Điều chưa biết về thai giáo: Ăn gì để em bé có ngoại hình như ý muốn? | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Điều chưa biết về thai giáo: Ăn gì để em bé có ngoại hình như ý muốn?

Trong 9 tháng 10 ngày, bào thai từ một tế bào đơn độc (trứng thụ tinh) phát triển thành hình con người, đã lớn hơn gấp ba tỉ lần. Trong khi trọng lượng cơ thể sau khi ra đời cho đến tuổi đôi mươi chỉ tăng hai mươi lần. Vậy mà trong thời gian này, thai nhi chỉ được nuôi dưỡng bằng những gì bà mẹ ăn và uống hàng ngày. Do đó, bà mẹ ăn uống đúng cách thuận tự nhiên sẽ tạo được đứa con khoẻ mạnh, còn ăn uống sai thì con cái sinh ra sẽ ốm yếu. Vì mắt, tai, mũi, miệng và các đặc tính cơ bản của thể chất thành hình trong 9 tháng 10 ngày này, nên cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp đồ ăn thức uống của người mẹ.

Toàn bộ gương mặt, dáng người cơ thể của mỗi người chính là sự phản ảnh tình trạng người mẹ đã ăn gì và ăn như thế nào khi mang thai, cộng với nguyên nhân do nghiệp lực. Vậy bạn muốn con mình có đôi mắt to tròn hay một mí? Bạn muốn con mình có hàm răng hô, thưa hay quặp vào trong? Bạn muốn con mình có sống mũi tẹt hay cao và thẳng? Kết quả phần nhiều là do sự quân bình và hài hòa của thức ăn mà người mẹ hấp thu trong thời kỳ mang thai.

Trong khi mang thai, nếu người mẹ ăn nhiều thức ăn quá âm tính (có tính bành trướng, giãn nở như khoai tây, cà chua, dưa chuột, cà tím…) thì răng của đứa bé có nguy cơ bị hô hay thưa, khoảng cách giữa hai mắt rộng, miệng không ngậm kín. Người mẹ nào có khuynh hướng ăn quá dương (trứng vịt lộn, trứng, thịt đỏ…) thì răng đứa bé sẽ có nguy cơ bị quặp vào trong hoặc răng không đều. Nếu người mẹ ăn uống lung tung vô độ thì em bé có nhiều nét âm dương chồng chéo trên khuôn mặt.

Ngón chân cũng vậy, bà mẹ ăn nhiều thức ăn âm thì ngón chân có xu hướng xòe ra và ngược lại. Vì 9 tháng 10 ngày trong bào thai tương đương 280 ngày, có những tháng lạnh thuộc về âm nên thức ăn phần lớn là dương hơn, và bào thai trong tháng đó chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi khí hậu và món ăn của người mẹ mà hình thành những đặc điểm ngoại hình tương ứng với sự bành trướng hay co rút của thức ăn. Ví dụ về sự lộn xộn âm dương trên một gương mặt như mũi tẹt (dương), răng hô (âm), tai vểnh ra (âm), mắt một mí nhỏ hẹp (dương)...

Nếu bà mẹ nào hiểu biết về lý thuyết âm dương và sự tác động trực tiếp của thức ăn tác động lên thai nhi, em bé sẽ được nuôi dưỡng từ trong bào thai với những thức ăn quân bình âm dương, mang đến vẻ đẹp ngoại hình hài hòa, cân đối. Ngoài ra, nhiều chuyên gia thực dưỡng cũng cho rằng, không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, chế độ ăn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh cách của em bé sau này. Các em bé thực dưỡng sẽ có ít nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh hơn. Những nghiên cứu tại Nhật cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ thực dưỡng thường hoạt bát, ngoan ngoãn, có sức tập trung tốt và nhạy cảm hơn các em bé có mẹ ăn nhiều thịt trong khi mang thai.

Nghệ thuật Thực dưỡng xuất phát từ lòng khiêm tốn biết ơn và trân trọng tất cả những gì đã tạo ra món ăn thức uống, như ánh nắng, đất đai, không khí, nguồn nước, và năng lượng vũ trụ vô tận, cũng như công sức của mọi người.

(Nguồn: “Làm Thế Nào Để Sống Vui”

Tác giả:  Georges Ohsawa)

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6408507
Số người trực tuyến: