Tình Cha Trong Đạo Phật và Cách Làm Người Cha Tốt | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Tình Cha Trong Đạo Phật và Cách Làm Người Cha Tốt

Làm cha chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Hãy ý thức rằng nhiệm vụ của người cha không bao giờ có hồi kết…


Đức Phật và con trai La Hầu La

Trong Phật giáo Đại thừa, Đức Phật được miêu tả như là "Bậc Cha lành của tất cả chúng sinh".

Mối quan hệ của Đức Phật với tất cả chúng sinh được mô tả ẩn dụ trong Thí Dụ Về Căn Nhà Cháy, Kinh Pháp Hoa, trong đó người cha sử dụng nhiều phương tiện thích hợp để thu hút những người con trai của ông chạy ra khỏi căn nhà đang cháy.

Ở vùng phía Đông Á Châu, quan niệm phụ hệ của Phật Giáo Đại Thừa đã được tăng cường bởi các lý tưởng về lòng hiếu thảo của Khổng Tử.

Trong Phật Giáo Kim Cương thừa, một số văn bản, chẳng hạn như các Tantra (Mật thừa) Guhyasamaja và Vajrabhairava, được phân loại là "tantras father - cha" Phật giáo Kim Cương Thừa cũng mô tả mối quan hệ giữa Guru (đạo sư) và đệ tử bằng những từ ngữ liên hệ đến Cha. Tại vùng Himalaya, người ta xem bậc Thầy tâm linh như là người cha, và đã được thể hiện qua việc thực hành Guru yoga (hòa lẫn tâm của hành giả với tâm của của bậc Thượng sư…

Làm thế nào để người cha chăm sóc con tốt hơn?

Làm cha chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Bất kể con của bạn bao nhiêu tuổi hoặc bạn có bao nhiêu con, hãy ý thức rằng nhiệm vụ của người cha không bao giờ có hồi kết.

Để làm một người cha tốt, bạn phải luôn sát cánh bên con, làm gương cho con và nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái, đồng cảm với nhu cầu của các con nhưng không dễ dãi. Hãy xem các bước sau đây để biết cách trở thành một người cha tốt.

Cẩn thận hơn

Nhiều ông bố thường bất cẩn khi trông con nhỏ, bởi họ không chú ý tới tiểu tiết. Trẻ nhỏ thường tò mò khám phá, chưa nhận thức đầy đủ về sự an toàn nên đôi khi trẻ có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm. Vì vậy, người cha cần chú ý hơn đến những nguy cơ xung quanh trẻ, đảm bảo con nhỏ ở trong phạm vi an toàn.

Kiên nhẫn hơn

Nuôi con là phép thử lòng kiên nhẫn của cha mẹ. So với các bà mẹ, các ông bố có xu hướng thiếu kiên nhẫn hơn trong quá trình nuôi dạy con cái. Khi con không nghe lời, họ bắt đầu tỏ ra nghiêm khắc hoặc đơn giản là phớt lờ chúng đi. Điều này khiến trẻ nhỏ dễ xa lánh người cha. Vì vậy, khi chăm sóc con cái, người cha cần chú ý đến sự kiên nhẫn, nhìn nhận vấn đề dưới góc độ của đứa trẻ nhiều hơn.

Người cha có vai trò to lớn đối với sự trưởng thành của trẻ. Vì vậy, dù bận rộn đến đâu, những ông bố hãy dành thời gian để đồng hành cùng con để đứa trẻ lớn lên tốt nhất.

Phát triển kỹ năng giao tiếp cùng con

Việc bạn có mặt trong những khoảnh khắc quan trọng của con là điều hết sức ý nghĩa, và việc có thể giao tiếp cùng con khi bạn có mặt cũng quan trọng không kém. Không nhất thiết lúc nào bạn cũng phải làm những việc thú vị cùng con để chúng thích ở bên bạn; thay vào đó, bạn chỉ cần tập trung vào việc có thể giao tiếp sao cho thấu hiểu những lo lắng và khó khăn mà các con gặp phải.

  • Nhớ hỏi thăm các con mỗi ngày để bạn biết điều mà con sắp trải qua trong tuần đó, nỗi lo và những suy nghĩ của con.
  • Bạn không nên hỏi một câu tượng trưng như "Hôm nay mọi việc thế nào?" mà không thực sự muốn biết câu trả lời.
  • Các con đang ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc là sinh viên bận rộn thường không muốn cho bạn biết chi tiết mọi chuyện. Hãy đảm bảo rằng bạn hỏi thăm con với tần suất vừa phải để chúng biết bạn quan tâm và không cảm thấy ngột ngạt.

Dạy các con những bài học quan trọng

Bạn cũng nên có mặt để dạy các con cách hoàn thành một số việc cơ bản trong cuộc sống. Chẳng hạn như giúp con trai sử dụng nhà tắm, dạy các con chải răng đúng cách, giúp chúng học cách đạp xe và hướng dẫn con cách lái xe khi đã đến tuổi. Bạn cũng có thể dạy con trai cạo râu và giữ gìn vệ sinh cá nhân. Các con sẽ cần sự có mặt của bạn để học những bài học quan trọng trong đời và những điều nhỏ nhặt hằng ngày.

  • Chia sẻ việc nuôi dạy con cái với người bạn đời. Cả hai người nên dạy các con những điều quan trọng cần thiết để bước vào đời.
  • Giúp các con học hỏi từ những sai lầm. Khi các con mắc sai lầm, bạn nên giúp chúng hiểu nguyên nhân và hướng dẫn con cách tránh lặp lại điều tương tự trong tương lai thay vì chỉ đưa ra hình phạt và bỏ qua.
  • Thường xuyên khen ngợi nỗ lực của con và phê bình một cách tế nhị. Thái độ của bạn sẽ tạo ra ảnh hưởng to lớn khi con dần hình thành lòng tự trọng.

(Phổ Hiền biên soạn)

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6439056
Số người trực tuyến: