Pháp số 5 và ý nghĩa phẩm vật dâng cúng trên ban thờ ngày Tết
Theo triết lý đạo Phật, pháp số 5 được nhắc đến rất nhiều như Ngũ trí Như Lai, Ngũ căn, Ngũ lực, Ngũ hạnh, Ngũ giới, Ngũ quán, Ngũ thời giáo, Ngũ uẩn, v.v… Đặc biệt trong Duy thức học, khi 5 thức mê lầm được chuyển hóa, chúng trở thành Ngũ Trí Phật hay Ngũ Trí Như Lai. Khi 5 loại ham muốn vị kỷ của con người được chuyển hóa, chúng trở thành tình yêu thương, sự cảm thông, lòng từ ái vị tha vô bờ…
Theo quan niệm dân gian của người Việt, mâm ngũ quả thường gồm 5 loại trái cây khác nhau, các loại quả được lựa chọn đại diện cho nguyện ước, mong muốn của gia chủ trong năm mới thông qua tên gọi và màu sắc.
Mâm ngũ quả có 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau, tượng trưng cho quy luật đất trời theo ngũ hành: Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng), đại diện cho “ngũ thường”: Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín. Bên cạnh đó, "ngũ" còn tượng trưng những ước nguyện của gia chủ về một cuộc sống sung túc, viên mãn: Phúc (may mắn); Quý (Giàu có, sang trọng), Thọ (sống lâu), Khang (khỏe mạnh), Ninh (bình yên).
Là Phật tử, chúng ta đều đã biết rằng bất kỳ hành động thân khẩu ý nào, một khi đã phát ra đều sẽ tăng trưởng. Bởi vậy, với tâm nguyện thiện lành, cầu nguyện cho một đời sống no ấm, thịnh vượng cho cả năm thì thời điểm khởi đầu một năm mới, chúng ta cần có những phẩm vật biểu trưng bày biện trên ban thờ giúp cho viên mãn tâm nguyện này. Điều này cũng giống như việc lúc đầu ta dùng một chút lửa làm mồi thì sau khi lửa bén, nó sẽ bùng lên thành ngọn lửa lớn vậy.
Ngoài các phẩm vật truyền thống đã được bày biện sẵn trước Giao thừa, những phẩm vật sau khi xông nhà sẽ được gia chủ bày tiếp lên ban thờ. Năm nhóm phẩm vật xông nhà có những ý nghĩa biểu trưng như sau:
1. Ngũ cốc là biểu tượng để đảm bảo một cuộc sống thịnh vượng về mặt vật chất.
2. Ngũ dược là biểu tượng để đảm bảo một cuộc sống thịnh vượng về tinh thần, không bị bệnh tật, khổ ách.
3. Ngũ vị với hai loại chính là đường và muối. Đường là biểu tượng của nghiệp thiện lành, đem đến đời sống bình an, hạnh phúc. Muối là loại có tính dương rất lớn, giúp cho đời sống hướng thượng và đi lên.
4. Ngũ sắc biểu trưng cho Ngũ Trí Như Lai, giúp đem lại trí tuệ và sự cân bằng năng lượng cho tổ ấm của bạn.
5. Ngũ hương biểu trưng cho sự trong sạch, tịnh hóa thân tâm và các công đức cúng dàng lên chư Phật.
Bộ xông nhà Hoan hỷ - Cát tường (Nguồn ảnh: Trung tâm Phật Trường Thọ)
Cách thức thụ lộc sau khi cúng
Sau khi thỉnh Phật và mang Bộ vật phẩm xông nhà vào nhà thời điểm sau Giao thừa, bạn sẽ an vị ảnh, tượng Phật lên ban thờ Phật, kế đến là các biểu tượng cát tường, và sau đó là Bộ xông nhà gồm 5 nhóm ngũ cốc, ngũ dược, ngũ hương…
Với Bộ xông nhà Hoan hỷ - Cát tường, bạn chỉ nên để trên ban thờ một thời gian khoảng 1-2 tuần để tránh mối mọt, nấm mốc, là điều rất nên kiêng kỵ khi dâng cúng Phật, hơn nữa cũng ảnh hưởng tới trường khí tích cực của ngôi nhà.
Những lưu ý để sử dụng Bộ xông nhà này một cách phù hợp sau khi cúng:
- Đường, muối, sữa chua, pho mai: sử dụng để ăn, chế biến thức ăn như thông thường sẽ rất tốt.
- Các loại ngũ cốc (gạo, đậu đỏ, đậu tương…) cũng sử dụng để nấu ăn. Với thóc có thể đem cho chim, gà ăn.
- Bất cứ phẩm vật nào cũng có thể dùng để ăn, uống, chế biến vào thực phẩm, sẽ rất lợi ích.
- Ngũ dược: đem xông đốt trong nhà sẽ rất tốt.
- Ngũ sắc: bạn có thể gửi tới Trung tâm Phật Trường Thọ để đem vào đồ cúng (184B Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội).
(Nhóm ĐBT biên soạn)
- 511
Viết bình luận