nhãn thức chỉ có chức năng nhìn thấy hình ảnh, tị thức chỉ có chức năng ngửi không có khả năng phân biệt, ví dụ như phân biệt hai loại mùi khác nhau. Ý thức có khả năng phân biệt, đánh giá vì vậy ý thức được cho là “có suy nghĩ”.
Để hiểu được hai thức tiếp theo chúng ta phải có cái nhìn tổng quan xem hai thức đó là gì và có chức năng hoạt động ra sao. Thức thứ bảy, Mạt na thức, được cho là “tâm gây đau khổ”. Dù cho chúng ta ngủ hay thức, hạnh phúc hay đau buồn, tâm luôn đi kèm với cảm giác có một “cái ngã” đang tồn tại và thực thể “cái tôi” này luôn gắn chặt với mọi thứ diễn ra xung quanh bất kể trải nghiệm hay bất kể thời gian nào. Mạt na thức giống như cầu nối giữa thức thứ sáu và thức thứ tám. Đó là trải nghiệm vật lý xuất phát từ thức thứ tám và thức thứ bảy cho rằng “cái ngã” tồn tại thực sự. Thức thứ tám được gọi là A lại da thức hay “Tạng thức”. Đây là kho chứa mà từ đó các thức khác phát sinh, khi gặp hoàn cảnh và nhân duyên phù hợp, chủng tử tập khí được lưu giữ trong Tạng thức lại hiện hành. Tạng thức hay A lại da thức được phân chia làm hai loại theo khả năng: (a) nhận biết tất cả mọi việc đang diễn ra; (b) lưu giữ và ghi lại tất cả chủng tử, tập khí được tích chứa thông qua các hành động của thân và tâm. Với hai chức năng của A lại da thức, người ta có thể nói có chín thức.
Cuối cùng, thức thứ tám gọi là thức nền tảng hay Tạng thức hoặc A lại da thức, bởi đây là nền tảng cho các thức khác nảy sinh. Thức thứ tám có chức năng lưu trữ tất cả chủng tử tiềm tàng do ý thức tạo ra. Nếu chúng ta có nhiều thiện hạnh và hoạt động lợi ích được lưu giữ trong A lại da thức là những chủng tử thiện ẩn tàng sau này sẽ tạo ra quả báo là các thiện nghiệp. Nếu chúng ta có hành vi bất thiện như sát sinh, trộm cắp sẽ gieo những chủng tử bất thiện, rồi những chủng tử bất thiện này hướng chúng ta đến xu hướng giết người, trộm cắp không chỉ hiện đời mà cả đời kế tiếp. Vì lý do này, A lại da thức được gọi là “kho thức chứa hạt giống” bởi nó có khả năng lưu giữ tất cả “dấu vết” của nghiệp.
Thức thứ tám có thêm hai chức năng khác nữa là (a) nhận biết tất cả mọi việc đang diễn ra ở trong thức và (b) lưu trữ hoặc ghi lại tất cả chủng tử tập khí được huân tập thông các hoạt động của thân và tâm. Với hai chức năng của thức thứ tám chúng ta có thể nói có chín thức.
Có thể đưa một ví dụ ngắn gọn để miêu tả hoạt động của tám thức như sau: khi chúng ta nằm ngủ, năm cơ quan cảm giác hay năm căn không tiếp nhận thông tin, nhưng vẫn tiếp nhận những chủng tử ngủ ngầm từ thức thứ tám, chúng ta thấy mình nhìn, nghe và tiếp xúc cảnh vật một cách sinh động đến mức chúng ta tin rằng những giấc mơ đó đang thực sự diễn ra đúng như trải nghiệm ban ngày vậy. Những gì tâm tạo ra trong giấc mơ khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc, đau khổ, sợ hãi hay vui mừng, tất cả chỉ là một ảo ảnh do một phần của tâm thêu dệt lên.
Mỗi thức có một chức năng riêng. Ví dụ như, nhãn thức tiếp nhận hình ảnh của đối tượng, nhĩ thức đón nhận âm thanh và tương tự như vậy đối với các thức còn lại. Bởi mỗi căn và mỗi thức tương ứng đều có một chức năng và phạm vi hoạt động riêng biệt, các thức không phải là một. Đức Phật giải thích rằng năm cơ quan cảm giác hay năm căn và các thức “không có suy nghĩ”, có nghĩa là không có chức năng phân biệt và đánh giá nhận thức. Nhãn thức chỉ có chức năng nhìn thấy hình ảnh, tị thức chỉ có chức năng ngửi không có khả năng phân biệt, ví dụ như phân biệt hai loại mùi khác nhau. Ý thức có khả năng phân biệt, đánh giá vì vậy ý thức được cho là “có suy nghĩ”.
Để hiểu được hai thức tiếp theo chúng ta phải có cái nhìn tổng quan xem hai thức đó là gì và có chức năng hoạt động ra sao. Thức thứ bảy, Mạt na thức, được cho là “tâm gây đau khổ”. Dù cho chúng ta ngủ hay thức, hạnh phúc hay đau buồn, tâm luôn đi kèm với cảm giác có một “cái ngã” đang tồn tại và thực thể “cái tôi” này luôn gắn chặt với mọi thứ diễn ra xung quanh bất kể trải nghiệm hay bất kể thời gian nào. Mạt na thức giống như cầu nối giữa thức thứ sáu và thức thứ tám. Đó là trải nghiệm vật lý xuất phát từ thức thứ tám và thức thứ bảy cho rằng “cái ngã” tồn tại thực sự. Thức thứ tám được gọi là A lại da thức hay “Tạng thức”. Đây là kho chứa mà từ đó các thức khác phát sinh, khi gặp hoàn cảnh và nhân duyên phù hợp, chủng tử tập khí được lưu giữ trong Tạng thức lại hiện hành. Tạng thức hay A lại da thức được phân chia làm hai loại theo khả năng: (a) nhận biết tất cả mọi việc đang diễn ra; (b) lưu giữ và ghi lại tất cả chủng tử, tập khí được tích chứa thông qua các hành động của thân và tâm. Với hai chức năng của A lại da thức, người ta có thể nói có chín thức.
Cuối cùng, thức thứ tám gọi là thức nền tảng hay Tạng thức hoặc A lại da thức, bởi đây là nền tảng cho các thức khác nảy sinh. Thức thứ tám có chức năng lưu trữ tất cả chủng tử tiềm tàng do ý thức tạo ra. Nếu chúng ta có nhiều thiện hạnh và hoạt động lợi ích được lưu giữ trong A lại da thức là những chủng tử thiện ẩn tàng sau này sẽ tạo ra quả báo là các thiện nghiệp. Nếu chúng ta có hành vi bất thiện như sát sinh, trộm cắp sẽ gieo những chủng tử bất thiện, rồi những chủng tử bất thiện này hướng chúng ta đến xu hướng giết người, trộm cắp không chỉ hiện đời mà cả đời kế tiếp. Vì lý do này, A lại da thức được gọi là “kho thức chứa hạt giống” bởi nó có khả năng lưu giữ tất cả “dấu vết” của nghiệp.
Thức thứ tám có thêm hai chức năng khác nữa là (a) nhận biết tất cả mọi việc đang diễn ra ở trong thức và (b) lưu trữ hoặc ghi lại tất cả chủng tử tập khí được huân tập thông các hoạt động của thân và tâm. Với hai chức năng của thức thứ tám chúng ta có thể nói có chín thức.
Có thể đưa một ví dụ ngắn gọn để miêu tả hoạt động của tám thức như sau: khi chúng ta nằm ngủ, năm cơ quan cảm giác hay năm căn không tiếp nhận thông tin, nhưng vẫn tiếp nhận những chủng tử ngủ ngầm từ thức thứ tám, chúng ta thấy mình nhìn, nghe và tiếp xúc cảnh vật một cách sinh động đến mức chúng ta tin rằng những giấc mơ đó đang thực sự diễn ra đúng như trải nghiệm ban ngày vậy. Những gì tâm tạo ra trong giấc mơ khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc, đau khổ, sợ hãi hay vui mừng, tất cả chỉ là một ảo ảnh do một phần của tâm thêu dệt lên.
- 9406
Viết bình luận