Khai mở Tuệ giác “con mắt thứ 3” trong bộ não người | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Khai mở Tuệ giác “con mắt thứ 3” trong bộ não người

Đã từ lâu những người tin theo tôn giáo và tín ngưỡng cho rằng trong mỗi người đều có con mắt thứ ba (tên khoa học là thể tùng), nó chính là cửa sổ giao tiếp giữa con người với thế giới khác. Tuy vậy, những người khác vẫn luôn nghi ngờ sự tồn tại của con mắt thứ ba.

Định nghĩa khoa học về Thể tùng

Vào thế kỷ thứ ba TCN, bác sĩ Hy Lạp cổ đại Herophilus đã phát hiện ra trong não người có một bộ phận nhỏ, hình dạng như quả thông và có kích thước bằng móng tay út. Ngày nay, các nhà khoa học gọi bộ phận đặc biệt đó là thể tùng.

Theo các nhà khoa học nghị luận: có sự tương đồng giữa thể tùng và con mắt; cho rằng thể tùng chính là một con mắt thoái hóa - con mắt thứ ba?

Thể tùng chứa mô võng mạc được cấu tạo bởi các tế bào cảm quang hình que và hình nón, giống hệt như mắt người. Thậm chí, nó cũng có bó dây thần kinh thị giác nối đến vỏ não thị giác, tiến sĩ David Klein, trưởng bộ phận Nội tiết thần kinh tại Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia Mỹ (NICHD) cho biết. “Các tế bào cảm quang của võng mạc rất giống với các tế bào của thể tùng. Nó (thể tùng) thậm chí còn có chất lỏng thủy tinh thể giống như ở mắt,” TS David Klein nói với tạp chí Science Daily.

Vì sao con mắt thứ ba không hoạt động với hầu hết mọi người?

Y học đã phát hiện rằng thể tùng của hầu hết mọi người đều bị vôi hóa. Thể tùng của người trưởng thành bị vôi hóa giống như một cục canxi nằm ở giữa não bộ. Nhiều nhà khoa học tin rằng sự vôi hoá thể tùng làm mù con mắt thứ ba, ngăn cản chúng ta có được các năng lực đặc biệt.

Những người theo thực hành tu luyện còn cho rằng con mắt thứ ba của trẻ em từ 6 tuổi trở xuống rất dễ được khai mở và nhìn rất rõ ràng do các bé rất ngây thơ và trong sáng. Họ cũng cho rằng thanh niên trưởng thành rất khó khai mở mắt thứ ba do ham muốn vào “thất tình lục dục” của họ là rất lớn. Giải thích này khá trùng hợp với phát hiện của giới khoa học: trẻ em dưới 6 tuổi thì thể tùng ít bị vôi hóa, còn thanh niên trưởng thành hầu hết có thể tùng bị vôi hóa. Điều này có thể lý giải tại sao chỉ các nhà sư, các lạt ma Tây Tạng hay những người tu luyện tâm tính một cách chân chính mới có thể sở hữu những năng lực siêu thường - khai mở Tuệ nhãn.

Năng lực đánh thức Tuệ nhãn thông qua cúng dàng đèn trong đạo Phật

Đa số mọi người ngày nay thường chỉ chấp nhận những điều mà khoa học chứng thực công nhận. Nhưng có những việc mà khoa học thực chứng chưa thể giải thích nhưng lại xảy ra một cách khách quan, đồng thời có thể được chứng minh qua các thí nghiệm hết sức thực tại như con mắt thứ ba này. Điều này cũng có thể giúp chúng ta thay đổi quan niệm trong việc tiếp nhận, đánh giá thông tin và nhìn nhận về thế giới xung quanh.

Theo kinh Phật dạy: NĂNG LỰC ĐÁNH THỨC TUỆ GIÁC CHÂN THẬT CỦA "CẦU NGUYỆN CÚNG DÀNG ĐÈN"

Cúng dàng đèn bơ là cúng dàng mãnh liệt nhất bởi lẽ ánh sáng của chúng tượng trưng cho trí tuệ. Nhờ năng lực của tích lũy này, chúng ta có thể loại trừ mọi bất toàn của đôi mắt vô minh của mình và đạt đến tuệ nhãn toàn giác của Phật.

Dâng cúng đèn là cúng dàng tánh thấy lên mắt Phật. Vì mắt Phật là mắt trí tuệ, nên chúng không có sự đối nghịch của sáng hay tối. Ngay khi ngọn đèn xua tan bóng tối, ánh sáng của ngọn đèn biểu hiện sự tan biến của bóng tối vô minh và chứng đắc trí tuệ sáng suốt của Phật. Mắt thường của chúng ta, dù sao đi nữa vẫn bị che lấp bởi bóng tối của hai bất tịnh – Một bất tịnh thô là cảm xúc phiền não (ngã chấp) và một bất tịnh vi tế là sở tri chướng (pháp chấp).

Khi chúng ta cúng dàng ánh sáng, kết quả của nó là sự chứng ngộ trí tuệ Tịnh quang trong đời này; xóa sạch tâm phân biệt, dẹp tan sự rối loạn và nhận ra Tịnh quang trong cõi Bardo; và tăng trưởng trí tuệ trong mỗi đời sống cho đến khi đạt được giác ngộ.

Theo truyền thống Phật giáo Kim cương thừa, chúng ta tích lũy công đức để tạo ra những hoàn cảnh thuận lợi trước mắt như sức khỏe, giàu sang và trường thọ và sâu xa hơn là hiển lộ bản tính trí tuệ của chính chúng ta.

Đức Phật Thích-Ca Mâu - Ni đã dạy 10 lợi ích của việc cúng dàng ánh sáng trong Kinh Phạm Âm:

01. Trở thành ngọn đèn của pháp giới;

02. Có huệ nhãn thanh tịnh nhìn thấy các cảnh giới vô hình ngay trong thân người;

03. Thành tựu thiên nhãn thông;

04. Đạt được trí tuệ thấu suốt thiện pháp và bất thiện pháp;

05. Loại trừ tâm bám chấp vào sắc tướng;

06. Luôn sống trong ánh sáng trí tuệ;

07. Có được tái sinh trong thân người hay chư thiên;

08. Vui hưởng cuộc sống giàu sang phú quý;

09. Sớm được giải thoát;

10. Chóng đạt giác ngộ.

(Mai An tổng hợp)

 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6463500
Số người trực tuyến: