Phần 4
26. Phẩm Thập Địa Thứ Hai Mươi Sáu
(Hán Bộ Từ Quyển 34 Ðến Quyển 39)
Phần 4
Như vậy trải qua vô lượng trăm kiếp, nhẫn đến vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp những thiện căn đã có càng thêm sáng sạch .
Ví như chân kim đem làm mão báu, đặt trên đầu thánh vương diêm phù đề, những món trang nghiêm của tất cả thần dân không thể sánh kịp.
Cũng vậy, những thiện căn của bậc bồ tát này hơn tất cả những thiện căn của nhị thừa nhẫn đến đệ thất địa bồ tát.
Bởi Bồ Tát trụ bậc này, đại trí quang minh diệt trừ tối tăm phiền não của khắp chúng sinh, vì khéo hay khai môn huệ.
Chư Phật tử! ví như đại phạm thiên vương chủ ngàn thế giới, có thể khắp vận từ tâm, khắp phóng quang minh đầy ngàn thế giới,
Cũng vậy, Bồ Tát này hay phóng quang minh chiếu khắp trăm vạn Phật sát vi trần số thế giới, làm cho chúng sinh đập tắt lửa phiền não mà được thanh lương.
Trong mười môn Ba la mật, Bồ Tát này thiên nhiều về nguyện ba la mật, các món khác thời tùy sức, phần mà tu tập.
Ðây gọi là nói lược về Bồ Tát đệ bát bất động địa. Nếu nói rộng thời trải vô lượng kiếp cũng không thể cùng tận.
Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát trụ bậc này phần nhiều làm Đại Phạm Thiên vương chủ ngàn thế giới, tối thắng tự tại, giỏi giảng thiết các nghĩa. Có thể ban đạo ba la mật cho hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật, chư Bồ Tát .
Tất cả công hạnh bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, đều chẳng rời niệm Phật, nhẫn đến chẳng rời niệm Nhất thiết chủng trí.
Bồ Tát hảy lại nghĩ rằng: Tôi sẽ ở trong tất cả chúng sinh là thượng thủ, là thắng nhẫn đến là bậc y chỉ của Nhất thiết chủng trí,
Bồ Tát này nếu dùng sức phát khởi đại tinh tấn trong khoảng một niệm được trăm vạn đại thiên thế giới vi trần số tam muội, nhẫn đến thị hiện trăm vạn đại thiên thế giới vi trần Bồ Tát làm quyến thuộc.
Nếu dùng nguyện lực tự tại thù thắng để thị hiện thời hơn số trên đây, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng thể đếm biết được.
Kim Cang Tạng Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này mà kệ rằng:
Thất địa tu hành phương tiện huệ
Khéo chứa trợ đạo đại nguyện lực
Lại được Chư Phật chổ nhiếp trì
Vì cầu thắng trí nhập bát địa
Công đức thành tựu thường từ mẫn
Trí huệ rộng lớn đồng hư không
Nghe pháp hay sinh quyết định lực
Ðây là tịch diệt vô sinh nhẫn.
Biết pháp tướng vô sinh vô khởi
Vô thành, bình đẳng tuyệt phân biệt
Siêu các tâm hành như hư không .
Thành tựu nhẫn này siêu hý luận .
Thậm thâm bất động luôn tịch diệt
Tất cả thế gian không thảy đều lìa .
Trụ ở bậc này chẳng phân biệt
Ví như tỳ kheo nhập diệt định
Như mộng lội sông, thức thời không
Như sinh phạm thiên tuyệt ái dục .
Do bổn nguyện lực được Phật khuyên
Khen trí nhẫn cao quán đỉnh cho
Bảo rằng Phật pháp của chúng ta
Nay ông chưa được phải tinh tấn.
Dầu ông đã tắt lửa phiền não
Phiền não thế gian vẫn hẩy hừng
Phải nhớ bổn nguyện độ sinh
Ðều khiến tu nhơn đến giải thoát .
Pháp tính chân thường lìa tâm niệm
Nơi đây nhị thừa cũng được vậy
Chẳng do cớ này làm thế tôn
Chỉ do thậm thâm vô ngại trí.
Chư Phật thế tôn thiên nhơn sư
Ban cho trí huệ bảo quán sát
Vô biên Phật pháp đều được thành
Một niệm vượt hơn công hạnh trước
Bồ Tát an trụ địa này
Thời được sức thần thông quảng đại
Một niệm phân thân khắp mười phương
Như thuyền vào biển nhờ gió thổi.
Tâm vô công dụng, trí nhậm vận
Ðều biết quốc độ: thành, hoại, trụ
Các cõi chủng loại đều khác lạ
Lớn nhỏ vô lượng đều biết được.
Ðại thiên thế giới tứ đại chúng
Lục đạo chúng sinh thân đều khác
Và cùng châu báu vi trần số
Dùng trí xem biết không còn thừa.
Bồ Tát hay biết không còn thừa.
Bồ Tát hay biết tất cả thân
Vì độ chúng sinh hiện thân đồng
Cõi nước vô lượng nhiều loại khác
Ðều vì nhựt nguyệt ở hư không .
Tất cả trong nước đều hiện bóng
Trụ ở pháp giới không bị động
Tùy tâm hiện bóng cũng như vậy
Tùy tâm sở thích của chúng sinh .
Trong các chúng hội đều hiện thân
Thanh Văn, độc giác cùng Bồ Tát
Nhẫn đến thân Phật đều hiện cả.
Chúng sinh, quốc độ, nghiệp báo thân,
Các bậc thánh nhơn trí pháp thân
Hư không thân tướng đều bình đẳng
Vì khắp chúng sinh mà thị hiện.
Mười môn thánh trí khắp quán sát
Lại thuận từ bi làm công hạnh
Tất cả Phật pháp đều thành tựu
Trì giới bất động như tu di.
Thập lực thành tựu chẳng động lay
Tất cả ma chúng không chuyển được
Chư Phật hộ niệm, thiên vương kính
Mật tích kim cang thường thị vệ.
Bậc này công đức vô biên tế
Ngàn vạn ức kiếp nói chẳng hết
Thiện căn cúng Phật càng sáng sạch
Như bửu quang trên đỉnh thánh vương.
Bồ Tát trụ bậc đệ bát địa
Thường làm phạm vương chủ ngàn cõi
Diễn thuyết tam thừa không tận cùng
Từ quang soi khắp trừ phiền não
Tam muội chứng được trong một niệm
Số đến trăm vạn cỏi trần
Công hạnh ra làm cũng số đó
Nguyện lực thị hiện lại hơn đây ,
Bồ Tát đệ bát bất động địa
Tôi vì đại chúng đã nói lược
Nếu muốn thứ đệ nói rộng ra
Trải trăm ức kiếp nói chẳng hết.
Kim cang tạng nói đệ bát địa
Như Lai hiện tại thần thông lực
Chấn động các cõi nước mười phương
Vô lượng ức số khó bàn nghĩ,
Ðắng vô thượng tôn chính đẳng giác
Thân Phật khắp phóng đại quang minh
Chiếu soi vô lượng vi trần cõi
Ðều khiến chúng sinh được an lạc
Bồ Tát vô lượng trăm ngàn ức
Ðồng thời hiện đứng giửa hư không
Ðồ cúng thượng diệu hơn chư thiên
Cúng dường đấng tối thắng vô thượng .
Ðại tự tại vương, tự tại thiên
Ðều cùng đồng tâm mừng vô lượng
Ðều đem các thứ đồ cúng dường
Dâng lên đấng thậm thâm công đức .
Lại có thiên nũ đồng vạn ức
Thân tâm vui mừng kể không xiết
Hòa tấu nhạc âm vô lượng thứ
Cúng dường nhơn thiên đại đạo sư.
Bấy giờ nhạc âm đồng hòa tấu
Trăm ngàn vạn ức vô lượng thứ
Ðều do Như Lai oai thần lực
Diễn xuất diệu âm mà tán thán:
Tịch tịnh, điều nhu, không nhơ hại
Tùy bậc đã nhập khéo tu tập
Tâm như hư không đến mười phương
Nói rộng Phật đạo độ quần sinh
Thiên thượng nhơn gian tất cả chổ
Ðều hiện vô đẳng diệu trang nghiêm
Do Phật công đức mà sinh ra
Khiến người xem thấy ưa Phật trí.
Chẳng rời một cõi đến chúng sinh
Như trăng hiện khắp soi thế gian
Âm thanh tâm niệm đều diệt cả
Dường như hang núi dội tiếng vang.
Nếu có chúng sinh tâm hạ liệt
Vì họ diễn nói hạnh thanh văn,
Nếu tâm minh lợi thích độc giác,
Thời vì họ giảng đạo trung thừa
Nếu có từ bi thích độ sinh
Vì họ giảng dạy Bồ Tát hạnh ,
Nếu có tối thắng tâm trí huệ
Thời dạy Như Lai pháp vô thượng .
Ví như thuật gia làm các sự
Nhiều loại hình tướng đều chẳng thiệt
Bồ Tát trí huyễn cũng như vậy
Dầu hiện tất cả rời hửu vô
Âm thanh ngàn thứ vang như vậy
Ca ngợi Phật rồi đứng lặng yên.
Giải thoát nguyệt lại vì chúng thỉnh
Xin nói công hạnh đệ cửu địa.
Kim Cang Tạng Bồ Tát bảo giải thoát nguyệt Bồ Tát rằng: Thưa Phật tử! Đại Bồ Tát dùng vô lượng trí như vậy tư duy quán sát muốn cầu tịch diệt giải thoát hơn liền tu tập Như Lai huệ: nhập các môn Đà la ni tam muội Như Lai bí mật pháp quán sát bất tư nghì đại trí tính thanh tịnh .
Có đủ thần thông quảng đại vào thế giới sai biệt,tu tập thập lực, vô uý, bất cộng. Theo chư Phật chuyển pháp luân. Chẳng bỏ đại bi bổn nguyện lực. Ðược nhập Bồ Tát đệ cửu thiện huệ địa.
Chư Phật tử! Bồ Tát trụ bậc thiện huệ địa này, đúng như thiệt mà biệt các pháp hành thiện, bất thiện, vô ký, hửu lậu, vô lậu, thế gian, xuất thế, tư nghì, bất tư nghì, định, bất định, thanh văn, độc giác Bồ Tát, Như Lai và pháp hành hữu vi, vô vi.
Bồ Tát này dùng trí huệ như vậy, đúng thiệt mà biết những rừng rậm của chúng sinh: tâm, phiền não, nghiệp, căn, giải, tính, dục lạc, tùy miên, thọ sinh, tập khí tương tục và rừng rậm tam tụ sai biệt.
Bồ Tát này đúng thiệt mà biết tâm của chúng sinh có các thứ hình tướng. Như những tướng: tạp khởi, tốc chuyển, hoại, bất hoại, vô minh chất, vô biên tế, thanh tịnh, cấu, vô cấu, phược, bất phược, huyễn sở tác, theo các loài mà đến thọ sinh, trăm ngàn muôn ức vô lượng tướng của tâm chúng sinh như vậy đều biết đúng thiệt.
Lại biết các thứ tướng của phiền não. Như những tướng lâu xa hiện hành, vô biên dẫn khởi, sinh chung chẳng bỏ, núp và khởi một nghĩa, cùng tâm tưong ưng, chẳng cùng tâm tương ưng, tùy loài thọ sinh mà trụ, ba cõisai khác, ái kiến si mạn họa hại như mũi tên cấm sâu, ba nghiệp nhân duyên chẳng tuyệt. Lược nói nhẫn đến tám muôn bốn ngàn tướng phiền não đều biết đúng thiệt.
Lại biết những tướng của ba nghiệp, như những tướng: thiện, bất thiện, vô ký, có biểu thị, không có biểu thị, cũng tâm đồng sinh chẳng rời, nhơn tự tính sát na hoại mà thứ đệ nhóm quả chẳng mất, có báo, không báo, thọ các đen tối, như ruộng vô lượng, phàm thánh sai khác hiện, thọ, sinh thọ hậu thọ, thừa phi thừa, bất định. Lược nói nhẫn đến tám muôn bốn ngàn tướng của nghiệp đều biết đúng thiệt.
Lại biết tướng hạ, trung, thượng của các căn tính, tướng tiên tế, hậu tế, sai biệt, vô sai biệt, tướng phiền não câu sinh chẳng rời nhau, tướng thừa phi thừa, định bất định, tướng thuần thục điều nhu, tướng tùy căn nhẹ đến hoại, tướng thối bất sai biệt, tướng xa rời, cùng sinh chẳng đồng. Lược nói đến tám muôn bốn ngàn tướng đều biết đúng thiệt.
Lại biết những tướng thượng, trung, hạ của trí giải, thượng, trung, hạ của các tính, thượng, trung, hạ của lạc dục, đều lược nói nhẫn đến tám muôn bốn ngàn.
Lại biết các tướng của tùy miên: tướng cùng thâm tâm đồng sinh, tướng cùng tâm đồng sinh, tướng tâm tương ưng bất tương ưng sai biệt, tướng lâu xa hiện hành, tướng vô thủy chẳng trừ, tướng chống trái với tất cả thiền định, giải thoát, tam muội, tam ma bát đề, thần thông, tướng ba cõi thọ sinh hệ phược, tướng khiến vô biên tâm tương tục hiện khởi, tướng mở cửa các xứ, tướng cứng chắc khó trị, tướng địa xứ thành tựu bất thành tựu, tướng chỉ do thánh đạo mới nhổ được.
Lại biết các loại tướng thọ sinh. Tướng theo nghiệp thọ sinh, tướng sáu loài sai khác, tướng có sắc không sắc sai khác, tướng có tưởng không tưởng sai khác, nghiệp tướng làm ruộng, nước ái thấm nhuần, vô minh che rợp, thức làm chủng tử sinh mầm hậu hữu, tướng danh sắc sinh chung chẳng rời nhau, tướng si ái mong cầu các thân, tướng muốn thọ muốn sinh vô thủy tham chấp, tướng tham cầu vọng cho rằng thoát ba cõi.
Lại biết các tướng của tập khí. Những là tướng hành bất hành sai khác, tướng tùy chúng sinh hành huân tập, tướng tùy nghiệp phiền não huân tập, tướng thiện, bất thiện, vô ký huân tập, tướng tùy nhập hậu hữu huân tập, tướng thứ đệ huân tập, tướng chẳng dứt phiền não lâu xa chẳng bỏ huân tập, tướng thiệt phi thiệt huân tập, tướng thấy nghe gần gũi thanh văn, độc giác Bồ Tát Như Lai huân tập .
Lại biết tướng chúng sinh chính định, tà định, bất định. Những là tướng chính kiến, chính định, tà kiến, tà định, nhị câu bất định, tướng ngũ nghịch tà định, ngũ căn chính định, nhị câu bất định, tướng bất tà tà định, chính tính chính định, nhị câu ly bất định, tướng sâu chấp tà pháp tà định, tập hành thánh đạo chính định, nhị câu xả bất định.
Chư Phật tử! Bồ Tát tùy thuận trí huệ như vậy gọi là trụ thiện huệ địa.
Ðã trụ bậc này, biết rõ những hành sai biệt của chúng sinh mà giáo hoá điều phục cho được giải thoát.
Chư Phật tử! Bồ Tát này có thể khéo diển thuyết pháp thanh văn thừa, pháp độc giác thừa, pháp Bồ Tát thừa, pháp Như Lai địa.
Tất cả công hạnh lấy trí huệ làm trước, tất cả chổ đi trí đều đi theo, nên có thể tùy căn tính dục giải của chúng sinh, sở hành sai khác, các loài sai khác, cùng tùy thọ sinh phiền não miên phược các nghiệp tập khí mà thuyết pháp cho thọ sinh tín giải thêm lớn trí huệ, đều ở nơi thừa của mình mà được giải thoát.
Chư Phật tử! Bồ Tát trụ bậc thiện huệ địa này làm đại pháp sư, đủ hạnh pháp sư, khéo hay giữ gìn pháp tạng của Như Lai, dùng vô lượng trí thiện xảo khởi tứ vô ngại biện. Dùng ngôn từ Bồ Tát mà thuyết pháp.
Bồ Tát này thường tùy tứ vô ngại trí mà chuyển không tạm bỏ lìa.
Những gì là bốn? Chính là pháp vô ngại trí, nghĩa vô ngại trí , từ vô ngại trí, lạc thuyết vô ngại trí.
Bồ Tát này đúng pháp vô ngại trí biết tự tướng của các pháp. Dùng nghĩa vô ngại trí biết tướng sai biệt của các pháp. Dùng từ vô ngại trí nói không sai lầm. Dùng lạc thuyết vô ngại trí thuyết pháp vô đoạn vô tận .
Lại dùng pháp vô ngại trí biết tự tính của các pháp. nghỉa vô ngại trí biết sinh diệt của các pháp. từ vô ngại trí thuyết an lập tất cả pháp chẳng dứt. Lạc thuyết vô ngại trí tùy chổ an lập chẳng hoại thuyết pháp vô biên.
Lại dùng pháp vô ngại trí biết pháp hiện tại sai biệt. Nghĩa vô ngại trí biết pháp quá khứ, vị lai sai biệt. Từ vô ngại trí nơi các quá khứ, hiện tại, vị lai nói không sai lầm. Lạc thuyết vô ngại trí nơi vô biên pháp trong mỗi đời đều nói rõ ràng.
Lại dùng pháp vô ngại trí biết pháp sai biệt. Nghĩa vô ngại trí biết nghĩa sai biệt, từ vô ngại trí tùy ngôn âm của mọi loài mà nói. Lạc thuyết vô ngại trí tùy tâm ưa thíchcủa họ mà nói.
Lại pháp vô ngại trí dùng pháp trí biết sai biệtb chẳng khác. Nghĩa vô ngại trí biết sai biệt như thiệt. Từ vô ngại trí dùng thế trí sai biệt mà thuyết pháp. lạc thuyết vô ngại trí dùng đệ nhất nghĩa trí thiện xảo thuyết pháp.
Lại pháp vô ngại trí biết các pháp nhất tướng chẳng hoại. Nghĩa vô ngại trí biết uẩn, xứ, giới, đế, duyên khởi thiện xảo. Từ vô ngại trí dùng tất cả âm thanh, văn tự mỹ diệu mà thế gian để hiểu đế thuyết pháp. lạc thuyết vô ngại trí dùng vô biên pháp minh tăng thắng đế thuyết pháp. lại pháp vô ngại trí biết nhất thừa bình đẳng tính. Nghĩa vô ngại trí biết các thừa sai biệt tính. Từ vô ngại trí nói tất cả thừa vô sai biệt. Lạc thuyết vô ngại trí nói mỗi mỗi thừa vô biên pháp.
Lại pháp vô ngại trí biết tùy chứng tất cả hạnh Bồ Tát trí hành, pháp hành. Nghĩa vô ngại trí biết thập địa phần vị nghĩa sai khác. Từ vô ngại trí thuyết địa đạo tướng vô sai biệt. Lạc thuyết vô ngại trí thuyết mỗi mỗi địa có vô biên hành tướng.
Lại pháp vô ngại trí biết tất cả Như Lai một niệm thành chính giác. Nghĩa vô ngại trí biết các thời gian, các xứ sở đều sai khác. Từ vô ngại trí thành chính giác sai biệt. Lạc thuyết vô ngại nơi mỗi câu pháp vô lượng kiếp nói chẳng hết.
Lạc pháp vô ngại trí biết tất cả Như Lai những ngữ ngôn, trí lực, vô úy, bất cộng pháp, đại từ, đại bi, hiện tại, phương tiện, chuyển pháp luân, Nhất thiết trí, , tùy chứng trí. Nghĩa vô ngại trí bíet Như Lai tùy tám vạn bốn ngàn tâm hành căn giải âm thanh sai biệt của chúng sinh. Từ vô ngại trí tùy tất cả chúng sinh hạnh dùng âm thanh sai biệt của Như Lai để thuyết pháp. lạc thuyết vô ngại trí tùy tín giải của chúng sinh dùng trí thanh tịnh hạnh viên mãn của Như Lai để thuyết pháp.
Chư Phật tử! Bồ Tát trụ đệ cửu địa được trí vô ngại thiện xảo như vậy, được Phật pháp tạng làmđại pháp sư, được nghĩa đà la ni, pháp đà la ni, trí đà la ni, quang chiếu đà la ni, thiện huệ đà la ni,chúng tài đà la ni, oai đức đà la ni, vô ngại môn đà la ni, vô biên tế đà la ni, chủng chủng nghĩa đà la ni, trăm vạn a tăng kỳ môn đà la ni, như vậy đều được viên mãn, dùng trăm vạn vô số môn thiện xảo âm thanh biện tài mà thuyết pháp.
Bồ Tát này được trăm vạn vô số môn đà la ni như vậy rồi, nơi chổ vô lượng Ðức Phật, trước mỗi Ðức Phật, đều dùng trăm vạn vô số môn đà la ni như vậy để nghe chính pháp, nghe rồi chẳng quên, dùng vô lượng môn sai biệt diễn thuyết cho đại chúng khác.
Bồ Tát này mới thấy Phật liền cúi đầu đỉnh lễ. Ở chổ Phật liền được vô lượng pháp môn.
Pháp môn đã được đây, hàng văn trí đại thanh văn trong trăm ngàn kiếp chẳng lãnh thọ được.
Bồ Tát này được đà la ni như vậy, vô ngại trí như vậy, ngồi trên pháp tòa mà thuyết pháp.
Chúng sinh khắp trong đại thiên thế giới, đều tùy tâm sở thích sai khác của họ mà thuyết pháp:
Chỉ trừ Chư Phật và chư Bồ Tát đã thọ chức, các chúng hội khác không thể sánh kịp oai đức quang minh với Bồ Tát này.
Bồ Tát này ngồi trên pháp toà, muốn dùng một âm thanh khiến các đại chúng đều được hiểu rõ thời kiền được hiểu rõ.
Hoặc có lúc muốn dùng các thứ âm thanh làm cho cá đại chúng đều được khai ngộ.
Hoặc có lúc tâm muốn phóng đại quang minh diễn thuyết pháp môn.
Hoặc có lúc tâm muốn ở trên thân mình, mỗi chân lông đều diễn pháp âm.
Hoặc có lúc tâm muốn nhẫn đến đại thiên thế giới có bao nhiêu vật hữu hình, vô hình đều diễn ra ngôn âm diệu pháp.
Hoặc có lúc tâm phát một ngôn âm khắp cả pháp giới đều hiểu rõ.
Hoặc có lúc tâm muốn tất cả ngôn âm đều làm pháp âm thường trụ bất diệt.
Hoặc có lúc tâm muốn tất cả thế giới những ống tiêu, sáo, chuông trống tất cả tiếng nhạc và ca ngâm đều diễn pháp âm.
Hoặc có lúc tâm muốn trong một chử, tất cả pháp cú, ngôn âm sai biệt thảy đều đầy đủ .
Hoặc có lúc tâm muốn làm cho bất khả thuyết vô lượng thế giới, trong tứ đại địa, thủy, hỏa, phong, có bao nhiêu vi trần trong mỗi vi trần thảy đều diễn xuất bất khả thuyết pháp môn.
Tất cả đều muốn như vậy đều tùy tâm hiển hiện thành màn cả.
Chư Phật tử! giả sử đại thiên thế giới, tất cả chúng sinh đều đến trước Bồ Tát này, mỗi mỗi chúng sinh đều dùng vô lượng ngôn âm khác nhau để vấn đề nạn tất cả . vấn nạn đều chẳng đồng nhau. Trong nguyện tất cả chúng sinh khoảng một niệm. Bồ Tát đều lành thọ tất cả vẫn dùng một âm thanh mà giải thích khắp tất cả, khiến họ đều vui thích, như vậy nhẫn đến tất cả chúng sinh trong bất khả thuyết thế giới, trong bất khả thuyết thế giới. Bồ Tát đều không có thể tuỳ tâm sở thích, căn, giải của họ mà thuyết pháp. thừa thần lực của Phật rộng làm Phật sự, vì khắp tất cả mà làm chỗ nương tựa.
Chư Phật tử! Bồ Tát này lại phát tinh tấn thành tựu trí minh, giả sử nơi một chân lông có bất khả thuyết thế giới vi trần số Chư Phật chúng hội, mỗi chúng hội có bất khả thuyết thế giới vi trần số chúng sinh, mỗi chúng sinh có bất khả thuyết thế giới vi trần số tính dục. Chư Phật đó tuỳ theo tính dục của chúng sinh mà đều ban cho pháp môn.
Như nơi một chân lông, tất cả chổ khắp pháp giới đều như vậy cả. Vô lượng pháp môn của Chư Phật đã nói như vậy, trong khoảng một niệm, Bồ Tát đều lãnh thọ được cả, không hề quên mất.
Chư Phật tử! Bồ Tát trụ bậc đệ cứu địa này ngày đêm tinh tấn, trọn không xen niệm gì khác, chỉ nhập Phật cảnh giới thân cận Như Lai, nhập chư Bồ Tát thậm thâm giải thoát, thường ở chính định, thường thấy Chư Phật chưa từng bỏ lìa, trong mỗi mỗi kiếp thấy vô lượng Phật, vô lượng trăm ngàn Phật, nhẫn đến vô lượng trăm ngàn ức na do tha Phật, đều kính trọng cúng dường, hỏi pháp. được thuyết pháp đà la ni bao nhiêu thiện căn đã có càng thêm sáng sạch.
Ví như chân kim, thợ giỏi khéo dùng làm bửu quang đế chuyển luân thánh vương đội, tất cả đồ trang nghiêm của thần dân và các tiểu quốc vương không sánh kịp được.
Thiện căn của bậc Bồ Tát đệ cửu địa cũng như vậy.những thiện căn của thanh văn, độc giác và các Bồ Tát bậc dưới không thể bằng được.
Chư Phật tử! ví như đại phạm thiên vương chủ của nhị thiên thế giới, thân phóng quang minh có thể chiếu thấu chổ tối, chổ xa của tất cả nhị thiên thế giới.những thiện căn của Bồ Tát này cũng như vậy. Có thể phóng quang minh, chiếu tâm chúng sinh trừ sạch phiền não tăm tối.
Trong mười môn ba la mật, với Bồ Tát này, lực ba la mật là hơn cả các môn kia thời tùy sức tùy phần. Chư Phật tử! đây là lược nói đại Bồ Tát đệ cửu thiện huệ địa. Nếu nói rộng thời vô lượng kiếp nói cũng không hết.
Chư Phật tử! Bồ Tát trụ bậc đệ cửu địa này thường làm đại phạm thiên vương chủ nhị thiên thế giới. Thống trị giỏi, tự tại làm lợi ích. Hay vì hàng thanh văn, độc giác và chư Bồ Tát mà giảng giải hạnh ba la mật. Hay tùy tâm của chúng sinh. Không bị khuất phục vì vấn nạn.
Những công hạnh bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự đều chẳng rời niệm Phật, nhẫn đến chẳng rời niệm Nhất thiết chủng trí.
Bồ Tát này lại nghĩ rằng: ở trong tất cả chúng sinh, tôi sẽ là thượng thủ, là thắng, nhẫn đến là bậc y chỉ nhất thiết chủng trí.
Bồ Tát này nếu phát tinh tấn trong khoảng một niệm được trăm vạn vô số quốc độ vi trần số tam muội nhẫn đến thị hiện trăm vạn vô số quốc độ vi trần số Bồ Tát làm quyến thuộc.
Nếu dùng nguyện lực thù thắng tự tại thị hiện thời hơn số này. nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng thể đếm biết được .
Kim Cang Tạng Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng:
Vô lượng trí lực khéo quan sát.
Tối thượng vi diệu đời khó biết
Vào khắp chỗ bí mật của Phật
Lợi ích chúng sinh vào Cửu Ðịa.
Tổng trì tam muội đều tự tại
Ðược đại thần thông vào các cõi
Lực, trí, vô úy, bất cộng pháp
Nguyện, lực, bi tâm vào Cửu Ðịa.
Trụ nơi bậc này trì pháp tạng
Rõ thiện, bất thiện, và vô ký
Hữu lậu, vô lậu, thế, xuất thế
Tư, bất tư nghì đều khéo biết.
Nếu pháp quyết định chẳng quyết định
Tam thừa tu tập đều quán sát
Hữu vi, vô vi hạnh sai biệt
Biết rõ như vậy nhập thế gian.
Nếu muốn biết rõ tâm chúng sinh
Thời hay dùng trí biết như thiệt,
Các thứ chuyển tốc, hoại, chẳng hoại,
Những tướng vô chất, vô biên thảy,
Phiền não vô biên thường sinh chung
Phục, khởi một nghĩa nối các loại.
Nghiệp táng chủng loại đều riêng khác
Nhơn hoại quả nhóm đều biết được
Căn tính các loại hạ trung thượng
Tiên tế hậu tế khác vô lượng.
Giải, tính, lạc dục cũng như vậy
Tám vạn bốn ngàn đều biết cả,
Chúng sinh hoặc kiến luôn tùy chuyển
Rừng rậm vô thỉ chưa cắt trừ
Với chí vhung cùng tâm đều sinh
Thường ràng rịt nhau chẳng đoạn tuyệt.
Chẳng phải vật thiệt, chỉ vọng tưởng
Chẳng rời khỏi tâm không xứ sở
Thiền định cảnh trừ nhưng thối chuyển
Kim cang đạo diệt mới rốt ráo.
Sáu loài thọ sinh đều sai khác
Ruộng nghiệp, ái nhuận, vô minh che
Thức làm chủng tử, mầm danh sắc
Ba cõi vô thỉ luôn tiếp nối.
Hoặc, nghiệp, tâm tập sinh các loại
Nếu lìa hoặc nghiệp chẳng còn sinh
Chúng sinh ở trong hoặc, nghiệp, tâm
Hoặc chìm kiến chấp, hoặc thành đạo.
Bậc Bồ Tát này khéo quán sát
Tùy tâm sở thích và căn giải
Ðều dùng vô ngại diệu biện tài
Theo chỗ đáng độ mà thuyết pháp.
Ngồi trên pháp tọa như sư tử,
Cũng như ngưu vương, bửu sơn vương,
Lại như Long Vương bủa mây dầy
Tuôn mưa cam lộ đầy biển lớn.
Khéo biết pháp tính và áo nghĩa
Tùy thuận ngôn từ hay biện thuyết
Vô số trăm vạn đà la ni
Dường như biển lớn chứa nước mưa
Tổng trì tam muội đều thanh tịnh
Trong khoảng một niệm thấy nhiều Phật
Nơi mỗi mỗi Phật đều nghe pháp
Lại dùng diệu âm để diễn thuyết.
Nếu muốn khắp Ðại Thiên thế giới
Giáo hóa tất cả các quần sinh
Như mây bủa khắp mọi nơi chỗ
Tùy theo căn dục đều khiến mừng,
Ðầu lông Phật chúng đông vô số
Chúng sinh sở thích cũng vô cực
Ðều xứng tâm họ cho pháp môn
Tất cả pháp giới đều như vậy.
Bồ Tát siêng thêm sức tinh tấn
Lại được công đức càng thêm hơn
Văn trì vô lượng các pháp môn
Như đất hay gìn tất cả giống.
Mười phương vô lượng các chúng sinh
Ðều đến thân cận ngồi trong hội
Một niệm tùy tâm đều vấn nạn
Một lời đối khắp đều thỏa mãn.
Trụ ở bậc này làm Pháp Vương
Tùy cơ dạy bảo không nhàm mỏi
Ngày đêm thấy Phật chưa từng bỏ
Nhập thâm tịch diệt trí giải thoát.
Cúng Phật thiện căn càng thêm sáng
Như mão diệu bửu trên đầu vua
Nhờ đây chúng sinh dứt phiền não
Như quang chiếu khắp của Phạm Vương.
Bậc này thường hiện Ðại Phạm Vương.
Ðem pháp tam thừa độ chúng sinh
Thiện nghiệp tu hành khắp lợi ích
Nhẫn đến sẽ thành nhất thiết trí.
Một niệm đã nhập các tam muội.
Vô số thế giới vi trần số
Thấy Phật thuyết pháp, số cũng vậy
Nguyện lực thị hiện lại hơn đây.
Ðây là đệ cửu Thiện Huệ Ðịa
Chỗ tu hành của đại Bồ Tát
Thậm thâm vi diệu khó thấy được
Tôi vì Phật tử đã tuyên thuyết.
(1)Na do tha chúng Tịnh Cư Thiên
Nghe những thắng hạnh trong Cửu Ðịa
Trên không hớn hở lòng hoan hỉ
Ðều cùng cung kính cúng dường Phật.
Bất khả tư nghì chúng Bồ Tát
Cũng ở hư không rất hoan hỉ
Ðồng thắp hương duyệt ý tối thượng
Huân khắp chúng hội khiến thanh tịnh.
Tự tại Thiên Vương cùng thiên chúng
Vô lượng ức số ở hư không
Rải khắp thiên y cúng dường Phật
Trăm ngàn muôn thứ phất phới rơi.
Thể nữ cõi trời số vô lượng
Tất cả mừng vui cúng dường Phật
Ðều tấu các thứ âm nhạc hay
Ðều dùng lời nầy để ca ngợi:
Phật thân an tọa một quốc độ
Tất cả thế giới đều hiện thân
Thân tướng đoan nghiêm vô lượng ức
Pháp giới rộng lớn đều khắp đầy.
Nơi một chân lông phóng quanh minh
Khắp dứt thế gian phiền não tối
Thế giới vi trần biết được số
Quag minh nầy số chẳng lường được.
Hoặc thấy Như Lai đủ tướng hảo
Chuyển chính pháp luân thắng vô thượng,
Hoặc thấy du hành các cõi Phật.
Hoặc thấy vắng lặng an bất động,
Hoặc hiện ở tại cung Ðâu Suất,
Hoặc hiện hạ sinh nhập thai mẹ,
Hoặc hiện trụ thai hoặc xuất thai,
Ðều khiến trong vô lượng cõi thấy,
Hoặc hiện xuất gia tu thế đạo
Hoặc hiện đạo tràng thành chính giác
Hoặc hiện thuyết pháp hoặc Niết Bàn
Khiến khắp mười phương đều xem thấy.
Ví như huyễn sư biết huyễn thuật
Ở trong đại chúng hiện nhiều việc,
Trí huệ Như Lai cũng như vậy
Ở trong thế gian khắp hiện thân.
Phật trụ thậm thâm chân pháp tính
Tịch diệt vô tướng đồng hư không
Mà ở trong đệ nhất thiệt nghĩa
Thị hiện công hạnh nhiều sự việc.
Hạnh lợi chúng sinh Phật đã làm
Ðều nương pháp tính mà được có
Tướng và vô tướng không sai khác
Vào đến rốt ráo đều vô tướng.
Nếu có muốn được Như Lai trí
Phải rời tất cả vọng phân biệt
Thông đạt hữu vô đều bình đẳng
Mau làm Nhơn Thiên Ðại Ðạo Sư.
Vô lượng vô biên chúng thiên nữ
Ca nhạc ngôn âm khen ngợi rồi
Thân tâm tịch tịnh đều an lạc
Chiêm ngưỡng Như Lai đứng yên lặng.
Liền đó Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát
Biết các chúng hội đều tịch tịnh
Hướng Kim Cang Tạng mà thỉnh rằng:
Bậc Ðại Vô Úy Chân Phật Tử!
Từ Ðệ Cửu Ðịa vào Thập Ðịa
Bao nhiêu công đức các hành tướng
Nhẫn đến thần thông trí biến hóa
Mong vì đại chúng mà tuyên thuyết.
Kim Cang Tạng Bồ Tát bảo Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát rằng: Thưa Phật tử! Ðại Bồ Tát từ Sơ Ðịa đến Ðệ Cửu Ðịa dùng vô lượng trí huệ quán sát giác liễu như vậy rồi, khéo tư duy tu tập, khéo đầy đủ thiện pháp, nhóm vô biên pháp trợ đạo, thêm lớn đại phước đức trí huệ, rộng thi hành đại bi, biết thế giới sai biệt, vào rừng rậm chúng sinh giới, nhập cảnh giới Như Lai, tùy thuận hạnh tịch diệt của Như Lai, thường quán sát trí lực, vô úy, bất cộng pháp của Như Lai, gọi là được nhất thiết chủng trí thọ chức vị.
Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát dùng trí huệ như vậy nhập bậc Thọ Chức Ðịa rồi liền được ly cấu tam muội, nhập pháp giới sai biệt tam muội, trang nghiêm đạo tràng tam muội, nhất thiết chủng hoa quang tam muội, hải tạng tam muội, hải ấn tam muội, hư không giới quảng đại tam muội, quán nhất thiết pháp tự tính tam muội, tri nhất thiết chúng sinh tâm hành tam muội, nhất thiết Phật giai hiện tiền tam muội, trăm vạn vô số tam muội như vậy đều hiện tiền. Bồ Tát nầy ở nơi các môn tam muội trên đây hoặc nhập, hoặc xuất đều được thiện xảo. Cũng khéo rõ biết tất cả tam muội việc làm sai biệt. Tam muội tối hậu tên là thọ nhất thiết trí thắng chức vị.
Lúc tam muội nầy hiện tiền, bỗng nhiên xuất sinh đại bửu liên hoa. Liên hoa nầy rộng lớn bằng trăm vạn Ðại Thiên thế giới, trang nghiêm với các thứ diệu bửu, vượt hơn tất cả cảnh giới thế gian, do thiện căn xuất thế sinh khởi, do những hạnh biết các pháp như huyễn tính làm thành, thường phóng quang minh chiếu khắp pháp giới, các cõi trời chẳng có được.
Liên hoa này, cọng bằng tỳ lưu ly ma ni bửu, đài bằng chiên đàn vương, tua bằng ngọc mã não, cánh bằng vàng Diêm phù đàn, các báu làm tạng, lưới báu che giăng. Hoa nầy thường phóng vô lượng quang minh, có mười Ðại Thiên thế giới vi trần số liên hoa làm quyến thuộc.
Bấy giờ, Bồ Tát này ngự trên liên hoa, thân tướng cân xứng với hoa. Vô lượng quyến thuộc Bồ Tát ngồi trên các liên hoa kia, mỗi vị đều được trăm vạn tam muội, đồng hướng về đại Bồ Tát nhất tâm chiêm ngưỡng.
Chư Phật tử! Lúc đại Bồ Tát này và quyến thuộc ngồi trên liên hoa, thời quang minh và ngôn âm khắp đến thập phương pháp giới. Tất cả thế giới đều chấn động, ác đạo khỏi khổ, cõi nước nghiêm tịnh, đồng hạnh Bồ Tát đều vân tập đến, âm nhạc của nhân thiên đồng thời trổi tiếng, tất cả chúng sinh đều được an vui, đem bất tư nghì đồ cúng dường dâng lên chư Phật. Chư Phật chúng hội thảy đều hiển hiện.
Chư Phật tử! Lúc Bồ Tát nầy ngồi trên tòa đại liên hoa, thời nơi dưới hai chân phóng trăm vạn vô số quanh minh chiếu khắp các đại địa ngục ở mười phương diệt khổ cho chúng sinh. Nơi hai gối phóng trăm vạn vô số quang minh chiếu khắp mọi loài súc sinh ở mười phương diệt khổ cho chúng sinh. Nơi rún phóng trăm vạn vô số quang minh chiếu khắp cõi Diêm La Vương ở mười phương diệt khổ cho chúng sinh. Nơi hai bên hông phóng trăm vạn vô số quang minh chiếu khắp tất cả nhơn gian ở mười phương diệt khổ cho chúng sinh. Nơi giữa hai tay phóng trăm vạn vô số quang minh chiếu khắp tất cả cung điện của chư Thiên và A Tu La ở mười phương. Nơi trên hai vai phóng trăm vạn vô số quang minh chiếu khắp tất cả Thanh Văn ở mười phương. Nơi cổ và lưng phóng trăm vạn vô số quang minh chiếu khắp thân Bích Chi Phật ở mười phương. Nơi mặt trăm vạn vô số quang minh chiếu khắp hàng Bồ Tát sơ phát tâm đến bậc Ðệ Cửu Ðịa. Từ giữa hai chặng mày phóng trăm vạn vô số quang minh chiếu khắp hàng Bồ Tát Thọ Chức ở mười phương. Quang minh nầy làm cho cung điện của Ma Thảy đều chẳng hiện.
Nơi đỉnh đầu phóng trăm vạn vô số Ðại Thiên thế giới vi trần số quanh minh chiếu khắp các đạo tràng chúng hội của chư Phật ở tất cả thế giới trong mười phương, hữu nhiễu mười vòng rồi đứng lại trên hư không thành lưới quang minh tên là Xí Nhiên Quang Minh, phát khởi các đồ cùng dường để cúng Phật. Chư Bồ Tát khác, từ sơ phát tâm đến Ðệ Cửu Ðịa, có những đồ cúng dường đều không sánh được.
Lưới quanh minh này, ở trước chúng hội của mỗi Ðức Phật trong mười phương, mưa những hương tốt, tràng hoa, y phục, tràng phan, bửu cái, các thứ trang nghiêm bằng châu ma ni, để cúng dường lên Phật.
Ðồ cúng trên đây đều tử thiện căn xuất thế sinh ra, vượt hơn tất cả cảnh giới thế gian. Nếu có chúng sinh thấy biết sự nầy thời đều được bất thối chuyển nơi đạo vô thượng giác.
Chư Phật tử! Ðại quang minh nầy hiện sự cúng dường như vậy xong, lại nhiễu tất cả thế giới mười phương nơi đạo tràng của chư Phật đủ mười vòng rồi lại từ dưới chân của Phật mà vào. Lúc đó chư Phật và chư Bồ Tát biết nơi thế giới ấy, có đại Bồ Tát ấy có thể làm hạnh quảng đại như vậy đến bậc Thọ Chức.
Chư Phật tử! Bấy giờ mười phương vô lượng vô biên Bồ Tát nhẫn đến bậc Ðệ Cửu Ðịa đều vân tập vây quanh cung kính cúng dường Ðại Bồ Tát nầy, nhất tâm quán sát. Ðương lúc quán sát, chư Bồ Tát liền đều chứng được mười ngàn tam muội.
Lúc đó, những Bồ Tát Thọ Chức ở mười phương đều ở trong đức tướng nơi ngực kim cang trang nghiêm phóng đại quanh minh tên Năng Hoại Ma Oán, có trăm vạn vô số quang minh làm quyến thuộc, chiếu khắp mười phương hiện vô lượng thần thông biến hóa, sau đó quang minh nầy, trở về nhập vào trong ngực kim cang trang nghiêm của đại Bồ Tát. Khi quang minh nhập vào xong, những trí huệ thế lực của đại Bồ Tát nầy thêm lớn trăm ngàn lần.
Bấy giờ thập phương chư Phật, từ chặng mày phóng quang minh thanh tịnh tên Tăng Ích Nhất Thiết Trí Thần Thông, có vô số quang minh làm quyến thuộc chiếu khắp thế giới mười phương, hữu nhiễu mười vòng, thị hiện sự tự tại quảng đại của Như Lai khai ngộ cho vô lượng trăm ngàn ức na do tha chúng Bồ Tát. Chấn động khắp cả cõi Phật, diệt trừ tất cả khổ của các ác đạo, che ẩn tất cả cung điện của Ma, hiển thị tất cả chỗ của chư Phật chứng Bồ đề và đạo tràng chúng hội oai đức trang nghiêm.
Quang minh nầy chiếu khắp tận hư không biến pháp giới tất cả thế giới rồi lại đến trên pháp hội của đại Bồ Tát nầy hữu nhiễu bao vòng hiển hiện những sự trang nghiêm. Hiện xong, nhập vào trên đỉnh đầu của đại Bồ Tát nầy. Những quang minh quyến thuộc cũng đều nhập vào đỉnh đầu của chư Bồ Tát.
Ðương lúc quanh minh của chư Phật nhập vào đầu, Ðại Bồ Tát nầy chứng được trăm vạn tam muội mà trước kia chưa được. Ðây gọi là đã được bậc Thọ Chức vào cảnh giới Phật đầy đủ thập lực dự ở số chư Phật.
Chư Phật tử! Như Chuyển Luân Thánh Vương sinh Thái Tử, mẹ là chính hậu. Lúc Thái Tử thân tướng trưởng thành đầy đủ, nhà vua bảo Thái Tử ngồi tòa diệu kinh trên bạch tượng bửu, trương màn lưới lơn, dưng trang pha to, thắp hương, rải hoa, trổi các âm nhạc, lấy nước bốn biển đựng trong bình vàng. Nhà vua cầm bình vàng này rưới nước bốn biển lên đầu Thái Tử. Ðây gọi là lễ Thái Tử lãnh thọ vương chức, dự ở hàng quán đỉnh sát đế lợi vương. Liền có thể thật hành đầy đủ mười thiện đạo, cũng được gọi là Chuyển Luân Thánh Vương.
Ðại Bồ Tát Thọ Chức cũng như vậy: Vì trí thủy của chư Phật rưới vào đầu nên gọi là Thọ Chức, vì đầy đủ mười trí lực của Như Lai nên dự vào hàng chư Phật.
Chư Phật tử! Ðây gọi là Bồ Tát thọ chức đại trí. Bồ Tát do chức đại trí này nên có thể làm vô lượng trăm ngàn vạn ức na do tha hạnh khó làm, thêm lớn vô lượng trí huệ công đức, gọi là an trụ bậc Pháp Vân Ðịa.
Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát ở bậc Pháp Vân Ðịa nầy, đúng thiệt mà biết dục giới tập, sắc giới tập, vô sắc giới tập, thế giới tập, pháp giới tập, hữu vi giới tập, vô vi giới tập, chúng sinh giới tập, thức giới tập, hư không giới tập, Niết Bàn giới tập, kiến chấp phiền não hành tập, thế giới thành hoại tập, Thanh Văn hạnh tập, Ðộc Giác hạnh tập, Bồ Tát hạnh tập, Như Lai trí lực vô úy sắc thân pháp thân tập, nhất thiết chủng trí tập, thị hiện thành Phật chuyển pháp luân tập, trí quyết định phân biệt tất cả pháp tập. Tóm lại, đại Bồ Tát nầy dùng nhất thiết trí mà biết tất cả tập.
Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát nầy, dùng giác huệ thượng thượng như vậy đúng thiệt mà biết chúng sinh nghiệp hóa, phiền não hóa, kiến chấp hóa, thế giới hóa, pháp giới hóa, Thanh Văn hóa, Ðộc Giác hóa, Bồ Tát hóa, Như Lai hóa, tất cả phân biệt vô phân biệt hóa.
Lại đúng thiệt mà biết Phật trì, Pháp trì, Tăng trì, nghiệp trì, phiền não trì, nguyện trì, cúng dường trì, hành trì, kiếp trì, trí trì.
Lại đúng thiệt mà biết chư Phật nhập vi tế trí. Những là tu hành vi tế trí. Mạng chung vi tế trí, thọ sinh vi tế trí, xuất gia vi tế trí, hiện thần thông vi tế trí, trụ thọ mạng vi tế trí, nhập Niết Bàn vi tế trí, giáo pháp trụ vi tế trí.
Ðại Bồ Tát nầy lại nhập Như Lai bí mật xứ. Những là thân bí mật, ngữ bí mật, tâm bí mật, thời phi thời tư lương bí mật, thọ Bồ Tát ký bí mật, nhiếp chúng sinh bí mật, chủng chủng thừa bí mật, tất cả chúng sinh căn hành sai biệt bí mật, nghiêm sở hành bí mật, đắc Bồ đề hạnh bí mật. Những sự nầy đều biết đúng thiệt.
Lại biết những nhập kiếp trí của chư Phật. Những là một kiếp vào vô số kiếp, vô số kiếp vào một kiếp, hữu số kiếp vào vô số kiếp, vô số kiếp vào hữu số kiếp, một niệm vào kiếp, kiếp vào một niệm, kiếp vào phi kiếp, phi kiếp, vào kiếp, hữu Phật kiếp vào vô Phật kiếp, vô Phật kiếp vào hữu Phật kiếp, quá khứ vị lai kiếp vào hiện tại kiếp, hiện tại kiếp vào quá khứ vị lai kiếp, quá khứ kiếp vào vị lai kiếp, vị lai kiếp vào hiện tại kiếp, trường kiếp vào đoản kiếp, đoản kiếp vào trường kiếp.
Lại biết những kiếp sở nhập của Như Lai. Những là nhập mao đạo trí, nhập vi trần trí, nhập quốc độ thân chính giác trí, nhập chúng sinh thân chính giác trí, nhập chúng sinh tâm chính giác trí, nhập chúng sinh hạnh chính giác trí, nhập tùy thuận nhất thiết xứ chính giác trí, nhập thị hiện biến hành trí, nhập thị hiện thuận hành trí, nhập thị hiện nghịch hành trí, nhập thị hiện tư nghì bất tư nghì thế gian liễu tri bất liễu tri hành trí, nhập thị hiện Thanh Văn trí, Ðộc giác trí, Bồ Tát hạnh trí, Như Lai hạnh trí. Tất cả như vậy đều biết đúng thiệt.
Chư Phật tử! Tất cả chư Phật có những trí huệ quảng đại vô lượng, bậc Bồ Tát nầy đều có thể chứng nhập.
Ðại Bồ Tát trụ bậc Pháp Vân Ðịa nầy liền được Bồ Tát bất tư nghì giải thoát, vô chướng ngại giải thoát, tịnh quán sát giải thoát, phổ chiếu minh giải thoát, thông đạt tam thế giải thoát, pháp giới tạng giải thoát, quang minh luân giải thoát, vô dư cảnh giới giải thoát. Mười môn giải thoát nầy làm đầu, lại có vô lượng trăm ngàn vô số môn giải thoát đến vô lượng trăm ngàn vô số môn tam muội, vô lượng trăm ngàn vô số môn đà la ni, vô lượng trăm ngàn vô số môn thần thông, bậc nầy đều thành tựu cả.
Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát nầy thần thông đạt trí huệ như vậy, tùy thuận vô lượng Bồ đề, thành tựu thiện xảo niệm lực.
Mười phương chư Phật có vô lượng đại pháp minh, đại pháp chiếu, đại pháp vũ, Bồ Tát này trong khoảng một niệm đều có thể an, có thể thọ, có thể nhiếp, có thể trì tất cả.
Ví như Ta Dà La Long Vương làm mưa lớn, chỉ trừ đại hải, ngoài ra tất cả chỗ khác đều không thể chứa thọ nhiếp trì nước mưa đó.
Cũng vậy, chỉ trừ bậc Ðệ Thập Ðịa Bồ Tát, ngoài ra tất cả chúng sinh, Thanh Văn, Ðộc Giác, nhẫn đến Ðệ Cửu Ðịa Bồ Tát đều không thể an thọ nhiếp trì tạng bí mật đại pháp minh, đại pháp chiếu, đại pháp vũ của Ðức Như Lai.
Ví như đại hải có thể an thọ nhiếp trì trận mưa lớn của một Long Vương, hoặc hai, hoặc ba, nhẫn đến vô lượng Long Vương đồng thời làm mưa lớn. Vì đại hải rộng lớn vô lượng.
Cũng vậy đại Bồ Tát trụ bậc Pháp Vân Ðịa có thể an thọ nhiếp trì đại pháp minh, pháp chiếu, pháp vũ của một Ðức Phật nhẫn đến của vô lượng Ðức Phật, đầu trong khoảng một niệm chư Phật đồng thời diễn thuyết. Vì thế nên bậc Bồ Tát nầy hiệu là Pháp Vân Ðịa.
Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát hỏi: Thưa Phật tử! Trong khoảng một niệm, đại Bồ Tát nầy có thể an thọ nhiếp trì đại pháp minh, pháp chiếu, pháp vủ của bao nhiêu Ðức Phật?
Kim Cang Tạng Bồ Tát nói: Thưa Phật tử! Chẳng thể đếm tính biết được. Tôi sẽ dùng ví dụ để trình bày việc ấy.
Thưa Phật tử! Ví như mười phương, trong mỗi phương đều có mười bất khả thuyết trăm ngàn ức na do tha Phật sát vi trần số thế giới. Trong thế giới đó, mỗi mỗi chúng sinh đều được văn trì đà la ni làm thị giả của Phật đa văn bậc nhất trong hàng Thanh Văn, như Tỳ Kheo Ðại Thắng, thị giả của đức Kim Cang Liên Hoa Thượng Phật. Những pháp của một chúng sinh đã thọ, các chúng sinh khác không thọ trùng. Những pháp của tất cả chúng sinh nầy thọ được có số lượng chăng?
Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát nói: Số đó rất nhiều vô lượng vô biên.
Kim Cang Tạng Bồ Tát nói: Tôi xin nói để Phật tử được rõ. Bậc Pháp Vân Ðịa Bồ Tát, trong khoảng một niệm, an thọ nhiếp trì đạo pháp minh, pháp chiếu, pháp vũ tam thế pháp tạng của một Ðức Phật nhiều hơn những pháp của tất cả chúng sinh trên kia đã được nhiếp trì trăm phần không kịp một phần nhẫn đến ví dụ dũng chẳng kịp được.
Như nơi một Ðức Phật, nơi bất khả thuyết trăm ngàn ức na do tha Phật sát vi trần thế giới chư Phật, lại hơn số nầy vô lượng vô biên, nơi mỗi mỗi Ðức Như Lai có bao nhiêu pháp minh, pháp chiếu, pháp vũ, tam thế pháp tạng, Bồ Tát nầy đều có thể an thọ nhiếp trì trọn vẹn, nên hiệu là Pháp Vân Ðịa.
Chư Phật tử! Bậc Bồ Tát nầy dùng tự nguyện lực nổi mây phước đức đại bi, chấn sấm đại pháp, nháng chớp trí huệ vô úy, hiện các loại thân, khoảng một niệm, qua khắp mười phương trăm ngàn ức na do tha thế giới vi trần số quốc độ mà diễn thuyết đại pháp xô dẹp quân ma.
Lại hơn số trên đây, nơi vô lượng trăm ngàn ức na do tha thế giới vi trần số quốc độ, tùy tâm sở thích của chúng sinh mà tuôn mưa đại pháp dập tắt lửa phiền hoặc. Do đây hiệu là Pháp Vân Ðịa.
Chư Phật tử! Bồ Tát ở bậc này, nơi một thế giới từ Ðâu Suất Thiên gián sinh nhẫn đến Niết Bàn, tùy theo tâm của chúng sinh đáng được độ mà thị hiện Phật sự.
Hoặc nơi hai thế giới, ba thế giới nhẫn đến vô lượng trăm ngàn ức na do tha thế giới vi trần số quốc độ cũng đều như vậy. Thế nên bậc nầy gọi là Pháp Vân Ðịa.
Chư Phật tử! Bậc Bồ Tát này trí huệ sáng suốt, thần thông tự tại, tùy tâm niệm của mình, có thể đem thế giới hẹp làm thế giới rộng, thế giới rộng làm thế giới hẹp, thế giới cấu uế làm thế giới thanh tịnh, thế giới thanh tịnh làm thế giới cấu, những thế giới loạn trụ thứ trụ, đảo trụ, chính trụ, tất cả vô lượng thế giới như vậy đều có thể đổi làm lẫn nhau.
Hoặc tùy tâm niệm nơi trong một vi trần để một thế giới núi Tu Di, sông, biển, v.v… mà thể tướng của vi trần kia vẫn như cũ, trong đó tất cả thế giới đều hiện rõ.
Hoặc tùy tâm niệm ở trong một thế giới thị hiện hai thế giới trang nghiêm, nhẫn đến bất khả thuyết thế giới trang nghiêm.
Hoặc ở trong một thế giới trang nghiêm thị hiện hai thế giới nhẫn đến bất khả thuyết thế giới.
Hoặc tùy tâm niệm đem chúng sinh trong bất khả thuyết thế giới để trong một thế giới. Hoặc đem chúng sinh trong một thế giới để trong bất khả thuyết thế giới, đối với chúng sinh không làm tổn hại.
Hoặc tùy tâm niệm nơi một lỗ chân lông thị hiện tất cả sự trang nghiêm của cảnh giới Phật.
Hoặc trong một niệm thị hiện bất khả thuyết thế giới vi trần số thân, mỗi mỗi thân thị hiện ngần ấy số tay, mỗi mỗi tay đều cầm hằng hà sa số hộp hoa, trấp hương, tràng phan, bửu cái, cùng khắp mười phương cúng dường Ðức Phật. Mỗi mỗi thân lại hiện ngần ấy số đầu, mỗi mỗi đầu hiện ngần ấy số lưỡi, ở trong mỗi niệm tán thán công đức của Phật cùng khắp mười phương.
Hoặc tùy tâm niệm, ở trong một niệm, khắp cùng mười phương thị hiện thành chính giác nhẫn đến Niết Bàn và cùng cõi nước những sự trang nghiêm.
Hoặc hiện thân mình cùng khắp tam thế mà ở trong thân có vô lượng chư Phật và quốc độ những sự trang nghiêm, thế giới thanh hoại đều hiển hiện cả.
Hoặc trong một chân lông nơi thân phát ra tất cả luồng gió, nhưng vẫn không tổn hại chúng sinh.
Hoặc tùy tâm niệm đem vô biên thế giới làm một đại hải, trong biển nầy hiện đại liên hoa sáng chói tốt đẹp, trùm khắp vô lượng vô biên thế giới, ở trong đó thị hiện những sự trang nghiêm của cội cây đại Bồ đề, nhẫn đến thị hiện thành nhất thiết chủng trí.
Hoặc ở nơi thân mình hiện thập phương thế giới tất cả quang minh ma ni bửu châu, nhựt nguyệt tinh tú mây chớp các thứ ánh sáng.
Hoặc dùng miệng hà hơi có thể động thập phương vô lượng thế giới, mà chẳng làm cho chúng sinh có quan niệm kinh sợ.
Hoặc hiện thập phương phong tai, hỏa tai và thủy tai.
Hoặc tùy tâm sở thích của chúng sinh thị hiện sắc thân đầy đủ sự trang nghiêm.
Hoặc ở nơi tự thân thị hiện Phật thân, hoặc ở Phật thân mà hiện tự thân. Hoặc ở Phật thânh hiện quốc độ của mình, hoặc ở quốc độ mình mà hiện Phật thân.
Chư Phật tử! Pháp Vân Ðịa Bồ Tát này có thể hiện như vậy, và còn vô lượng trăm ngàn ức na do tha thần lực tự tại.
Bấy giờ trong chúng hội, chư Bồ Tát và Thiên, Long, bát bộ, hộ thế Tứ Thiên Vương, Thiên Ðế, Phạm Vương, Tịnh Cư Thiên, Ðại Tự Tại Thiên Vương, các hàng Thiên Tử đều nghĩ rằng: Nếu Bồ Tát mà thần thông trí lực dường ấy thời Ðức Phật lại thế nào?
Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát biết tâm niệm của chúng hội, bèn bạch Kim Cang Tạng Bồ Tát rằng: Thưa Phật tử! Nay đại chúng nầy nghe nòi thần thông trí lực của bậc Ðệ Thập Ðịa Bồ Tát mà sinh lòng nghi. Xin Ngài thị hiện chút ít sự trang nghiêm thần lực của Bồ Tát để dứt lòng nghi cho đại chúng.
Kim Cang Tạng Bồ Tát liền nhập Nhất thiết Phật độ thể tính tam muội.
Lúc Bồ Tát nhập tam muội, tất cả Bồ Tát và đại chúng đều thấy thân mình ở trong thân của Kim Cang Tạng Bồ Tát, trong đây thấy rõ cõi Ðại Thiên có bao nhiêu sự trang nghiêm, cả ức kiếp nói cũng chẳng hết. Lại nơi đây thấy cây Bồ đề chu vi mười muôn Ðại Thiên thế giới, cao trăm muôn Ðại Thiên thế giới, nhánh là che trùm cũng như vậy. Có tòa sư tử xứng với thân cây. Trên tòa có Ðức Phật Nhất Thiết Trí Thông Vương ngự. Tất cả đại chúng đều thấy Ðức Phật ngự, đủ tất cả tướng hảo trang nghiêm dầu đến ức kiếp kể cũng không hết.
Hiện thần lực như vậy rồi, Kim Cang Tạng Bồ Tát làm cho đại chúng trở lại như cũ.
Bấy giờ đại chúng được thấy sự chưa từng có cho là rất đặc biệt lạ lùng, ngồi yên lặng nhất tâm chiêm ngưỡng Kim Cang Tạng Bồ Tát.
Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát bạch Kim Cang Tạng Bồ Tát rằng: "Thưa Phật tử! Nay tam muội nầy rất là hi hữu, có thế lực lớn, tên gọi là gì?"
Kim Cang Tạng Bồ Tát nói: "Tam muội này tên là Nhất thiết Phật độ thể tính".
Lại hỏi: "Cảnh giới của tam muội nầy thế nào?"
Ðáp: "Nếu Bồ Tát tu tam muội nầy thời tùy tâm sở niệm, có thể ở trong thân mình hiện ta hằng hà sa thế giới vi trần số cõi Phật, lại có thể hiện hơn số nầy vô lượng vô biên.
Chư Phật tử! Vì Bồ Tát trụ nơi bậc Pháp Vân Ðịa nầy được vô lượng trăm ngàn môn đại tam muội như vậy, nên thân và thân nghiệp, ngữ và ngữ nghiệp, ý và ý nghiệp của Bồ Tát nầy đều chẳng thể lường biết được. Thần thông tự tại quán sát tam thế, cảnh giới của tam muội, cảnh giới của trí huệ, du hí tất cả môn giải thoát. Biến hóa làm ra, thần lực làm ra, quang minh làm ra, lược nói nhẫn đến cắt chân, hạ chân tất cả việc làm ta, dầu là bậc Pháp Vương Tử Thiện Huệ Ðịa Bồ Tát cũng đều chẳng biết được.
Chư Phật tử! Cảnh giới của Pháp Vân Ðịa Bồ Tát lược nói như vậy, nếu nói rộng ta thời dầu nói suốt vô lượng trăm ngàn vô số kiếp cũng chẳng hết được.
Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát hỏi: Thưa Phật tử! Nếu Bồ Tát thần thông cảnh giới như vậy, thần thông của Phật lại thế nào?
Kim Cang Tạng Bồ Tát nói: Thưa Phật tử! Ví như có người lấy được cục đất nơi bốn châu thiên hạ rồi nói rằng cục đất nầy là nhiều hay là đất của vô biên thế giới là nhiều?
Tôi xem lời của Ngài vừa hỏi cũng như vậy.
Trí huệ cảnh giới của Ðức Như Lai vô biên vô đẳng, thế nào lại đem so sánh với Bồ Tát.
Lại như lấy chút ít đất nơi bốn châu thiên hạ, thời đâu có thể đem so sánh với cả bốn châu.
Thần thông trí huệ của bậc Pháp Vân Ðịa Bồ Tát, dầu nói suốt vô lượng kiếp cũng chỉ được một ít phần, huống là Như Lai địa.
Thưa Phật tử! Nay tôi đem sự chứng minh để Ngài được rõ cảnh giới của Như Lai.
Giả sử mười phương, mỗi phương đều có vô biên thế giới vi trần số Phật độ, mỗi Phật độ đều có đông đầy bậc Pháp Vân Ðịa Bồ Tát nầy như mía, tre, lau, lúa, mè, rừng rậm. Tất cả Bồ Tát đều tu hạnh Bồ Tát trong trăm ngàn ức na do tha kiếp phát sinh trí huệ, đem so sánh với cảnh giới trí huệ của một Ðức Như Lai, thời không bằng một phần trăm nhẫn đến không bằng một phần ưu ba ni sa đà.
Chư Phật tử! Bậc Bồ Tát này trụ trí huệ như vậy chẳng khác Ðức Như Lai, thân, ngư,253; chẳng rời tam muội lực của Bồ Tát. Trong vô số kiếp thừa sự cúng dường tất cả chư Phật. Trong mỗi mỗi kiếp dùng tất cả thứ cúng dường để dâng lên chư Phật. Ðược thần lực của tất cả chư Phật gia hộ, trí huệ quang minh lại càng tăng thắng. Ở trong pháp giới, khéo giải thích các điều vấn nạn, không ai khuất phục được.
Chư Phật tử! Ví như thợ kim hoàn, dùng chân kim thật tốt làm đồ trang sức, dùng báu ma ni cẩn xem trong vàng. Tự Tại Thiên vương tự mang đồ trang sức này vào mình. Tất cả đồ trang sức của trời người đều không thể sánh kịp.
Bậc Bồ Tát cũng như vậy. Từ Sơ Ðịa đến Cửu Ðịa Bồ Tát, tất cả trí hạnh đều không sánh kịp được Ðệ Thập Ðịa Bồ Tát.
Trí huệ quang minh của bậc Bồ Tát nầy có thể làm cho chúng sinh tăng tiến đến chứng nhập nhất thiết chủng trí. Những trí huệ quang minh của các bậc Bồ Tát khác đều không được như vậy.
Chư Phật tử! Ví như Ma Hê Thủ La Thiên Vương quang minh, hay làm cho thân của chúng sinh được mát mẻ, quang minh khác không kịp được.
Bồ Tát ở bậc này cũng như vậy, trí huệ quang minh có thể làm cho chúng sinh đến được thanh lương nhẫn đến trụ nơi nhất thiết chủng trí. Trí huệ quang minh của tất cả Thanh Văn Duyên Giác cho đến bậc Ðệ Cửu Ðịa Bồ Tát đều không sánh được.
Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát này đã có thể an trụ trí huệ như vậy. Chư Phật Thế Tôn lại vì các Ngài mà thuyết tam thế trí, pháp giới sai biệt trí, biến nhất thiết thế giới trí, chiếu nhất thiết thế giới trí, từ niệm nhất thiết chúng sinh trí nhẫn đến thuyết chứng đắc nhất thiết chủng trí.
Trong mười môn ba la mật, bậc Bồ Tát này tăng thượng nơi trí ba la mật. Các môn khác thời tùy sức tùy phần.
Chư Phật tử! Ðây là nói lược về bậc Bồ Tát Ðệ Thập Pháp Vân Ðịa. Nếu nói rộng thời dầu nói suốt vô lượng vô số kiếp cũng không hết.
Chư Phật tử! Bồ Tát ở bậc nầy phần nhiều làm Ma Hê Thủ La Thiên Vương tự tại nơi các pháp, hay truyển thọ hạnh ba la mật cho tất cả Thanh Văn Duyên Giác và tất cả Bồ Tát. Ở giữa pháp chúng không bị khuất phục vì sự chất vấn.
Tất cả công hạnh như bố thí ái ngữ, lợi hành đồng sự đều chẳng rời niệm Phật, nhẫn đến chẳng rời niệm viên mãn nhất thiết chủng trí.
Bồ Tát nầy lại tự nghĩ rằng: Nơi tất cả chúng sinh tôi sẽ là thượng thủ, là thắng, nhẫn đến là chỗ y tựa cho bậc nhất thiết chủng trí.
Nếu Bồ Tát này tăng gia tinh tấn, trong khoảng một niệm được mười bất khả thuyết trăm ngàn ức na do tha Phật sát vi trần số tam muội, nhẫn đến thị hiện ngần ấy số Bồ Tát để làm quyến thuộc. Nếu dùng nguyện lực thù thắng để thị hiện thời hơn số trên đây, cho đến trăm ngàn ức no do tha kiếp chẳng thể đếm biết được.
Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát này lúc hành tướng thập địa thứ đệ hiện tiền thời có thể chứng nhập nhất thiết chủng trí.
Ví như ao A Nậu Ðạt là nguồn nước của các sông lớn chảy khắp Diêm Phù Ðề, nước ao đã không khô cạn mà lại nhiều thêm, nhẫn đến chảy vào biển làm cho nước nơi đây được sung mãn.
Cũng vậy, Bồ Tát từ tâm Bồ đề lưu xuất thiện căn đại nguyện, dùng bốn nhiếp pháp nhiếp độ tất cả chúng sinh đã không cùng tận lại thêm tăng trưởng, nhẫn đến vào nơi biển nhất thiết chủng trí và làm cho nơi đây được sung mãn.
Chư Phật tử! Bồ Tát thập địa, vì do Phật trí mà có sai, như nhơn đại địa mà có mười núi lớn. Những là Tuyến Sơn, Hương sơn, Tý Ðà Lê Sơn, Thần Tiên Sơn, Do Càn Ðà Sơn. Mã Nhĩ Sơn, Ni Dân Ðà La Sơn, Chước Yết La Sơn, Kế Ðô Mạt Ðể Sơn, Tu Di Sơn.
Chư Phật tử! Như Hương Sơn, tất cả thứ hương đều chứa đủ trong đó, lấy không thể hết. Cũng vậy, Bồ Tát trụ bậc Ly Cấu Ðịa, tất cả giới hạnh oai nghi của Bồ Tát đều ở cả nơi đây, nói không thể hết.
Chư Phật tử! Như Tỳ Ða Lê Sơn thuần bằng chất báu, tất cả bửu chất châu ngọc đủ cả nơi đây, lấy không thể hết. Cũng vậy, Bồ Tát ở bậc Phát Quang Ðịa, tất cả thế gian thiền định, thần thông, giải thoát tam muội, tam ma bát đề đủ cả ở bậc nầy, nói không hết được.
Chư Phật tử! Như Thần Tiên Sơn thuần bằng châu báu, ngũ thông Thần Tiên luôn có trong đó không cùng tận. Cũng vậy, Bồ Tát ở bậc Diệm Huệ Ðịa, tất cả trí huệ thù thắng đều đủ nơi đây nói không thể hết.
Chư Phật tử! Như Do Càn Ðà Sơn thuần bằng chất báu, Thần Dạ Xoa đều ở trong đó không cùng tận. Cũng vậy, Bồ Tát trụ bậc Nan Thắng Ðịa, tất cả tự tại như ý thần thông đều ở trong đây nói chẳng thể hết.
Chư Phật tử! Như Mã Nhĩ Sơn thuần bằng chất báu, trong đây đủ tất cả trái cây, lấy không hết được. Cũng vậy, Bồ Tát trụ bậc Hiện Tiền Ðịa, quả chứng nhập lý duyên khởi Thanh Văn đều ở trong đây nói không hết được.
Như Ni Dân Ðà La Sơn thuần bằng chất báu, đại lực Long Thần đều ở nơi đây không cùng tận. Cũng vậy, Bồ Tát ở bậc Viễn Hành Ðịa, phương tiện trí huệ Ðộc Giác quả chứng đều đủ nơi đây nói không thể hết.
Chư Phật tử! Như Chước Yết La Sơn thuần bằng chất báu, chúng Tự Tại đều ở trong núi nầy không cùng tận. Cũng vậy, Bồ Tát trụ bậc Bất Ðộng Ðịa, tất cả Bồ Tát tự tại sai biệt thế giới đều ở trong đây nói không hết được.
Chư Phật tử! Như Kế Ðô Sơn thuần bằng chất báu, đại oai đức A Tu La Vương đều ở trong đó không cùng tận. Cũng vậy, Bồ Tát trụ bậc Thiện Huệ Ðịa tất cả trí hành sinh diệt thế gian đều ở nơi đây nói không thể hết.
Chư Phật tử! Như Tu Di Sơn thuần bằng chất báu, đại oai đức chư Thiên đều ở trong đây không cùng tận. Cũng vậy, Bồ Tát trụ bậc Pháp Vân Ðịa, Phật trí lực, vô sở úy, bất cộng pháp, tất cả Phật sự đều ở trong đây tuyên nói không hết được.
Chư Phật tử! Mười Bửu Sơn nầy đồng ở trong đại hải mà có tên sai khác. Thập Ðịa Bồ Tát cũng như vậy, đồng ỡ trong nhất thiết chủng trí mà có danh hiệu sai khác.
Chư Phật tử! Ví như đại hải do có mười tướng mà được gọi là đại hải không bị đổi tên. Ðây là mười tướng: một là tuần tự sâu lần; hai là chẳng chứa tử thi; ba là các dòng nước chảy vào đều mất bổn danh ; bốn là phổ đồng một vị; năm là có vô lượng trân bửu; sáu là không ai đến tận đây được; bảy là rộng lớn vô lượng; tám là loài thân to lớn ở; chín là thủy triều chẳng quá hạn; mười là chứa khắp hết nước mưa to mà vẫn không tràn.
Cũng vậy, Bồ Tát hạnh do mười tướng mà được gọi là Bồ Tát hạnh không bị đổi tên. Ðây là mười tướng: Hoan hỉ Ðịa xuất sinh đại nguyện lần lần càng sâu: Ly Cấu Ðịa chẳng chứa tất cả thây phá giới ; Pháy Quang Ðịa bỏ rời sinh tự giả của thế gian; Diệm Huệ Ðịa đồng một vị với công đức của Phật; Nan Thắng Ðịa xuất sinh vô lượng phương tiện thần thông làm thành những trân bửu của thế gian; Hiện Tiền Ðịa quán sát lý duyên sinh rất sâu; Viễn Hành Ðịa giác huệ rộng lớn khéo quán sát Bất Ðộng Ðịa thị hiện sự trang nghiêm rộng lớn; Thiện Huệ Ðịa được thâm giải thoát du hành thế gian biết đúng như thiệt chẳng quá hạn; Pháp Vân Ðịa có thể lãnh thọ tất cả đại pháp của Như Lai không hề nhàm đủ.
Chư Phật tử! Ví như châu đại ma ni có mười đặc tính hơn hẳn các thứ châu báu khác. Ðây là mười đặc tính: Một là xuất sinh từ đại hải ; hai là thợ khéo trau dồi; ba là tròn đầy không thuyết ; bốn là trong sạch không bợn ; năm là trong ngoài sáng suốt; sáu là dùi lỗ rất khéo; bảy là xỏ bằng dây báu; tàm là đặt trên tràng cao bằng lưu ly; chín là phóng ra đủ loại ánh sáng chiếu khắp nơi; mười là có thể theo ý nhà vua ma mưa các loại châu báu và vật dụng làm thỏa mãn tâm nguyện của nhân dân.
Chư Phật tử! Bồ Tát đây cũng như vậy, vì có mười sự nên hơn các bậc thánh khác. Ðây là mười sự: Một là phát nhất thiết trí; hai là trì giới đầu đà chính hạnh sáng sạch; ba là các thiền tam muội viên mãn không khuyết; bốn là đạo hạnh thanh bạch lìa các cầu uế; năm là phương tiện thần thông trong ngoài sáng suốt ; sáu là duyên khởi trí huệ hay khéo dùi xỏ; bảy là xâu bằng giây phương tiện trí; tám là để trên tràng cao tự tại; chín là quán hạnh chúng sinh mà phóng quang minh văn trì; mười là thọ chức Phật trí dự ở hàng Phật có thể vì chúng sinh mà rộng làm Phật sự.
Chư Phật tử! Ðây là Bồ Tát hạnh pháp môn phẩm nhóm họp công đức nhất thiết chủng, nhất thiết trí. Nếu chúng sinh chẳng vun trồngthiện căn thời chẳng được nghe.
Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát hỏi: "Nghe pháp môn nầy thời được bao nhiêu phước?".
Kim Cang Tạng Bồ Tát nói: "Như phước đức của nhất thiết trí tập họp, nghe pháp môn này phước đức cũng như vậy".
Vì chẳng phải nghe công đức pháp môn này mà có thể tin hiểu thọ trì đọc tụng, huống là tinh tấn tu hành đúng như lời.
Do đây nên biết rằng cần phải được nghe tập họp nhất thiết trí công đức pháp môn này mới có thể tin hiểu thọ trì tu tập, rồi sau mới đến bậc nhất thiết trí.
Bấy giờ do thần lực của Phật và do pháp như vậy, nên mười phương đều có mười ức Phật độ vi trần số thế giới chấn động đủ mười tám tướng. Những là động, biến động, đẳng biến động nhẫn đến kích, biến kích, đẳng biến kích. Trên không khắp nơi mưa thiên hoa, thiên man, thiên y, thiên bửu trang nghiêm, thiên tràng phan, thiên tắng cái. Nhạc trời hòa tấu âm thanh hòa nhã, đồng thời phát ra tiếng ca ngợi công đức của bậc nhất thiết trí.
Tất cả thế giới khắp mười phương cũng đồng diễn thuyết pháp trên đây như ở Vương cung Tha Hóa Tự Tại Thiên nơi thế giới này.
Lại do thần lực của Phật, ngoài mười ức Phật sát vi trần số thế giới ở mười phương, có mười ức Phật sát vi trần số Bồ Tát đến đại hội này đồng nói như vầy: "Lành thay! Lành thay! Kim Cang Tạng Bồ Tát hay nói pháp này. Chúng tôi cũng đồng tên Kim Cang Tạng, ở thế giới khác nhau nhưng đồng tên Kim Cang Ðức, Phật đồng hiệu Kim Cang Tràng. chúng tôi ở tại bổn quốc đều thừa oai lực của Như Lai mà nói ph1p này, hội chúng đều đồng như đây, văn tự cú nghĩa cũng không khác. Chúng tôi đều nương thần lực của Phật đồng đến đây để chứng minh cho ngài".
Kim Cang Tạng Bồ Tát quan sát tất cả hội chúng khắp mười phương pháp giới, muốn tán thán phát tâm nhất thiết chủng trí, muốn thị hiện cảnh giới Bồ Tát, muốn tu tập hạnh lực của Bồ Tát, muốn thuyết nhiếp thủ đạo nhất thiết chủng trí, muốn trừ diệt tất cả cấu nhiễm thế gian, muốn ban cho nhất thiết trí, muốn thị hiện sự trang nghiêm của trí bất tư nghì, muốn hiển thị những công đức của tất cả Bồ Tát, muốn cho ý nghĩa của thập địa đây càng thêm sáng tỏ, nên thừa thần lực của Phật mà nói kệ rằng:
Tâm đó tịch diệt hằng điều thuận
Bình đẳng vô ngại như hư không
Lìa thân cấu trược trụ nơi đạo
Thắng hạnh này, Phật tử nên nghe.
Trăm ngàn ức kiếp tu điều lành
Cúng dường vô lượng vô biên Phật
Cũng cúng Thanh Văn Ðộc Giác Tăng
Vì lợi ích chúng sinh phát tâm lớn.
Tinh cần trì giới thường nhu nhẫn
Tàm quý phước trí đều đầy đủ
Chí cầu Phật trí tu huệ lớn
Mong được thập lực nên phát tâm.
Cúng dường khắp tam thế chư Phật
Nghiêm tịnh khắp mười phương quốc độ
Biết rõ các pháp đều bình đẳng
Vì lợi ích chúng sinh phát tâm lớn.
Trụ bậc Sơ Ðịa sinh tâm này
Rời hẳn điều ác thường hoan hỷ
Nguyện lực rộng tu những pháp lành
Do lòng bi mẫn nhập Nhị Ðịa.
Giới, văn đầy đủ thương chúng sinh
Rửa trừ nhơ bợn tâm sáng sạch
Quán sát thế gian lửa tham sân
Bậc trí quảng đại lên Tam Ðịa.
Tất cả ba cõi đều vô thường
Như trúng tên độc thân đau khổ
Nhàm bỏ hữu vi cầu Phật pháp
Bậc trí quảng đại nhập Tứ Ðịa.
Niệm huệ đầy đủ được đạo trí
Cúng dường trăm ngàn vô lượng Phật
Thường quán những công đức tối thắng
Bậc này tiến nhập Nan Thắng Ðịa.
Trí huệ phương tiện khéo quán sát
Thị hiện mọi cách cứu chúng sinh
Cúng dường Thập Lực Vô Thượng Tôn
Tiến lên vô sinh Hiện Tiền Ðịa.
Thế gian khó biết mà biết được
Chẳng thọ ngã nhơn lìa có không
Pháp tính bổn tịch, tùy duyên chuyển
Ðược diệu pháp này lên Thất Ðịa.
Trí huệ phương tiện tâm rộng lớn
Khó làm, khó phục, khó biết rõ
Dầu chứng tịch diệt siêng tu tập
Lên bậc như không Bất Ðộng Ðịa.
Phật khuyên khiến từ tịch diệt khởi
Rộng tu trí hạnh đủ các môn
Ðủ mười tự tại quán thế gian
Do đây được lên Thiện Huệ Ðịa.
Dùng trí vi diệu quán chúng sinh
Tâm hành, nghiệp, hoặc những rừng rậm
Vì muốn độ họ vào Phật đạo
Nên nói thắng nghĩa tạng của Phật,
Tuần tự tu hành đủ hạnh lành
Nhẫn đến Cửu Ðịa gồm phước huệ
Thường cầu pháp tối thượng của Phật
Ðược Phật trí thủy dùng quán đỉnh,
Chứng được vô số môn tam muội
Cũng biết rành được công lực kia
Tam muội sau cùng tên Thọ Chức
Trụ cảnh quảng đại luôn bất động.
Lúc Bồ Tát được tam muội này
Ðại bửu liên hoa bỗng nhiên hiện
Thân ngồi trên đó xứng cùng hoa
Phật tử vây quanh đồng chiêm ngưỡng,
Phóng đại quang minh trăm ngàn ức
Diệt trừ tất cả khổ chúng sinh
Lại nơi trên đỉnh phóng quang minh
Chiếu khắp mười phương các Phật hội,
Dừng giữa hư không làm lưới sáng
Cúng dường Phật xong, từ chân vào
Tức thời chư Phật đều rõ biết:
Nay Bồ Tát này lên Thập Ðịa.
Mười phương Bồ Tát đến quán sát
Ðại sĩ thọ chức phóng quang minh
Chặng mày chư Phật cũng phóng quang
Chiếu khắp mọi nơi, nhập vào đỉnh,
Mười phương thế giới đều chấn động
Tất cả địa ngục đều diệt khổ
Bấy giờ chư Phật trao chức cho
Như Chuyển Luân Vương phong Thái Tử.
Nếu được chư Phật quán đỉnh cho
Bồ Tát này gọi là Pháp Vân Ðịa
Trí huệ thêm lớn không ngằn mé
Khai ngộ tất cả khắp thế gian.
Dục giới, sắc giới, vô sắc giới,
Hữu số, vô số và hư không
Tất cả như vậy đều thông đạt.
Tất cả hóa dụng oai lực lớn
Chư Phật gia trì trí vi tế
Kiếp số bí mật, mao đạo trí,
Ðều hay quán sát đúng như thiệt.
Thọ sinh, xả tục, thành chính đạo
Chuyển diệu pháp luân nhập Niết Bàn
Nhẫn đến tịch diệt pháp giải thoát
Và chỗ chưa nói đều biết được.
Bồ Tát trụ bậc Pháp Vân Ðịa
Ðầy đủ niệm lực trì Phật pháp,
Ví như đại hải nhận nước mưa
Bậc này thọ pháp cũng như vậy.
Mười phương vô lượng các chúng sinh
Ðều được văn trì thọ Phật pháp,
Nơi một Ðức Phật được nghe pháp
Hơn cả số trên vô lượng số.
Do bổn trí nguyện oai thần lực
Một niệm khắp cùng mười phương cõi
Rưới mưa cam lồ diệt phiền não
Do đây Phật nói hiệu Pháp Vân.
Thần thông thị hiện khắp mười phương
Vượt hơn cảnh giới trời người thảy
Lại hơn số này vô lượng ức
Thế trí suy lường ắt mê loạn.
Trí lượng công đức một cất chân
Ðến bậc Cửu Ðịa vẫn chẳng biết,
Huống là Thanh Văn Bích Chi Phật
Cùng với tất cả loài chúng sinh!
Bậc Bồ Tát này cúng dường Phật
Cùng khắp cõi nước ở mười phương
Cũng cúng dường thánh chúng hiện tiền
Trang nghiêm đầy đủ Phật công đức.
Trụ ở bậc này lại vì nói
Tam thế pháp giới trí vô ngại
Chúng sinh, quốc độ đều cũng vậy
Nhẫn đến tất cả Phật công đức.
Bồ Tát thập Ðịa trí quang minh
Khai thị chúng sinh: đường chính pháp
Sáng Tự Tại Thiên trừ thế ám
Trí quang diệt ám cũng như vậy.
Bậc này thường làm vua ba cõi
Khéo hay diễn thuyết pháp tam thừa
Vô lượng tam muội một niệm được
Ðược thấy chư Phật cũng như vậy.
Nay tôi lược nói Thập Ðịa rồi
Nếu muốn nói rộng không thể hết.
Các địa như vậy trong Phật trí
Như mười sơn vương cao vọi vọi:
Sơ Ðịa nghề nghiệp vô cùng tận
Ví như Tuyết Sơn chứa dược thảo,
Nhị Ðịa giới văn chư Hương Sơn,
Tam Ðịa: Tỳ Sơn phát diệu hoa,
Diệm Huệ đạo bửu vô cùng tận
Ví như Tiên Sơn, chư Tiên ở,
Ngũ Ðịa thần thông như Càn Sơn,
Lục Ðịa: Mã Sơn đủ loại trái,
Thất Ðịa huệ lớn như Ni Sơn,
Bát Ðịa tự tại như Luân Vi,
Cửu Ðịa vô ngại như Kế Ðô,
Thập địa đủ đức như Tu di,
Sơ Ðịa: nguyện lớn, Nhị: trì giới,
Tam Ðịa ; công đức, Tứ: chuyên nhất,
Ngũ Ðịa: vi diệu, Lục: thậm thâm,
Thất Ðịa: đại huệ, Bát: trang nghiêm,
Cửu Ðịa tư duy nghĩa vi diệu
Vượt hơn tất cả đạo thế gian,
Thập Ðịa thọ trì pháp chư Phật,
Biển hạnh như vậy không cạn hết.
Mười hạnh xuất thế: phát tâm trước,
Trì giới thứ hai, thiền thứ ba,
Thứ tư hạnh tịnh, năm: thành tựu,
Thứ sáu: duyên sinh, bảy: xâu suốt,
Thứ tám: để trên tràng kim cang,
Thứ chín: quán sát những trù lâm,
Thứ mười quán đỉnh tùy vương ý,
Ðức bửu như vậy lần thanh tịnh.
Mười phương cõi nước nghiền làm bụi
Một niệm biết được số bao nhiêu,
Lông đo không gian biết số lượng,
Ức kiếp nói "Ðịa" không thể hết.
- 24
Viết bình luận