Phẩm 22: Xa lìa phân biệt nhị nguyên | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Phẩm 22: Xa lìa phân biệt nhị nguyên

Phẩm thứ hai mươi hai

Xa lìa phân biệt nhị nguyên

Vạn pháp đều do tâm hiển hiện,

Bản Tâm nguyên thủy vốn tính không.

Thấy rõ nhị nguyên không thực tính,

Xa lìa phân biệt - Phật tử hành.

“Chúng ta” trong nghĩa tâm (ảo tưởng) của chính mình. Tôi luôn dùng hai chữ “chúng ta” bởi vì, đó là cách dễ nhất để diễn đạt nó, nếu không chúng ta cũng có thể nói là tâm (ảo tưởng) của chúng ta. Vì vậy, chúng ta, hoặc tâm của chúng ta dán nhãn (đặt danh) khác nhau cho các sự vật hiện tượng, ví dụ: bông hoa đẹp bởi chúng ta đã dán nhãn những bông hoa này là những bông hoa đẹp. Tôi dán nhãn điều này, hay đúng hơn tâm của tôi đang dán nhãn cho chúng. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn đúng sự thật. Người khác lại có thể nói: “Hoa này không đẹp, nó rất bình thường.” Những người khác lại nói: “Nó thật xấu tệ, chúng là những bông hoa xấu mà tôi gặp.” Điều đó là hoàn toàn có thể. Còn tôi dán nhãn, “Những bông hoa rất đẹp”, rồi tôi bám chấp vào nó. Tôi tạo ra thế giới của riêng mình bằng cách nói cái này là đẹp, cái kia là xấu, tôi thích cái này, không thích cái kia, những khái niệm như tốt hay xấu, cao hay ngắn, gầy hoặc béo, hoặc bất cứ điều gì… Tôi bám chấp vào thế giới do mình tạo ra này và sống với nó tuy nhiên đó là cái tâm ảo tưởng. Ảo tưởng bởi nó không thật mà chỉ do tâm mình tự biến ra. Bông hoa vốn không phải là đẹp hay xấu. Anh ta đang thuyết phục tôi bỏ bông hoa này đi nhưng tôi không đồng ý. Tôi phải tranh luận vì tôi nghĩ rằng nó rất đẹp. Nhưng tại sao, tôi phải tranh luận khi những bông hoa không thực sự là đẹp hay xấu? Nếu nó là đẹp thì ai cũng sẽ thấy đẹp, và bạn hay tôi cũng đều sẽ nói: “Bông hoa này đẹp.” Hàng triệu người, vô số chúng sinh khác cũng sẽ nói: “Đây là hoa đẹp”, và sẽ không có bất kỳ sự bất đồng quan điểm nào.

Tâm là chủ thể phóng chiếu, và các pháp là đối tượng do tâm phóng chiếu ra. Thay vì nhìn sự vật bên ngoài, chúng ta nên quay vào bên trong và nhìn lại tâm mình. Chúng ta phải tìm hiểu xem, liệu những sự vật được dán nhãn bởi tâm chúng ta có bản chất thực hay không, và liệu rằng tâm ta có bản chất tuyệt đối hay không. Nói cách khác, tâm của ta có tồn tại thực sự không? Đó là một câu hỏi. Những sự vật này là không thật có, nhưng tâm ta có thể có thật. Điều này có đúng hay không? Đây là những gì chúng ta phải khảo xét. Tâm không có sự tồn tại cố hữu: tâm không có hình dạng, không màu sắc, tâm không có gì cả, và tâm thậm chí ảo tưởng hơn cả những gì chúng ta thấy ở trước mắt. Vì vậy, việc thực hành chính của Bồ tát là nhằm xua tan đi vọng tưởng cho rằng: vạn vật có sự tồn tại cố hữu. Thông qua sự hiểu biết này, bạn có trí tuệ để nhận ra thực tại chân thật của sự vật hiện tượng, thực tại bên trong những thứ mà bạn khao khát và những thứ mà bạn không ưa.

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6406451
Số người trực tuyến: