Lời thỉnh cầu Đức Phật chuyển pháp luân của Phạm Thiên và Đế Thích
Trong Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm, Phạm Thiên nhờ uy thần của Phật, nên lại biết Như Lai vẫn còn giữ ý tưởng im lặng. Ông cùng Đế Thích và chư Thiên ở các cõi Tứ Thiên vương thiên, Tam thập tam thiên, Dạ-ma thiên, Đâu-suât-đà thiên, Lạc biến hóa thiên, Tha hóa tự tại thiên, Phạm chúng thiên, Phạm phụ thiên, Quang âm thiên, Quảng quả thiên, Biến tịnh thiên, Tịnh cư thiên cho đến A-ca-ni-trấ thiên, tất cả đều uy nghi rực rỡ vào khoảng nửa đêm cùng vân tập đến rừng Đa diễn lễ Phật rồi đi nhiễu quanh theo phía tay phải ba vòng và đứng sang một bên. Đế Thích chắp tay hướng về chỗ Phật đọc bài kệ thỉnh Như Lai chuyển xe chính pháp:
Thế Tôn hàng phục các ma oán
Tâm luôn thanh tịnh như trăng tròn
Nguyện vì chúng sinh ra khỏi định
Đem trí tuệ sáng chiếu thế gian.
Đức Phật vẫn im lặng, không trả lời. Phạm Thiên liền rời tòa ngồi, vén vạt áo để lộ vai bên phải, đầu gối phải quỳ chạm sát đất, chắp tay hướng về phía Đức Phật: “Thưa Đức Thế Tôn, Người là bậc Thầy của cả ba cõi, Người như mặt trời huy hoàng, rực rỡ có thể tỏa chiếu ánh sáng của đạo giải thoát khắp cùng mười phương không gì ngăn ngại, tai sao Người giữ im lặng? Xin hãy khai mở đóa hoa sen giáo pháp quý giá như ánh mặt trời của Người”.
Thế rồi cả hai vị vua trời đồng thỉnh cầu: “Đức Thế Tôn, trí tuệ Người như trọn vẹn, đầy đặn sáng soi như trăng tròn đầu tháng không bị che khuất, Người đã chiến thắng oanh liệt, đánh bại mọi ảo giác. Xin Người hãy tỏa chiếu ánh sáng của trí tuệ giác ngộ để xua tan đi màn đêm tăm tối đang nhấn chìm tất cả chúng sinh trong đau khổ”.
Sau một hồi lâu, Đức Phật phá vỡ im lặng, Ngài cất tiếng: “Sự giác ngộ toàn hảo mà ta đã chứng đạt chỉ có thể truyền dạy cho những ai đủ phẩm hạnh, những chúng sinh bình thường không thể liễu ngộ được chân lý siêu việt này. Tuy vậy, để cho tất cả đều có thể hưởng lợi lạc, ta sẽ truyền dạy giáo pháp tùy theo căn cơ của các chúng sinh bất kể họ thấp kém, cao sang, hay có học thức”. Vậy là cuối cùng Đức Phật đã chấp thuận truyền dạy những gì Ngài đã khám phá về chân lý vũ trụ.
Khi Đức Phật cân nhắc những vị đệ tử thích hợp để giúp Ngài ban truyền giáo pháp, đầu tiên Ngài nghĩ đến hai vị đạo sỹ khổ hạnh Lhagchod và Ringphur. Nhưng thật không may, bảy ngày trước một người đã qua đời, còn người kia cũng đã viên tịch ba ngày trước, vì vậy, Đức Phật quyết định truyền dạy cho năm anh em Kiều Trần Như vì Ngài có mối nhân duyên với họ trong suốt nhiều kiếp trước.
Đức Phật lên đường, vượt qua những dãy núi, những hồ nước, xuyên qua những khu rừng đàn hương, đi qua những thị trấn, làng mạc ở Gaya, bang Bihar, cho đến khi Ngài tới sông Hằng ở thành phố cổ Varanasi. Trên đường, Đức Phật gặp một người Bà la môn rất cao sang, ông ta hỏi Đức Phật: “Này Phật Cồ Đàm, ai là thầy của đạo hữu?”.
Đức Phật trả lời: “Ta không có thầy. Bằng cách từ bỏ tất cả mọi nhiễm ô, tự thân ta đã đạt thành giác ngộ.” Và Ngài tiếp tục đi tiếp. Khi Ngài tới bên bờ sông Hằng, người lái đò bảo Ngài phải trả tiền để đi thuyền sang bờ bên kia, Đức Phật trả lời: “Ta không có gì cả” và Ngài liền bay lên trời, hướng về về phía thị trấn Sarnath thuộc thành phố Vairanasi nơi mà năm vị đồng đạo đang cư ngụ.
Trên hành trình cuộc đời, niềm tin là thực phẩm, đạo đức là chốn che chở, trí tuệ là ánh sáng dẫn đường lúc ban ngày, tỉnh giác là sự bảo vệ khi đêm xuống. Người nào sống một cuộc đời thanh tịnh thì không gì có thể làm tổn hại được người đó.
~ Đức Phật ~
THÔNG BẠCH CHƯƠNG TRÌNH LỄ TẤT NIÊN VÀ KỶ NIỆM NGÀY PHẬT THÀNH ĐẠO TẠI ĐẠI BẢO THÁP MANDALA TÂY THIÊN
Thời gian: Ngày 28 tháng 01 năm 2018 (tức ngày 12/12 năm Đinh Dậu)
Địa điểm: Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc)
Buổi Sáng
1. Dâng Lục Cúng.
2. Dâng hương – Lễ Phật – Sám hối.
3. Giảng về ý nghĩa lễ tất niên.
4. Khóa lễ hỏa tịnh cúng dường lễ tạ Chư Phật, Hộ pháp, bách thần.
5. Cúng dường phẩm vật Tshog.
6. Hóa giải Mandala Quán Âm. Chia cát Mandala cho Phật tử tham dự lễ.
7. Hồi hướng - Ngọ trai
Buổi chiều
14h00 - Giảng Pháp và Quy y Tam Bảo.
16h - CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN PHẬT THÀNH ĐẠO
1. Lễ Phật – Sám hối – lễ 21 lễ Bổn Sư.
2. Diễn Văn tri ân Đức Phật thành đạo.
3. Tụng kinh thi kệ cuộc đời Đức Phật.
4. Giảng ý nghĩa Phật thành đạo.
5. Tiểu phẩm: “ Đức Phật Thành Đạo” do Ni chúng thực hiện
6. Hồi hướng - Bế mạc chương trình.
Xin Thông bạch tới quý Phật tử và Thiện hữu tri thức cùng vân tập tham dự Đại lễ tâm linh linh thiêng này.
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát!
- 5305
Viết bình luận