3. Chân ngôn diệt định nghiệp của Địa Tạng Bồ Tát
Chân ngôn diệt định nghiệp của Địa Tạng Bồ Tát
Từ đây sắp xuống là diệt các tội nghiệp.
Án, bát ra mạt lân đà nãnh Ta bà ha.
Khi tụng chú này, tâm quán tưởng tất cả chúng sinh thảy đều phá trừ định nghiệp từ vô thủy.
Nghiệp: có hai thứ:
1. Định nghiệp, đời trước chỗ đã tạo nghiệp ắt nhất định đời nay phải chịu báo, nên với định nghiệp này chẳng dễ gì sám hối!
2. Bất định nghiệp, đời trước chỗ gây ra nghiệp hoặc khinh hoặc trọng không nhất định, nên nay sám hối thì dễ.
Không luận: Định hay bất định, đều từ nơi mê hoặc mà tạo ra cả, mà cái hoặc nó không có tự tánh của nó, mà nó lấy chân như làm tánh. Tỷ như: luồng mây thoạt khi thoạt diệt, mây nó không có tự nương, mà lấy cõi thanh hư làm nương. Số là, chúng sinh, Phật với ta, tâm đồng cõi thái hư, bấy nay không có hoặc, cái hoặc sỡ dĩ có ra là nhân nơi mê mà có; trí huệ như Phật (Phật tánh) phực sáng, mê hoặc như mây trọn tiêu. Nên phải dùng cái quán trí chuyên tinh tụng trì thần chú, cảm đến Phật tử, trí, chú, Phật là ba, phi một phi ba, mà ba mà một, ba một hoà suốt lẫn nhau, đồng một cái thực tướng kia chúng sinh chỗ tạo ra định nghiệp, dù có vô lượng, nhưng đều hoạn hoá hư vọng chẳng thực, nếu được gặp cái kho trí quang minh, thì hoặc nghiệp kia. dường như một điểm sương tuyết trên lò lửa lửa hừng.
Bài chú đây với bài “chú phá định nghiệp” trong Kinh Diệm khẩu lời khác mà nghĩa đồng, khi tụng chú phải tự quán tưởng tâm mình thành một vầng nguyệt thanh tịnh tròn đầy sáng suốt, với trên vầng tâm Nguyệt, tưởng có một chữ "hột r") màu xanh, chữ "hột rị" phóng hào quang khắp chiếu chúng sinh trong nghiệp đạo, chúng sở hữu các định nghiệp mà chư Phật chẳng cho sám hối đó, khiến cho đều được thanh tịnh.
Lại nên tượng cho kia tự tánh bấy nay vẫn thanh tịnh, tâm Phật chúng sinh ba ấy không sai khác nhau, thế gọi là “Phá quyết định nghiệp”.
- 31456
Viết bình luận