7. Phẩm Tứ Tướng Thứ Bảy | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

7. Phẩm Tứ Tướng Thứ Bảy

PHẨM TỨ TƯỚNG THỨ BẢY

(Hán bộ trọn quyển thứ tư và thứ năm)

 

Ðức Phật lại bảo Ca Diếp Bồ Tát: "Vị Ðại Bồ Tát phân biệt khai thị Ðại Bát Niết Bàn có bốn tướng nghĩa: một là tự chính, hai là chính tha, ba là hay tùy vấn đáp, bốn là khéo hiểu nghĩa nhân duyên.

Thế nào là "Tự Chính"? Nếu đức Như Lai thấy các nhân duyên mà có chỗ đáng dạy bảo. Như có Tỳ Kheo thấy cụm lửa lớn bèn nói rằng: thà rằng tôi tự ôm lấy cụm lửa này, trọn chẳng dám ở nơi chỗ đức Như Lai giảng thuyết mười hai phần kinh và tạng bí mật, mà hủy báng là của ma Ba Tuần nói chứ không phải Phật. Thà lấy dao bén cắt đứt lưỡi mình, không bao giờ nói Như Lai, Pháp và Tăng là vô thường. Hoặc nghe người khác nói như vậy tôi cũng không tin nhận mà còn thương xót cho kẻ ấy.

Như Lai, Pháp và Tăng chẳng thể nghĩ bàn, nên thọ trì như vậy. Tự xem thân mình như cụm lửa. Ðây gọi là Tự Chính".

Thế nào là "Chính Tha"? Lúc nọ Phật đang thuyết pháp, có một người nữ vào lễ Phật rồi ngồi qua một bên. Ðức Thế Tôn biết mà cố ý hỏi rằng: Có phải nàng vì quá thương con, mà mớm cho con ăn nhiều chất bơ, rồi không biết có tiêu hoá hay không tiêu hoá? - Người nữ liền bạch Phật: "Lạ lùng thay! đức Thế Tôn biết được tâm niệm của con. Bạch Thế Tôn! Sớm mai này tiện nữ cho con ăn nhiều chất bơ, lòng tiện nữ sợ rằng không tiêu hoá được, nó sẽ phải bệnh. Ngưỡng mong đức Như Lai chỉ dạy cho." - Phật dạy: "Con nàng ăn thức ấy đã tiêu hoá tốt, nó sẽ được khoẻ mạnh". Người nữ nghe đức Phật nói, thời vui mừng hớn hở và thốt lời rằng: "Vì đức Như Lai nói đúng như thiệt nên con vui mừng".

Ðức Thế Tôn vì muốn điều phục các chúng sinh, mà khéo phân biệt nói tiêu hay chẳng tiêu, cũng nói các pháp vô ngã, vô thường. Nếu Phật nói "thường" trước, các đệ tử sẽ cho rằng pháp này đồng với ngoại đạo mà không chịu tin theo, vì hàng thanh văn đệ tử sẽ chẳng tiêu được pháp thường trụ, nên Như Lai trước dạy pháp "khổ", "vô thường". Khi mà hàng thanh văn đệ tử đã đầy đủ công đức, đủ sức tu tập kinh pháp đại thừa, Như Lai ở kinh này nói sáu vị: Một là "Khổ", vị chua; hai là "vô thường", vị mặn; ba là "vô ngã", vị đắng; bốn là "lạc", vị ngọt; năm là "ngã", vị cay; sáu là "thường", vị lạt.

Trong thế gian kia có ba vị: vô thường, vô ngã, và khổ, phiền não làm củi, trí huệ làm lửa, do các nhân duyên đó mà thành cơm niết bàn tức là "thường, lạc và ngã", làm cho các đệ tử đều được nếm mùi ngọt ngon.

Phật lại bảo người nữ rằng: "Nếu nàng có sự duyên muốn đến xứ khác, thời phải đuổi đứa con trai hung ác ra khỏi nhà, rồi đem gia nghiệp giao cho đứa con trai hiền lành." Người nữ bạch Phật rằng: "Thiệt đúng như lời đức Thế Tôn dạy, gia nghiệp nên giao cho đứa con hiền, chớ chẳng nên giao cho đứa con dữ." Phật nói: "Như Lai cũng vậy, lúc nhập niết bàn, đem tạng pháp vô thượng phó chúc cho các vị Bồ Tát, chớ không giao cho hàng Thanh văn, vì hàng Thanh văn tưởng là Như Lai thiệt diệt độ. Còn các vị Bồ Tát thời nhận rằng Như Lai thường trụ không biến đổi. Mà quả thiệt Như Lai không có diệt độ. Như lúc nàng xa nhà chưa trở về, đứa con ác kia bèn nói là nàng đã chết mất rồi, còn đứa con hiền vẫn tin tưởng là nàng còn sống. Mà chính thiệt thời nàng còn sống.

Nếu có chúng sinh nào nhận rằng Phật là thường trụ không biến đổi, phải biết nhà kẻ ấy thời là có Phật.

Ðây gọi là Chính Tha.

Thế nào là Hay Tùy Vấn Ðáp? Nếu có người đến hỏi Phật rằng: tôi phải làm thế nào không mất tiền của mà được gọi là Ðàn Việt đại bố thí? Phật dạy: "Ðem tôi trai tớ gái bố thí cho những bậc Sa Môn, Bà La Môn thiểu dục tri túc chẳng nhận chẳng chứa các vật bất tịnh. Ðem người nữ thí cho vị tu phạm hạnh. Ðem rượu thịt thí cho người đã dứt rượu thịt. Ðem thực phẩm phi thời thí cho người không ăn phi thời. Ðem đồ trang sức thí cho người không trang sức. Bố thí như vậy rất có danh tiếng, mà của tiền khỏi mất hào ly".

Ðây gọi là Hay Tùy Vấn Ðáp.

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Với người ăn thịt chẳng nên đem thịt đến cho. Vì con thấy người không ăn thịt được công đức lớn."

Phật khen: "Lành thay! Lành thay! Nay ông có thể khéo biết ý của Như Lai. Bồ Tát hộ pháp phải như vậy.

Này Ca Diếp! Bắt đầu từ ngày nay trở đi Như Lai không cho phép hàng thanh văn đệ tử ăn thịt, nếu đàn việt đem đến dưng thí, phải xem thịt ấy như thịt con mình".

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Tại sao đức Như Lai không cho phép ăn thịt?".

Phật dạy: "Này Ca Diếp! Luận về người ăn thịt thời dứt mất giống đại từ".

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Duyên cớ gì ngày trước đức Như Lai cho phép hàng Tỳ Kheo ăn ba thứ tịnh nhục?". Phật dạy: "Này Ca Diếp! Ba thứ tịnh nhục ấy chỉ là theo việc mà tạm chế thôi".

Ca Diếp Bồ Tát lại bạch: "Bạch Thế Tôn! Duyên cớ gì mà mười thứ bất tịnh nhẫn đến chín thứ thanh tịnh, Như Lai lại chẳng cho phép?

Phật nói: "Cũng là nhân nơi sự mà lần lượt chế. Nên biết chính là nghĩa đoạn nhục hiện nay".

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Cớ sao Như Lai khen ngợi ngư nhục là món ăn ngon?"

Phật dạy: "Như Lai cũng chẳng nói loài ngư nhục là món ăn ngon, mà Như Lai vẫn nói mía, đường, gạo, tất cả thứ lúa, bắp, sữa, bơ, dầu, là những thức ăn ngon.

Dầu rằng Như Lai nói được chứa các thứ y phục, mà đều phải hoại sắc, huống lại tham ưa nơi vị ngư nhục kia"

Ca Diếp lại bạch Phật: "Ðức Như Lai nếu chế không được ăn ngư nhục, thời những thứ sữa, bơ, dầu, v.v... và các thứ y phục kiều xa gia, đồ bằng da thú, ngọc ngà, bồn chậu bằng vàng bạc, cũng đều chẳng nên dùng".

Phật dạy: "Này Ca Diếp! Chẳng nên có kiến chấp đồng với bọn lõa thể ngoại đạo kia. Bao nhiêu giới cấm của Như Lai chế ra đều có dị ý. Vì dị ý nên cho ăn ba thứ tịnh nhục. Vì dị ý nên cấm ăn mười thứ thịt. Vì dị ý nên cấm tất cả thứ thịt đều không được ăn, dầu là thịt của con vật tự chết.

Này Ca Diếp! Từ nay Như Lai cấm các đệ tử không được ăn tất cả thứ thịt.

Này Ca Diếp! Người mà ăn thịt, hoặc đi đứng nằm ngồi chúng sinh nào nghe đến hơi thịt thời kinh sợ. Ví như người ở gần sư tử, đi đến đâu, mọi người nghe mùi hôi của sư tử đều kinh sợ. Như người ăn tỏi, không ai dám gần người ấy vì tanh mùi tỏi. Kẻ ăn thịt cũng vậy, tất cả chúng sinh nghe hơi thịt, thảy đều kinh sợ, nghĩ đến sự chết, các loài cá trạnh, muôn thú cùng chim chóc, đều chạy tránh xa, đều có quan niệm rằng người ấy là kẻ hại ta. Vì thế nên Bồ Tát không ăn thịt, vì độ chúng sinh mà thị hiện ăn thịt. Dầu thị hiện ăn thịt mà thật ra thời không có ăn.

Này Ca Diếp! Hàng Bồ Tát này còn không ăn những thức ăn thanh tịnh, huống lại ăn thịt.

Sau khi Như Lai nhập niết bàn, các bậc tứ quả Thánh Nhân đều lần lượt nhập niết bàn. Sau khi chính pháp diệt, trong thời tượng pháp, sẽ có các Tỳ Kheo in tuồng trì luật, ít đọc tụng kinh, tham ưa ăn uống, lo bồi bổ thân thể, y phục mặc trên thân thô xấu hôi dơ, hình dung tiều tụy không có oai đức, chăn nuôi bò dê vác củi gánh cỏ, tóc râu để dài, đầu mặc cà sa mà như thợ săn, dầu ngó xuống đi chậm rãi mà như mèo rình chuột. Thường tự xướng rằng ta chứng được quả A La Hán, mang nhiều bệnh khổ nằm lăn trên phẩn uế, ngoài thời hiện ra tướng hiền thiện, trong thời đầy lòng tham sân như bà la môn, thọ phép câm, thiệt chẳng phải Sa môn mà hiện tướng Sa môn, tà kiến xí thạnh, chê bai chính pháp. Những người như vậy phá hoại giới luật, chính hạnh oai nghi của Như Lai chế, và quả giải thoát của Như Lai nói.

Họ rời pháp thanh tịnh và làm hư hoại giáo pháp thậm thâm bí mật. Họ theo ý riêng, nói ngược với kinh luật rằng đức Phật cho phép chúng tôi ăn thịt. Họ đều tự xưng là Sa môn Thích tử.

Này Ca Diếp! Bấy giờ lại có các hàng Sa môn chứa thóc, nhận lấy thịt cá, tay tự nấu ăn, cầm xách bình dầu ăn, cùng giày dép bàng da và lọng báu, thân cận quốc vương, quan lớn, nhà giàu sang, xem tướng, coi sao, siêng học nghề thuốc, chứa nuôi tôi tớ, vàng bạc bảy báu, các thứ dưa trái, học tập các nghề: nghề vẽ, nghề nắn, làm sách dạy học, gieo trồng, chú thuật, chế thuốc, đờn ca xướng hát, hương hoa trang điểm, cờ bạc, học các nghề thợ.

Nếu có Tỳ Kheo nào hay tránh lìa các việc ác như trên, nên nói người ấy thật là đệ tử của Như Lai.

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, nhân người khác giúp mà sống. Lúc khất thực, nếu đặng món ăn lộn với thịt, phải làm cách nào để ăn đúng với pháp thanh tịnh?”.

Phật dạy: "Này Ca Diếp! Nên lấy nước rửa sạch thịt rồi hãy ăn. Nếu đồ đựng bị thịt làm dơ, chỉ làm cho không có vị thịt thời cho phép được dùng không tội. Nếu thấy trong thức ăn có nhiều thịt thời không được nhận. Tất cả thứ thịt đều không được ăn. Người ăn thịt thời phải tội.

Nay Như Lai xuống điều chế đoạn nhục như vậy, nếu giảng rộng thời không thể hết. Giờ niết bàn gần đến phải nói lược."

Ðây gọi là "Hay tùy vấn đáp".

Này Ca Diếp! Thế nào là Khéo Hiểu Nghĩa Nhân Duyên?

Như có bốn bộ chúng đến hỏi Như Lai rằng: những nghĩa như vậy, thuở đức Như Lai mới ra đời, cớ sao chẳng vì vua Ba Tư Nặc nói pháp môn nghĩa lý thâm diệu, hoặc có lúc nói thâm, có lúc nói thiển, hoặc gọi là phạm, hoặc gọi là không phạm, thế nào gọi là đọa? Thế nào gọi là luật? Thế nào là Ba-la-đề-mộc-xoa?

Phật dạy: "Ba-la-đề-mộc-xoa gọi là tri túc, thành tựu oai nghi, không cất chứa, cũng gọi là tịnh mạng.

Ðọa đó gọi là bốn ác thú, và lại đọa đó là đọa nơi địa ngục, nhẫn A Tỳ, luận về chậm mau thời hơn nơi mưa to. Người nghe sợ hãi bèn giữ chặt cấm giới không phạm oai nghi, tu tập tri túc, chẳng thọ lấy tất cả vật bất tịnh. Và lại đọa là thêm lớn địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Vì những nghĩa ấy nên gọi là đọa.

Ba-la-đề-mộc-xoa là lìa nghiệp tà bất thiện của thân, khẩu, và ý.

Luật là các giới, oai nghi, nghĩa hay trong các kinh thâm diệu, ngăn thọ tất cả vật bất tịnh, và nhân duyên bất tịnh, cũng ngăn bốn trọng tội, mười ba tội tăng tàn, hai tội bất định, ba mươi tội xả đọa, chín mươi tội đơn đọa, bốn pháp hối quá, các pháp học, bảy pháp diệt tranh.

Hoặc có người phá tất cả giới, nghĩa là bốn pháp trọng nhẫn đến bảy pháp diệt tránh. Hoặc có người chê bai chính pháp, những kinh điển thậm thâm, và hạng hoàn toàn nhất-xiển-đề. Những người trên đây tự nói mình thông minh nhiều trí, che dấu tất cả những tội nặng nhẹ, che dấu điều xấu ác như rùa dấu cả sáu chi. Vì che dấu mãi không chịu sám hối nên tội lỗi càng lớn thêm lần. Như Lai biết như vậy nên lần lượt mà chế giới, chẳng đồng thời chế cả thảy được.

Bấy giờ có người đến hỏi: "Bạch Thế Tôn! Ðức Như Lai từ lâu đã biết trước những sự ấy, sao không chế trước, phải chăng đức Thế Tôn muốn để chúng sinh mắc tội đọa địa ngục ư? Ví như có nhóm người muốn đến xứ khác, quên đường, đi lạc, mà vẫn không tự biết là lạc đường, lại không gặp ai để hỏi là phải hay không phải. Cũng vậy, chúng sinh mê tối nơi Phật pháp chẳng thấy con đường chính chân. Ðáng lẽ đức Như Lai nên trước dạy đạo chân chính. Bảo các Tỳ Kheo này là phạm giới, này là trì giới, phải chế giới như vậy. Vì đức Như Lai là bậc chính giác chân thiệt thấy rõ đạo chân chính. Chỉ có đức Như Lai là đấng trời trong các trời, hay nói pháp thập thiện công đức tăng thượng và nghĩa vị của pháp ấy. Thế nên khải thỉnh đức Thế Tôn chế giới trước.

Phật nói: "Này Thiện nam tử, nếu ông đã nói rằng đức Như Lai hay vì chúng sinh mà dạy pháp thập thiện công đức tăng thượng, thế thời Như Lai xem các chúng sinh như La Hầu La, sao ông lại nạn rằng phải chăng Như Lai muốn chúng sinh phải đọa địa ngục! Như Lai thấy một người có nhân duyên đọa A Tỳ địa ngục, còn vì người ấy mà trụ một kiếp, hoặc không đầy một kiếp. Như Lai có lòng đại từ bi đối với chúng sinh, đâu có cớ gì lại phỉnh gạt kẻ mà Như Lai đã xem như con ruột, làm cho nó bị sa vào địa ngục!

Này Thiện nam tử! Như người vá áo, thấy áo có lỗ rách vậy sau mới vá. Cũng vậy, thấy chúng sinh có nhân duyên sa vào A Tỳ địa ngục, Như Lai bèn dùng giới lành mà vá đó.

Ví như vua Chuyển Luân trước dạy nhân dân mười nghiệp lành, về sau có người làm ác, vua bèn theo mỗi sự mà dứt ác lần lần, khi sự ác đã dứt rồi, pháp luật của nhà vua tự hành trong dân chúng. Cũng vậy, Như Lai dầu có thuyết pháp mà không được chế luật trước, phải do nơi Tỳ Kheo làm phi pháp, mới theo sự mà chế lần lần. Những người thích chính pháp, tu hành theo lời dạy của Như Lai, hạng người này mới có thể thấy pháp thân của Như Lai.

Như luân bửu của vua Chuyển Luân không thể nghĩ bàn. Như Lai, Pháp và Tăng cũng không thể nghĩ bàn. Người hay thuyết pháp và người nghe pháp cũng không thể nghĩ bàn.

Ðây gọi là Khéo Hiểu Nghĩa Nhân Duyên.

Bồ Tát phân biệt khai thị nghĩa của bốn điều như vậy, đây là nghĩa nhân duyên trong Ðại Thừa đại Niết bàn.

Lại còn có nghĩa thế này: "Tự Chính" là được đại bát niết bàn đây.

"Chính Tha" là Như Lai vì Tỳ Kheo mà nói rằng Như Lai thường còn không biến đổi.

"Tùy vấn đáp" là, này Ca Diếp! Nhân ông hỏi mà Như Lai mới được dịp vì đại chúng giảng nói nghĩa lý thậm thâm vi diệu trên đây.

"Nghĩa nhân duyên" là, hàng Thanh văn Duyên giác không hiểu được nghĩa rất sâu như vậy, chẳng nghe chữ y do ba điểm mà thành, giải thoát cùng niết bàn và Ma ha bát nhã thành tạng bí mật.

Nay Như Lai ở nơi đại hội đây xiển dương phân biệt, khai phát huệ nhãn cho hàng Thanh văn. Giả sử có người nói rằng bốn sự như vậy là một, thế nào chẳng phải hư vọng ư? Thời nên gạn trở lại rằng hư không đây, không chỗ có, không ngại, không động, bốn sự như vậy có gì là khác. Ðâu gọi là hư vọng được!"

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Các câu như vậy chính là một nghĩa, đó là nghĩa không.

Tự chính, chính tha, hay tùy vấn đáp và hiểu nghĩa nhân duyên, cũng lại như vậy, đồng là đại niết bàn cả"

Phật bảo Ca Diếp Bồ Tát: "Nếu có người nói thế này: Như Lai vô thường. Biết là vô thường, vì như lời Phật dạy diệt các phiền não gọi là niết bàn, cũng như lửa tắt thời không chỗ có, dứt các phiền não gọi là niết bàn cũng lại như vậy, thế sao Như Lai là pháp thường trụ không biến đổi ư? Lại như Phật dạy, rời các cõi hữu lậu, bèn gọi là niết bàn, trong niết bàn đây không có các cõi hữu lậu, thế sao Như Lai là pháp thường trụ không biến đổi ư? Như cái áo hư rách hết, chẳng còn gọi là món vật. Cũng vậy, niết bàn dứt các phiền não chẳng gọi là vật gì. Thế sao Như Lai là pháp thường trụ không biến đổi ư? Ðức Phật cũng dạy: ly dục tịch diệt gọi là niết bàn, như người bị chém đứt đầu thời không còn có đầu, cũng vậy, ly dục tịch diệt rỗng trống, không chỗ có nên gọi là niết bàn. Thế sao Như Lai là pháp thường trụ không biến đổi ư? Phật từng dạy rằng:

Như sắt nướng đỏ

Ðập văng mạt lửa

Văng ra liền tắt,

Chẳng biết ở đâu!

Ðược chính giải thoát.

Cũng lại như vậy.

Ðã lìa dâm dục,Ữ

Các cõi hữu lậu.

Ðược quả vô động,

Không rõ đến đâu!

Thế sao Như Lai là pháp thường trụ không biến đổi?

Này Ca Diếp! Nếu ai hỏi gại như vậy, gọi là lời gạn tà. Ông cũng chẳng nên suy nghĩ rằng tính Như Lai là diệt tận.

Này Ca Diếp! Dứt hết phiền não không còn gọi là vật, vì đã trọn rốt ráo hẵn, thế nên gọi là "Thường". Câu này tịch tịnh không có gì hơn. Dứt hết các tướng không có thừa sót. Câu đây trắng sạch thường trụ không thối chuyển. Thế nên niết bàn gọi là thường trụ. Như Lai thường trụ không biến đổi cũng lại như vậy.

Mạt lửa để dụ phiền não, văng ra liền tắt không biết ở đâu, để chỉ Như Lai đã dứt phiền não, chẳng ở trong năm loài. Thế nên Như Lai là pháp thường trụ không có biến đổi.

Này Ca Diếp! Chính pháp là chỗ tôn thờ của chư Phật, nên Như Lai cung kính cúng dường. Vì pháp là thường trụ nên chư Phật cũng thường trụ".

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Nếu lửa phiền não tắt, Như Lai cũng tắt, thế thời Như Lai không có chổ thường trụ, như mạt sắt kia, mất ánh lửa đỏ rồi chẳng biết văng đến đâu. Như Lai phiền não cũng vậy, diệt rồi thời vô thường. Lại như trên thanh sắt kia, hơi nóng và màu đỏ tắt rồi thời không còn có, Như Lai cũng vậy diệt rồi thời vô thường. Diệt lửa phiền não bèn nhập niết bàn, nên biết Như Lai tức là vô thường"

Phật nói: "Này Ca Diếp! Thanh sắt là nói các phàm phu. Người phàm dầu diệt phiền não, diệt rồi sinh lại, nên gọi là vô thường. Như Lai chẳng phải như vậy, diệt rồi không còn sinh lại nên gọi là thường".

Ca Diếp Bồ Tát lại bạch: "Như nơi thanh sắt, màu lửa đỏ đã tắt, đem thanh sắt để lại trong lửa, thời màu đỏ sẽ sinh lại. Nếu như vậy, Như Lai lẽ ra sinh phiền não lại, nếu phiền não sinh trở lại bèn là vô thường".

Phật nói: "Này Ca Diếp! Ông không nên nói Như Lai vô thường, vì Như Lai là thường trụ.

Như đốt gỗ, khi gỗ hết lửa tắt thời còn tro, phiền não diệt rồi bèn có niết bàn. Các điều dụ như áo hư, chém đầu, lọ vỡ cũng như vậy.

Này Ca Diếp! Như sắt nguội có thể làm nóng lại. Như Lai không phải như vậy, dứt phiền não rồi rốt ráo thanh lương, lửa phiền não chẳng còn sinh trở lại.

Vô lượng chúng sinh như thanh sắt kia Như Lai dùng lửa mạnh trí tuệ đốt sắt kiết sử phiền não của chúng sinh".

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Lành thay! Lành thay! Con nay thật biết rõ chư Phật là thường trụ".

Phật nói: "Này Ca Diếp! Ví như Thánh Vương vốn ở trong cung, hoặc có lúc dạo chơi nơi vườn; dầu lúc ấy vua không có ở giữa đám cung phi, cũng chẳng được nói là vua đã chết. Cũng vậy, Như Lai dầu nhập vào trong niết bàn không hiện nơi cõi Diêm Phù, chẳng gọi là vô thường. Như Lai ra khỏi vô lượng phiền não vào nơi niết bàn an vui, dạo chơi vui vẻ nơi các vườn hoa chính giác".

Ca Diếp Bồ Tát lại hỏi: "Như đức Phật đã dạy: Từ lâu Như Lai đã vượt khỏi biển phiền não. Duyên cớ gì lại cùng Gia Du Ðà La sinh La Hầu La? Do cớ đây mà biết rằng Như Lai chưa vượt khỏi biển cả phiền não. Cúi xin Như Lai nói về nhân duyên đó".

Phật bảo Ca Diếp Bồ Tát: "Ông chẳng nên nói Như Lai từ lâu đã vượt khỏi biển cả phiền não, duyên cớ gì lại cùng Gia Du Ðà La sinh La Hầu La, vì cớ đây nên biết Như Lai chưa vượt khỏi biển cả phiền não.

Này Ca Diếp! Ðại niết bàn đây hay kiến lập sự nghĩa to lớn. Nay các ông nên chí tâm lóng nghe, rồi rộng vì người mà giảng thuyết, chớ sinh lòng nghi ngờ.

Nếu có vị đại Bồ Tát trụ đại Niết bàn, có thể đem núi Tu Di cao rộng để vào trong vỏ hột đình lịch. Các loài ở tại núi Tu Di không bị chật hẹp, vẫn y như thường, cũng không có quan niệm gì khác, chỉ có người đáng được độ mới thấy vị Bồ Tát ấy đem núi Tu Di để vào vỏ hột đình lịch, rồi đem để lại chỗ cũ.

Này Ca Diếp! Lại có vị đại Bồ Tát trụ đại niết bàn, có thể đem cả cõi đại thiên để vào vỏ hột đình lịch, chỉ có người đáng được độ là thấy việc làm này, ngoài ra tất cả chúng sinh đều không hay biết cũng không thấy chật hẹp, vẫn y như cũ. Cho đến đem cõi đại thiên để vào lỗ chân lông cũng như vậy.

Lại có vị đại Bồ Tát trụ đại niết bàn ngắt lấy nhiều thế giới ở mười phương để nơi đầu mũi kim, như ghim lá táo, rồi ném để nơi thế giới khác. Những chúng sinh trong các thế giới bị ném đó không hay không biết, chỉ có người đáng được độ là thấy việc làm này, và cũng thấy Bồ Tát đem thế giới đã ném để lại chỗ cũ.

Lại có vị đại Bồ Tát trụ đại Niết bàn, bức lấy các thế giới ở mười phương để trên bàn tay mặt, rồi ném vụt qua khỏi vô lượng thế giới khác. Cũng có vị đại Bồ Tát trụ đại niết bàn đem vô lượng thế giới ở mười phương để vào trong thân mình, hoặc để vào trong một vi trần, vẫn không chật hẹp. Chúng sinh trong các cõi ấy không bị bức ngộp, cũng chẳng hay chẳng biết, chỉ có người đáng được độ mới thấy biết việc làm này, và cũng thấy Bồ Tát đem những thế giới để lại chỗ cũ.

Này Ca Diếp! Vị đại Bồ Tát trụ đại niết bàn thời có thể thị hiện vô lượng thần thông biến hoá, vì thế nên gọi là đại bát niết bàn.

Tất cả chúng sinh không có thể suy lường đến được. Nay ông làm thế nào biết Như Lai gần nơi ái dục sinh La Hầu La?

Này Ca Diếp! Như Lai từ lâu đã trụ nơi đại niết bàn , thị hiện vô lượng thần thông biến hoá, ở trong cõi đại thiên trăm ức mặt trời mặt trăng, trăm ức Diêm Phù Ðề này, thị hiện vô lượng thần thông biến hoá, như trong kinh Thủ Lăng Nghiêm đã có nói nhiều. Hoặc ở Diêm Phù Ðề thị hiện nhập niết bàn, mà chẳng rốt ráo nhập niết bàn. Hoặc ở Diêm Phù Ðề thị hiện vào thai mẹ, làm cho cha mẹ tưởng là con trai của mình sinh đẻ, mà thân của Như Lai đây trọn hẳn chẳng từ nơi ái dục hoà hiệp mà sinh. Như Lai đã lìa ái dục từ nơi vô lượng kiếp rồi. Thân của Như Lai đây chính là pháp thân, vì tùy thuận thế gian mà thị hiện vào thai mẹ.

Này Ca Diếp! Nơi vườn Lâm Tỳ Ni, thị hiện từ nơi mẹ là Ma-Gia sinh ra, vừa sinh liền đi qua hướng đông bảy bước xướng lên rằng: Trong hàng trời, người, A Tu La, ta là bậc tôn thượng hơn cả.

Cha mẹ và trời người thấy thế vừa sợ vừa mừng cho rằng hi hữu. Mà mọi người nói là đứa trẻ nhỏ. Nhưng chính thiệt thời thân của Như Lai đã lìa cách trên đây từ vô lượng kiếp.

Thân của Như Lai tức là pháp thân, chẳng phải thân thịt máu mạch gân xương tủy hiệp thành. Vì thuận cách sinh của chúng sinh mà thị hiện làm đứa trẻ. Ði qua hướng Nam bảy bước là thị hiện muốn làm phước điền vô thượng cho chúng sinh. Ði qua hướng Tây bảy bước là thị hiện thân này là thân cuối cùng không còn sinh tử nữa. Ði qua hướng Bắc bảy bước là thị hiện đã qua khỏi sự sinh tử của các cõi. Ði qua hướng Ðông bảy bước là thị hiện làm đạo sư cho chúng sinh. Ði qua bốn hướng cạnh bảy bước là thị hiện dứt diệt các thứ phiền não và bốn loài ma, mà thành đấng Như Lai Ứng Cúng Chính Biến Tri. Ði lên bảy bước là thị hiện không bị vật dơ làm ô nhiễm, như hư không. Ði xuống bảy bước, là thị hiện rưới mưa pháp dập tắt lửa địa ngục, cho chúng sinh hưởng vui an ổn.

Nơi Diêm Phù Ðề, sau khi sinh bảy ngày lại thị hiện cạo tóc, mọi người đều cho rằng Như Lai là đứa trẻ mới cạo tóc lần đầu. Kỳ thiệt, tất cả trời, người, ma vương, Sa môn, Bà la môn, không một ai có thể thấy được đảnh tướng của Như Lai, huống là có người cầm dao đến cạo tóc được. Trong vô lượng kiếp lâu xa về trước, Như Lai đã cạo bỏ râu tóc rồi. Vì muốn tuỳ thuận theo pháp thế gian, nên Như Lai thị hiện cạo tóc.

Cha mẹ đem ta đến miếu thờ trời, ra mắt Ðại Tự Thiên. Lúc Ðại Tự Thiên thấy Như Lai, liền chấp tay cung kính đứng qua một bên. Từ lâu xa vô lượng kiếp, Như Lai đã bỏ lìa cách vào miếu trời, nhưng vì tuỳ thuận thế gian mà thị hiện như vậy.

Diêm Phù Ðề, Như Lai thị hiện xỏ lỗ tai, kỳ thiệt, tất cả chúng sinh không ai có thể xỏ lỗ tai Như Lai được, vì tùy thuận thế gian mà thị hiện như vậy.

Lại lấy các châu báu làm bông tai sư tử để đeo vào, kỳ thiệt từ vô lượng kiếp, Như Lai đã bỏ lìa đồ trang điểm, nhưng vì muốn tuỳ thuận thế gian mà thị hiện việc như vậy.

Rồi vào học đường học tập chữ nghĩa, võ nghệ, nghề nghiệp v.v... kỳ thiệt từ vô lượng kiếp Như Lai đã hoàn toàn rành rẽ tất cả những môn ấy. Xem khắp cả ba cõi, không một ai có khả năng làm thầy của Như Lai được, vì muốn tùy thuận thế gian mà thị hiện vào học đường. Vì thế nên gọi là đấng Như Lai Ứng Cúng Chính Biến Tri.

Cõi Diêm Phù Ðề, tùy thuận thế gian mà thị hiện làm Thái Tử, mọi người đều thấy Như Lai là Thái Tử con trai lớn vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Gia, hưởng sự vui sướng trong cảnh ngũ dục (41). Kỳ thiệt trong vô lượng kiếp, Như Lai đã bỏ lìa sự vui ngũ dục rồi.

Nhà tướng số đoán rằng Thái Tử nếu chẳng xuất gia thời sẽ làm Chuyển Luân Thánh Vương cai trị Diêm Phù Ðề, mọi người đều tin lời đoán ấy. Kỳ thiệt, từ vô lượng kiếp, Như Lai đã bỏ vị Chuyển Luân Thánh Vương mà làm bậc Pháp Vương.

Thị hiện nhằm lìa cảnh vui ngũ dục, dạo thành gặp người già, bệnh, chết cùng vị Sa môn, rồi vượt thành xuất gia hành đạo. Mọi người đều cho rằng Thái Tử Sĩ Ðạt Ða mới xuất gia. Nhưng từ vô lượng kiếp Như Lai đã xuất gia hành đạo rồi.

Thị hiện thọ giới cụ túc, tinh tấn tu hành đạo, chứng quả Tu Ðà Hoàn, quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán. Mọi người thấy vậy đều nói quả A La Hán dễ được không khó. Nhưng từ vô lượng kiếp Như Lai đã thành tựu quả A La Hán rồi.

Vì muốn độ thoát mọi loài chúng sinh, mà thị hiện trải cỏ làm tòa, ngồi nơi đạo tràng dưới cội Bồ Ðề hàng phục Ma quân. Ðại chúng đều cho rằng Như Lai mới thành đạo, hàng phục Ma quân. Nhưng từ vô lượng kiếp Như Lai đã hàng phục Ma quân rồi. Vì muốn hàng phục chúng sinh cang cường nên thị hiện như vậy.

Như Lai lại thị hiện đại tiện, tiểu tiện, thở ra, hít vào. Mọi người đều cho rằng Như Lai có đại tiện, tiểu tiện và thở. Kỳ thiệt thân của Như Lai đây đều không có những việc ấy, vì tùy thuận thế gian mà thị hiện như vậy.

Lại thị hiện thọ thực phẩm của người dưng cúng, nhưng thiệt ra thân của Như Lai đều không có sự đói khát. Lại thị hiện ngủ nghỉ đồng như chúng sinh, nhưng từ vô lượng kiếp, Như Lai đầy đủ trí huệ thâm diệu, xa lìa tất cả những sự thế gian như đi, đứng, nằm, ngồi, đau đầu, đau bụng, đau lưng, rửa tay, rửa mặt, súc miệng v.v..., mọi người đều cho rằng Như Lai có các oai nghi như vậy. Nhưng thân của Như Lai đều không có những sự ấy, tay chân trong sạch như hoa sen, hơi miệng thơm sạch như mùi thơm ưu-bát-la.

Ðại chúng cho rằng Như Lai là nhân loại, mà thiệt thời Như Lai không phải nhân loại.

Lại thị hiện nhận lấy y phấn tảo, giặt giũ may nhuộm, nhưng từ lâu Như Lai chẳng cần đến cái y ấy.

Này Ca Diếp! Dầu Như Lai luôn thị hiện nhập niết bàn tại Diêm Phù Ðề này. Kỳ thiệt Như Lai chẳng rốt ráo nhập niết bàn, mà chúng sinh cho rằng Như Lai thiệt diệt độ. Phải biết tính Như Lai thiệt chẳng diệt hẳn, là pháp thường trụ, là pháp không biến đổi.

Này Ca Diếp! Ðại Niết bàn là pháp giới của Phật Như Lai.

Như Lai thị hiện ra đời thành Phật, chúng sinh đều nói Như Lai mới thành Phật; nhưng thiệt ra Như Lai chỗ làm đã xong từ vô lượng kiếp rồi, vì tùy thuận thế gian mà thị hiện như vậy.

Này Ca Diếp! Diêm Phù Ðề có lúc Như Lai thị hiện chẳng giữ giới cấm, phạm tứ trọng tội, nhưng từ vô lượng kiếp Như Lai giữ chặt cấm giới chẳng một mảy thiếu xót.

Có lúc thị hiện làm gã nhất-xiển-đề, nhưng thiệt ra không phải nhất-xiển-đề. Làm gì có nhất-xiển-đề mà thành bậc vô thượng chính giác!

Có lúc thị hiện phá hoà hiệp tăng, có lúc thị hiện hộ trì chính pháp, mọi người đều phải kinh quái.

Có lúc thị hiện làm Ma vương Ba tuần, nhưng từ vô lượng kiếp, Như Lai đã lìa ma sự, trong sạch không nhiễm như hoa sen.

Có lúc thị hiện thân gái thành Phật, mọi người đều nói, rất lạ cho người nữ mà có thể thành Phật. Phải biết Như Lai trọn hẳn không thọ thân gái, vì muốn điều phục vô lượng chúng sinh nên hiện thân gái. Và cũng vì thương xót chúng sinh mà hiện nhiều thứ thân, cho đến hiện thân A Tu La, Súc Sinh, Ngạ Quỷ, Ðịa Ngục, để độ chúng sinh trong các loài ấy.

Lại thị hiện làm Phạm Thiên Vương để cho người thờ Phạm Thiên vào trong chính pháp, nhẫn đến thị hiện các thân trời khắp các miếu trời cũng vì mục đích ấy. Nhưng thiệt ra Như Lai không phải Phạm Thiên, không phải thân trời.

Có lúc thị hiện vào nhà gái dâm, nhưng Như Lai thiệt không có niệm dục, lòng Như Lai trong sạch không nhiểm ô như hoa sen, vào đấy để tuyên thuyết diệu pháp cho hạng người say mê sắc dục.

Lại thị hiện vào nhà thanh y, để giáo hóa hạng nô tỳ cho chúng nó được trụ nơi chính pháp.

Lại thị hiện làm bác sĩ để dạy học trò, thị hiện chơi bài bạc để độ hạng người bài bạc, thị hiện thân chim thứu để độ loài thứu, lại thị hiện làm trưởng giả để an lập mọi người trụ nơi chính pháp, thị hiện làm vua, làm quan, để dìu dắt nhân dân tu chính pháp.

Lại thị hiện tật dịch (42) tại nơi Diêm Phù đề, rồi trước thí thuốc cho bệnh nhân, sau giảng dạy đạo pháp. Lại thị hiện cơ cẩn tai, trước bố thí cơm áo, sau tuyên truyền diệu pháp. Lại thị hiện đao binh tai, rồi thuyết diệu pháp.Ữ

Lại thị hiện vì hạng chấp thường mà giảng pháp vô thường, vì hạng chấp lạc mà giảng pháp khổ, vì hạng chấp ngã mà giảng pháp vô ngã, vì hạng chấp tịnh mà giảng pháp bất tịnh. Vì người tham chấp ba cõi, mà thuyết pháp cho họ xa lìa ba cõi, vì độ chúng sinh mà tuyên thuyết diệu pháp vô thượng, trồng cây pháp dược vô thượng để thay cây phiền não, di¬n nói chính pháp để cứu bọn ngoại đạo tà kiến. Dầu thị hiện làm thầy chúng sinh, nhưng Như Lai trọn không có quan niệm là Thầy.

Ðức Như Lai chính giác an trụ đại bát niết bàn như vậy, nên gọi là thường trụ không biến đổi.

Cũng như thị hiện ở Diêm Phù Ðề, ở Ðông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Cu Lô Châu, nhẫn đến ở khắp cõi đại thiên, Như Lai đều thị hiện như vậy. Như kinh Thủ Lăng Nghiêm đã nói rộng. Vì lẽ ấy nên gọi là đại bát niết bàn.

Nếu có vị đại Bồ Tát an trụ đại bát niết bàn như vậy, thời có thể thị hiện vô lượng thần thông biến hóa như trên, mà trọn không có chút chướng ngại cùng e sợ.

Này Ca Diếp! Do nhân duyên trên đây, ông chẳng nên nói rằng La Hầu La là con trai của Phật, vì từ vô lượng kiếp. Như Lai đã lìa hẵn dục nhiễm, nên Như Lai gọi thường trụ không biến đổi".

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Như lời Phật nói: như ngọn đèn đã tắt thời không có phương sở. Cũng vậy, Như Lai diệt độ rồi thời không phương sở. Thế nào Như Lai gọi là thường trụ?"

Phật nói: "Này Ca Diếp! Ví như người đời thắp đèn dầu, theo số dầu còn thời ngọn đèn cháy, khi dầu hết thời ngọn đèn tắt, ngọn đèn tắt dụ cho lửa phiền não dứt. Ngọn đèn tắt mà bình đèn vẫn còn. Cũng vậy, phiền não dầu dứt mà Như Lai pháp thân thường còn.

Này Ca Diếp! Ngọn đèn cùng bình đèn có cùng tắt dứt cả không?".

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, không ạ! Tuy không cùng tắt dứt cả, nhưng là vô thường. Nếu đem pháp thân dụ với bình đèn, thời pháp thân cũng vô thường".

Phật nói: "Này Ca Diếp! Ông không nên nạn như vậy. Ðồ vật thế gian là vô thường, Như Lai không phải vô thường. Trong tất cả pháp niết bàn là thường, Như Lai tức niết bàn nên gọi là thường.

Này Ca Diếp! Nói đèn tắt đó, là nói niết bàn của bậc A La Hán chứng, vì A La Hán dứt tham ái phiền não nên dụ như đèn tắt. Bậc A Na Hàm gọi là có tham, vì có tham nên chẳng được gọi là đồng với đèn tắt. Do nghĩa ấy nên ngày trước Như Lai nói dụ như đèn tắt, chớ chẳng phải đại niết Bàn đồng với đèn tắt. Bậc A Na Hàm chẳng còn lại thọ thân trong ba cõn nữa, chẳng còn lại thọ thân hôi nhơ, thân trùng, thân ăn uống, thân độc khổ, nên gọi là A Na Hàm. Nếu còn thọ thân thời gọi là Na Hàm, không còn thọ thân mới gọi là A Na Hàm. Nếu còn khứ lai thời gọi là Na Hàm, không còn khứ lai mới gọi là A Na Hàm.

Bấy giờ Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Như lời Phật dạy "Chư Phật Thế Tôn có tạng bí mật!" Nghĩa này không phải. Vì chư Phật Thế Tôn chỉ có mật ngữ mà không có mật tạng. Như nhà ảo thuật điều khiển người máy. Mọi người dầu thấy người máy co duỗi cúi ngửa, nhưng chẳng biết bộ phận trong thế nào. Phật pháp không phải như vậy, Phật pháp làm cho chúng sinh đều hiểu đều biết. Thế sao lại bão rằng chư Phật Thế Tôn tôn có tạng bí mật?".

Phật khen: "Lành thay! Lành thay! Ðúng như lời ông vừa nói. Như Lai thiệt không có tạng bí mật. Như trăng tròn giữa đêm thu, trời trong không mây mù, mọi người ai cũng thấy rõ vầng trăng sáng. Lời của Như Lai cũng khai phát hiển lộ rõ ràng, kẻ ngu kia tự không hiểu rồi cho là tạng bí mật. Người trí suốt thấu thời không gọi là tạng.

Này Ca Diếp! Ví như có người để dành vàng bạc đến số ức triệu, vì lòng bỏn xẻn nên chẳng ban ơn bố thí cho kẻ nghèo cùng, chứa của như vậy mới gọi là dấu kín. Như Lai thời không phải thế, từ vô lượng kiếp chứa để vô lượng diệu pháp, lòng không bỏn xẻn, thường đem ban bố cho mọi loài chúng sinh, đâu có thể gọi là Như Lai bí tạng được.

Như có người tật nguyền, hoặc một mắt, cụt tay, què chân, vì hổ thẹn mà không cho người thấy, vì thế nên gọi là núp kín. Như Lai thời không phải thế, bao nhiêu chính pháp đầy đủ không thiếu đều cho người thấy cả nên pháp của Như Lai không gọi là bí tạng được.

Như người nghèo thiếu nợ nhiều, vì sợ chủ nợ đòi mà ẩn trốn, nên gọi là trốn kín. Như Lai thời không phải thế, Như Lai không có nợ chúng sinh về pháp thế gian. Dầu đối với chúng sinh có nợ xuất thế, nhưng cũng chẳng ẩn mặt, vì Như Lai luôn xem chúng sinh như con đẻ, mà thường diễn thuyết pháp nghĩa vô thượng.

Như trưởng giả giàu có nhiều của, chỉ có một người con trai, trưởng giả rất mến yêu con, bao nhiêu tiền của châu báu đều chỉ cho con biết. Cũng vậy, Như Lai xem chúng sinh đồng là con một.

Như người đời vì nam căn, nữ căn (43) xấu xí nên dùng y phục để che đậy nên gọi là phúc tàng. Như Lai không phải thế, đã dứt hẳn thứ căn ấy, vì không căn nên không chỗ phúc tàng.

Như dòng Bà La Môn có những điều luận nói, trọn không muốn cho người trong dòng Sát Lợi, Tỳ Xá, Thủ Ðà (44) nghe biết, vì trong các luận điều của họ có chỗ lỗi ác. Chính pháp của Như Lai thời không phải như vậy, tất cả đều là lành là phải, vì thế nên chẳng được gọi là bí tạng.

Như trưởng giả (45) rất cưng yêu đứa con trai một, dắt đến nhà trường ý muốn cho học, sau vì sợ con không được mau thành tài nên lại dắt về. Vì thương con nên trưởng giả ngày đêm ân cần dạy cho nó về bán tự, mà không dạy luận Tỳ Già La, vì nó còn nhỏ tuổi quá, chưa đủ sức học.

Này Ca Diếp! Giả sử trưởng giả dạy về bán tự xong, đứa con trai ấy có thể liền đặng hiểu biết luận Tỳ Già La không?

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn không!".

Phật hỏi: "Như vậy trưởng giả có bí tàng đối với con của ông không?".

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn không! Vì đứa con còn thơ ấu, nên trưởng giả không dạy, chớ chẳng phải vì bí tàng lẩn tiếc mà không dạy. Nếu có lòng tật đố lẩn tiếc mới gọi là bí tàng. Như Lai không như vậy, sao lại gọi là Như Lai bí tàng được."

Phật nói: "Lành thay! Lành thay! Ðúng như lời ông nói. Nếu có lòng tật đố giận hờn lẩn tiếc mới gọi là bí tàng. Như Lai không có những lòng quấy ấy đâu gọi là bí tàng được.

Này Ca Diếp! Ông trưởng giả trên kia là chỉ cho Như Lai, đứa con trai một của ông là chỉ cho tất cả chúng sinh. Như Lai xem tất cả chúng sinh như con một. Dạy con trai một là nói hàng Thanh văn đệ tử. Còn bán tự (46) đó là nói chín bộ kinh Tiểu Thừa. Luận Tỳ Già La là nói về kinh điển Phương Ðẳng (47) Ðại Thừa. Vì hàng Thanh văn không đủ sức trí huệ nên Như Lai dạy cho họ bán tự chín bộ kinh điển mà chẳng dạy luận Tỳ Già La kinh điển Phương Ðẳng Ðại Thừa.

Này Ca Diếp! Như đứa con trai kia tuổi đã lớn, đủ sức học tập, mà trưởng giả không dạy luận Tỳ Già La mới có thể gọi trưởng giả là bí tàng. Nếu hàng Thanh văn (48) đủ sức lãnh thọ Ðại Thừa mà Như Lai lẩn tiếc không dạy, mới có thể gọi Như Lai có tạng bí mật. Nhưng thiệt ra Như Lai không phải như vậy, nên Như Lai không có bí tàng.

Như trưởng giả sau khi dạy bán tự xong, kế vì con mà diễn nói Luận Tỳ Già La. Cũng vậy, Như Lai vì các đệ tử giảng nói bán tự chín phần kinh xong, kế vì giảng nói luận Tỳ Già La Phương Ðẳng Ðại Thừa, chính là diệu lý Như Lai thường còn không biến đổi.

Này Ca Diếp! Như tháng mùa hạ, kéo mây nổi sấm xối mưa lớn, khiến nhà nông cày cấy đặng mùa. Người không gieo trồng thời không chỗ được, chẳng phải lỗi của Long Vương, mà Long Vương cũng không chổ tiếc dấu. Như Lai đây cũng như vậy, xối mưa pháp lớn: Kinh Ðại Niết Bàn. Nếu các chúng sinh gieo hột lành thời được mầm trái trí huệ. Nếu không gieo hột lành thời không chỗ được. Ðây không phải là lỗi ở Như Lai, mà Phật Như Lai cũng không chỗ bí tàng."

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Nay con quyết định rõ biết Như Lai không chỗ bí tàng. Như lời Phật nói: Luận Tỳ Già La là nói Phật Như Lai thường còn không biến đổi. Nghĩa đây không phải. Vì sao? Vì ngày trước Phật có nói kệ:

Chư Phật cùng Duyên giác

Nhẫn đến chúng đệ tử

Còn bỏ thân vô thường

Huống là hạng phàm phu.

Nay Phật nói là thường còn không biến đổi, nghĩa đây như thế nào?

Phật dạy: "Này Ca Diếp! Như Lai vì hàng Thanh văn đệ tử mà dạy về bán tự nên nói kệ vô thường ấy.

Này Ca Diếp! Xưa kia, vì mẹ chết nên vua Ba Tư Nặc rất thương nhớ buồn khổ, đến thăm Như Lai. Như Lai liền hỏi cớ sao nhà vua lại quá buồn khổ như vậy? - Vua đáp: "Bạch Thế Tôn hôm nay Thái hậu thăng hà. Giả sử có người nào làm cho mẹ tôi sống lại, tôi nhường ngôi và đem của tiền châu báu cùng thân này để thưởng tặng cho người ấy xử dụng. "Như Lai khuyên: "Này Ðại Vương! Nhà vua chớ nên quá sầu khổ. Tất cả chúng sinh hễ thọ mạng hết gọi là chết. Chư Phật, Duyên giác, Thanh văn còn bỏ thân này, huống là phàm phu!

Này Ca Diếp! Vì dạy bán tự cho vua Ba Tư Nặc nên Như Lai nói bài kệ ấy.

Nay Như Lai vì các hàng Thanh văn đệ tử giảng nói luận Tỳ Già La, tức là Như Lai thường còn không biến đổi."

Ca Diếp Bồ Tát lại bạch Phật: "Như lời Phật dạy:

Không chỗ chứa nhóm

Nơi ăn biết đủ

Như chim bay không

Dấu không thể tìm.

Bạch Thế Tôn, những nghĩa này là thế nào? Trong chúng hội đây ai được gọi là không chỗ chứa nhóm? Ai được gọi là nơi ăn biết đủ? Ai đi nơi hư không chẳng thể tìm dấu? Mà sự đi này là đến phương nào?

Phật dạy: "Luận về chứa nhóm là nói về của báu.

Này Ca Diếp! Chứa nhóm có hai thứ: một là hữu vi, hai là vô vi. Chứa nhóm hữu vi là hạnh Thanh văn, chứa nhóm vô vi là hạnh Như Lai.

Này Ca Diếp! Tăng cũng có hai hạng: một là hữu vi, hai là vô vi. Hữu vi Tăng gọi là hàng Thanh văn. Thanh văn Tăng không có chứa nhóm những tôi tớ đồ vật phi pháp, kho đụn lúa gạo, muối, mè, đậu, bắp. Nếu có người nói Như Lai cho chứa tôi tớ các đồ vật như vậy, người ấy sẽ bị báo rút lưỡi. Hàng Thanh văn đệ tử của Như Lai gọi là không chứa nhóm, cũng được gọi là nơi ăn biết đủ. Nếu có tham ăn gọi là chẳng biết đủ.

Người khó tìm dấu thời là bậc gần đạo vô thượng bồ đề. Như Lai nói người này dầu đi mà không chỗ đến."

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Hàng hữu vi Tăng còn không chứa nhóm huống là vô vi Tăng. Vô vi Tăng chính là Như Lai. Thế sao Như Lai phải có chứa nhóm. Và chứa nhóm đó gọi là cất dấu. Thế nên Như Lai phàm có nói ra đều không lẫn tiếc, thế nào gọi là dấu cất?

Không thể tìm ra dấu vết đó, gọi là niết bàn. Trong niết bàn không có mặt trời, mặt trăng, tinh tú, lạnh nóng gió mưa. Sinh già bệnh chết, hai mươi lăm cõi, lìa các sự lo khổ và các phiền não. Niết bàn như vậy là chỗ Như Lai ở thường không biến đổi. Vì nhân duyên ấy, Như Lai đến trong rừng Ta La nơi đại niết bàn mà nhập đại niết bàn."

Phật nói: "Này Ca Diếp! Chữ Ðại đó tính ấy rộng lớn. Như người sống lâu vô lượng tuổi thời gọi là đại trượng phu. Người này nếu có thể an trụ nơi chính pháp thời gọi là bậc siêu thăng trong loài người. Như tám điều giác ngộ của bậc đại nhân mà Như Lai đã dạy, là một người có đủ hay nhiều người có đủ. Nếu một người đủ cả tam thời là rất siêu thăng. Nói rằng niết bàn đó, không có tỳ vết.

Này Ca Diếp! Như người bị xuông tên độc đau nhức lắm, gặp được lương y nhổ tên độc ra rồi truyền cho thuốc hay, người ấy hết đau nhức được an vui. Vị lương y này liền đi nơi thành ấp và các xóm làng, h¬ chỗ nào có người bị thương đau khổ liền đến điều trị.

Cũng vậy, Như Lai thành bậc Ðẳng Chính Giác làm vị đại Y Vương, thấy chúng sinh khổ não nơi Diêm Phù Ðề, từ vô lượng kiếp bị tên độc phiền não, dâm nộ, si mê làm đau nhức, bèn nói kinh Ðại Thừa cam lộ pháp dược. Ðiều trị nơi đây rồi, Như Lai lại đến xứ khác, nơi có tên độc phiền não, thị hiện làm Phật để điều trị. Thế nên gọi là đại bát niết bàn.

Ðại bát Niết Bàn đó gọi là chỗ giải thoát. Tùy nơi nào có chúng sinh đáng được điều phục, thời Như Lai ở trong ấy mà thị hiện. Vì nghĩa chân thiệt thậm thâm này nên gọi là đại bát niết bàn."

Ca Diếp Bồ Tát lại bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn! Y sư trong đời có thể điều trị thương tích cho tất cả chúng sinh chăng?"

Phật nói: "Này Ca Diếp! Thương tích của người đời phàm có hai thứ: một là bệnh có thể trị, hai là bệnh không thể trị. Bệnh có thể trị thời y sư trị được, còn bệnh không thể trị thời y sư không trị được."

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Cứ như lời Phật dạy, thời Như Lai đã trị bệnh cho chúng sinh nơi Diêm Phù Ðề này rồi. Nếu nói đã trị rồi, sao nơi đây còn có chúng sinh chưa được niết bàn? Nếu chưa được niết bàn cả, sao Như Lai nói rằng điều trị đã xong mà muốn đến xứ khác?"

Phật nói: "Này Ca Diếp! Chúng sinh trong Diêm Phù Ðề này có hai hạng: một hạng tin và một hạng không tin. Hạng có lòng tin thời gọi là trị được, vì sẽ không phiền não quyết định được niết bàn, thế nên Như Lai nói trị chúng sinh nơi Diêm Phù Ðề rồi. Hạng không lòng tin gọi là nhất-xiển-đề. Hạng nhất-xiển-đề gọi là không trị được. Trừ hạng nhất-xiển-đề, ngoài ra đều đã trị xong, thế nên niết bàn gọi là không thương tích."

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Những gì gọi là niết bàn?"

Phật nói: "Này Ca Diếp! Niết bàn đó, gọi là giải thoát."

- Bạch Thế Tôn! Chỗ nói giải thoát, là sắc hay chẳng phải sắc?"

- Này Ca Diếp! Hoặc là sắc, hoặc là chẳng phải sắc. Thanh văn, Duyên giác giải thoát là không phải sắc. Chư Phật Như Lai giải thoát là sắc.

Này Ca Diếp! Thế nên giải thoát cũng sắc cũng chẳng phải sắc. Như Lai vì hàng Thanh văn đệ tử nói là chẳng phải sắc.

Ca Diếp Bồ Tát lại bạch: "Như nơi thanh sắt, màu lửa đỏ đã tắt, đem thanh sắt để lại trong lửa, thời màu đỏ sẽ sinh lại. Nếu như vậy, Như Lai lẽ ra sinh phiền não lại, nếu phiền não sinh trở lại bèn là vô thường".

Phật nói: "Này Ca Diếp! Ông không nên nói Như Lai vô thường, vì Như Lai là thường trụ.

Như đốt gỗ, khi gỗ hết lửa tắt thời còn tro, phiền não diệt rồi bèn có niết bàn. Các điều dụ như áo hư, chém đầu, lọ vỡ cũng như vậy.

Này Ca Diếp! Như sắt nguội có thể làm nóng lại. Như Lai không phải như vậy, dứt phiền não rồi rốt ráo thanh lương, lửa phiền não chẳng còn sinh trở lại.

Vô lượng chúng sinh như thanh sắt kia Như Lai dùng lửa mạnh trí tuệ đốt sắt kiết sử phiền não của chúng sinh".

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Lành thay! Lành thay! Con nay thật biết rõ chư Phật là thường trụ".

Phật nói: "Này Ca Diếp! Ví như Thánh Vương vốn ở trong cung, hoặc có lúc dạo chơi nơi vườn; dầu lúc ấy vua không có ở giữa đám cung phi, cũng chẳng được nói là vua đã chết. Cũng vậy, Như Lai dầu nhập vào trong niết bàn không hiện nơi cõi Diêm Phù, chẳng gọi là vô thường. Như Lai ra khỏi vô lượng phiền não vào nơi niết bàn an vui, dạo chơi vui vẻ nơi các vườn hoa chính giác".

Ca Diếp Bồ Tát lại hỏi: "Như đức Phật đã dạy: Từ lâu Như Lai đã vượt khỏi biển phiền não. Duyên cớ gì lại cùng Gia Du Ðà La sinh La Hầu La? Do cớ đây mà biết rằng Như Lai chưa vượt khỏi biển cả phiền não. Cúi xin Như Lai nói về nhân duyên đó".

Phật bảo Ca Diếp Bồ Tát: "Ông chẳng nên nói Như Lai từ lâu đã vượt khỏi biển cả phiền não, duyên cớ gì lại cùng Gia Du Ðà La sinh La Hầu La, vì cớ đây nên biết Như Lai chưa vượt khỏi biển cả phiền não.

Này Ca Diếp! Ðại niết bàn đây hay kiến lập sự nghĩa to lớn. Nay các ông nên chí tâm lóng nghe, rồi rộng vì người mà giảng thuyết, chớ sinh lòng nghi ngờ.

Nếu có vị đại Bồ Tát trụ đại Niết bàn, có thể đem núi Tu Di cao rộng để vào trong vỏ hột đình lịch. Các loài ở tại núi Tu Di không bị chật hẹp, vẫn y như thường, cũng không có quan niệm gì khác, chỉ có người đáng được độ mới thấy vị Bồ Tát ấy đem núi Tu Di để vào vỏ hột đình lịch, rồi đem để lại chỗ cũ.

Này Ca Diếp! Lại có vị đại Bồ Tát trụ đại niết bàn, có thể đem cả cõi đại thiên để vào vỏ hột đình lịch, chỉ có người đáng được độ là thấy việc làm này, ngoài ra tất cả chúng sinh đều không hay biết cũng không thấy chật hẹp, vẫn y như cũ. Cho đến đem cõi đại thiên để vào lỗ chân lông cũng như vậy.

Lại có vị đại Bồ Tát trụ đại niết bàn ngắt lấy nhiều thế giới ở mười phương để nơi đầu mũi kim, như ghim lá táo, rồi ném để nơi thế giới khác. Những chúng sinh trong các thế giới bị ném đó không hay không biết, chỉ có người đáng được độ là thấy việc làm này, và cũng thấy Bồ Tát đem thế giới đã ném để lại chỗ cũ.

Lại có vị đại Bồ Tát trụ đại niết bàn, bức lấy các thế giới ở mười phương để trên bàn tay mặt, rồi ném vụt qua khỏi vô lượng thế giới khác. Cũng có vị đại Bồ Tát trụ đại niết bàn đem vô lượng thế giới ở mười phương để vào trong thân mình, hoặc để vào trong một vi trần, vẫn không chật hẹp. Chúng sinh trong các cõi ấy không bị bức ngộp, cũng chẳng hay chẳng biết, chỉ có người đáng được độ mới thấy biết việc làm này, và cũng thấy Bồ Tát đem những thế giới để lại chỗ cũ.

Này Ca Diếp! Vị đại Bồ Tát trụ đại niết bàn thời có thể thị hiện vô lượng thần thông biến hoá, vì thế nên gọi là đại bát niết bàn.

Tất cả chúng sinh không có thể suy lường đến được. Nay ông làm thế nào biết Như Lai gần nơi ái dục sinh La Hầu La?

Này Ca Diếp! Như Lai từ lâu đã trụ nơi đại niết bàn , thị hiện vô lượng thần thông biến hoá, ở trong cõi đại thiên trăm ức mặt trời mặt trăng, trăm ức Diêm Phù Ðề này, thị hiện vô lượng thần thông biến hoá, như trong kinh Thủ Lăng Nghiêm đã có nói nhiều. Hoặc ở Diêm Phù Ðề thị hiện nhập niết bàn, mà chẳng rốt ráo nhập niết bàn. Hoặc ở Diêm Phù Ðề thị hiện vào thai mẹ, làm cho cha mẹ tưởng là con trai của mình sinh đẻ, mà thân của Như Lai đây trọn hẳn chẳng từ nơi ái dục hoà hiệp mà sinh. Như Lai đã lìa ái dục từ nơi vô lượng kiếp rồi. Thân của Như Lai đây chính là pháp thân, vì tùy thuận thế gian mà thị hiện vào thai mẹ.

Này Ca Diếp! Nơi vườn Lâm Tỳ Ni, thị hiện từ nơi mẹ là Ma-Gia sinh ra, vừa sinh liền đi qua hướng đông bảy bước xướng lên rằng: Trong hàng trời, người, A Tu La, ta là bậc tôn thượng hơn cả.

Cha mẹ và trời người thấy thế vừa sợ vừa mừng cho rằng hi hữu. Mà mọi người nói là đứa trẻ nhỏ. Nhưng chính thiệt thời thân của Như Lai đã lìa cách trên đây từ vô lượng kiếp.

Thân của Như Lai tức là pháp thân, chẳng phải thân thịt máu mạch gân xương tủy hiệp thành. Vì thuận cách sinh của chúng sinh mà thị hiện làm đứa trẻ. Ði qua hướng Nam bảy bước là thị hiện muốn làm phước điền vô thượng cho chúng sinh. Ði qua hướng Tây bảy bước là thị hiện thân này là thân cuối cùng không còn sinh tử nữa. Ði qua hướng Bắc bảy bước là thị hiện đã qua khỏi sự sinh tử của các cõi. Ði qua hướng Ðông bảy bước là thị hiện làm đạo sư cho chúng sinh. Ði qua bốn hướng cạnh bảy bước là thị hiện dứt diệt các thứ phiền não và bốn loài ma, mà thành đấng Như Lai Ứng Cúng Chính Biến Tri. Ði lên bảy bước là thị hiện không bị vật dơ làm ô nhiễm, như hư không. Ði xuống bảy bước, là thị hiện rưới mưa pháp dập tắt lửa địa ngục, cho chúng sinh hưởng vui an ổn.

Nơi Diêm Phù Ðề, sau khi sinh bảy ngày lại thị hiện cạo tóc, mọi người đều cho rằng Như Lai là đứa trẻ mới cạo tóc lần đầu. Kỳ thiệt, tất cả trời, người, ma vương, Sa môn, Bà la môn, không một ai có thể thấy được đảnh tướng của Như Lai, huống là có người cầm dao đến cạo tóc được. Trong vô lượng kiếp lâu xa về trước, Như Lai đã cạo bỏ râu tóc rồi. Vì muốn tuỳ thuận theo pháp thế gian, nên Như Lai thị hiện cạo tóc.

Cha mẹ đem ta đến miếu thờ trời, ra mắt Ðại Tự Thiên. Lúc Ðại Tự Thiên thấy Như Lai, liền chấp tay cung kính đứng qua một bên. Từ lâu xa vô lượng kiếp, Như Lai đã bỏ lìa cách vào miếu trời, nhưng vì tuỳ thuận thế gian mà thị hiện như vậy.

Diêm Phù Ðề, Như Lai thị hiện xỏ lỗ tai, kỳ thiệt, tất cả chúng sinh không ai có thể xỏ lỗ tai Như Lai được, vì tùy thuận thế gian mà thị hiện như vậy.

Lại lấy các châu báu làm bông tai sư tử để đeo vào, kỳ thiệt từ vô lượng kiếp, Như Lai đã bỏ lìa đồ trang điểm, nhưng vì muốn tuỳ thuận thế gian mà thị hiện việc như vậy.

Rồi vào học đường học tập chữ nghĩa, võ nghệ, nghề nghiệp v.v... kỳ thiệt từ vô lượng kiếp Như Lai đã hoàn toàn rành rẽ tất cả những môn ấy. Xem khắp cả ba cõi, không một ai có khả năng làm thầy của Như Lai được, vì muốn tùy thuận thế gian mà thị hiện vào học đường. Vì thế nên gọi là đấng Như Lai Ứng Cúng Chính Biến Tri.

Cõi Diêm Phù Ðề, tùy thuận thế gian mà thị hiện làm Thái Tử, mọi người đều thấy Như Lai là Thái Tử con trai lớn vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Gia, hưởng sự vui sướng trong cảnh ngũ dục (41). Kỳ thiệt trong vô lượng kiếp, Như Lai đã bỏ lìa sự vui ngũ dục rồi.

Nhà tướng số đoán rằng Thái Tử nếu chẳng xuất gia thời sẽ làm Chuyển Luân Thánh Vương cai trị Diêm Phù Ðề, mọi người đều tin lời đoán ấy. Kỳ thiệt, từ vô lượng kiếp, Như Lai đã bỏ vị Chuyển Luân Thánh Vương mà làm bậc Pháp Vương.

Thị hiện nhằm lìa cảnh vui ngũ dục, dạo thành gặp người già, bệnh, chết cùng vị Sa môn, rồi vượt thành xuất gia hành đạo. Mọi người đều cho rằng Thái Tử Sĩ Ðạt Ða mới xuất gia. Nhưng từ vô lượng kiếp Như Lai đã xuất gia hành đạo rồi.

Thị hiện thọ giới cụ túc, tinh tấn tu hành đạo, chứng quả Tu Ðà Hoàn, quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán. Mọi người thấy vậy đều nói quả A La Hán dễ được không khó. Nhưng từ vô lượng kiếp Như Lai đã thành tựu quả A La Hán rồi.

Vì muốn độ thoát mọi loài chúng sinh, mà thị hiện trải cỏ làm tòa, ngồi nơi đạo tràng dưới cội Bồ Ðề hàng phục Ma quân. Ðại chúng đều cho rằng Như Lai mới thành đạo, hàng phục Ma quân. Nhưng từ vô lượng kiếp Như Lai đã hàng phục Ma quân rồi. Vì muốn hàng phục chúng sinh cang cường nên thị hiện như vậy.

Như Lai lại thị hiện đại tiện, tiểu tiện, thở ra, hít vào. Mọi người đều cho rằng Như Lai có đại tiện, tiểu tiện và thở. Kỳ thiệt thân của Như Lai đây đều không có những việc ấy, vì tùy thuận thế gian mà thị hiện như vậy.

Lại thị hiện thọ thực phẩm của người dưng cúng, nhưng thiệt ra thân của Như Lai đều không có sự đói khát. Lại thị hiện ngủ nghỉ đồng như chúng sinh, nhưng từ vô lượng kiếp, Như Lai đầy đủ trí huệ thâm diệu, xa lìa tất cả những sự thế gian như đi, đứng, nằm, ngồi, đau đầu, đau bụng, đau lưng, rửa tay, rửa mặt, súc miệng v.v..., mọi người đều cho rằng Như Lai có các oai nghi như vậy. Nhưng thân của Như Lai đều không có những sự ấy, tay chân trong sạch như hoa sen, hơi miệng thơm sạch như mùi thơm ưu-bát-la.

Ðại chúng cho rằng Như Lai là nhân loại, mà thiệt thời Như Lai không phải nhân loại.

Lại thị hiện nhận lấy y phấn tảo, giặt giũ may nhuộm, nhưng từ lâu Như Lai chẳng cần đến cái y ấy.

Này Ca Diếp! Dầu Như Lai luôn thị hiện nhập niết bàn tại Diêm Phù Ðề này. Kỳ thiệt Như Lai chẳng rốt ráo nhập niết bàn, mà chúng sinh cho rằng Như Lai thiệt diệt độ. Phải biết tính Như Lai thiệt chẳng diệt hẳn, là pháp thường trụ, là pháp không biến đổi.

Này Ca Diếp! Ðại Niết bàn là pháp giới của Phật Như Lai.

Như Lai thị hiện ra đời thành Phật, chúng sinh đều nói Như Lai mới thành Phật; nhưng thiệt ra Như Lai chỗ làm đã xong từ vô lượng kiếp rồi, vì tùy thuận thế gian mà thị hiện như vậy.

Này Ca Diếp! Diêm Phù Ðề có lúc Như Lai thị hiện chẳng giữ giới cấm, phạm tứ trọng tội, nhưng từ vô lượng kiếp Như Lai giữ chặt cấm giới chẳng một mảy thiếu xót.

Có lúc thị hiện làm gã nhất-xiển-đề, nhưng thiệt ra không phải nhất-xiển-đề. Làm gì có nhất-xiển-đề mà thành bậc vô thượng chính giác!

Có lúc thị hiện phá hoà hiệp tăng, có lúc thị hiện hộ trì chính pháp, mọi người đều phải kinh quái.

Có lúc thị hiện làm Ma vương Ba tuần, nhưng từ vô lượng kiếp, Như Lai đã lìa ma sự, trong sạch không nhiễm như hoa sen.

Có lúc thị hiện thân gái thành Phật, mọi người đều nói, rất lạ cho người nữ mà có thể thành Phật. Phải biết Như Lai trọn hẳn không thọ thân gái, vì muốn điều phục vô lượng chúng sinh nên hiện thân gái. Và cũng vì thương xót chúng sinh mà hiện nhiều thứ thân, cho đến hiện thân A Tu La, Súc Sinh, Ngạ Quỷ, Ðịa Ngục, để độ chúng sinh trong các loài ấy.

Lại thị hiện làm Phạm Thiên Vương để cho người thờ Phạm Thiên vào trong chính pháp, nhẫn đến thị hiện các thân trời khắp các miếu trời cũng vì mục đích ấy. Nhưng thiệt ra Như Lai không phải Phạm Thiên, không phải thân trời.

Có lúc thị hiện vào nhà gái dâm, nhưng Như Lai thiệt không có niệm dục, lòng Như Lai trong sạch không nhiểm ô như hoa sen, vào đấy để tuyên thuyết diệu pháp cho hạng người say mê sắc dục.

Lại thị hiện vào nhà thanh y, để giáo hóa hạng nô tỳ cho chúng nó được trụ nơi chính pháp.

Lại thị hiện làm bác sĩ để dạy học trò, thị hiện chơi bài bạc để độ hạng người bài bạc, thị hiện thân chim thứu để độ loài thứu, lại thị hiện làm trưởng giả để an lập mọi người trụ nơi chính pháp, thị hiện làm vua, làm quan, để dìu dắt nhân dân tu chính pháp.

Lại thị hiện tật dịch (42) tại nơi Diêm Phù đề, rồi trước thí thuốc cho bệnh nhân, sau giảng dạy đạo pháp. Lại thị hiện cơ cẩn tai, trước bố thí cơm áo, sau tuyên truyền diệu pháp. Lại thị hiện đao binh tai, rồi thuyết diệu pháp

Lại thị hiện vì hạng chấp thường mà giảng pháp vô thường, vì hạng chấp lạc mà giảng pháp khổ, vì hạng chấp ngã mà giảng pháp vô ngã, vì hạng chấp tịnh mà giảng pháp bất tịnh. Vì người tham chấp ba cõi, mà thuyết pháp cho họ xa lìa ba cõi, vì độ chúng sinh mà tuyên thuyết diệu pháp vô thượng, trồng cây pháp dược vô thượng để thay cây phiền não, diễn nói chính pháp để cứu bọn ngoại đạo tà kiến. Dầu thị hiện làm thầy chúng sinh, nhưng Như Lai trọn không có quan niệm là Thầy.

Ðức Như Lai chính giác an trụ đại bát niết bàn như vậy, nên gọi là thường trụ không biến đổi.

Cũng như thị hiện ở Diêm Phù Ðề, ở Ðông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Cu Lô Châu, nhẫn đến ở khắp cõi đại thiên, Như Lai đều thị hiện như vậy. Như kinh Thủ Lăng Nghiêm đã nói rộng. Vì lẽ ấy nên gọi là Đại Bát Niết bàn.

Nếu có vị đại Bồ Tát an trụ đại bát niết bàn như vậy, thời có thể thị hiện vô lượng thần thông biến hóa như trên, mà trọn không có chút chướng ngại cùng e sợ.

Này Ca Diếp! Do nhân duyên trên đây, ông chẳng nên nói rằng La Hầu La là con trai của Phật, vì từ vô lượng kiếp. Như Lai đã lìa hẵn dục nhiễm, nên Như Lai gọi thường trụ không biến đổi".

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Như lời Phật nói: như ngọn đèn đã tắt thời không có phương sở. Cũng vậy, Như Lai diệt độ rồi thời không phương sở. Thế nào Như Lai gọi là thường trụ?"

Phật nói: "Này Ca Diếp! Ví như người đời thắp đèn dầu, theo số dầu còn thời ngọn đèn cháy, khi dầu hết thời ngọn đèn tắt, ngọn đèn tắt dụ cho lửa phiền não dứt. Ngọn đèn tắt mà bình đèn vẫn còn. Cũng vậy, phiền não dầu dứt mà Như Lai pháp thân thường còn.

Này Ca Diếp! Ngọn đèn cùng bình đèn có cùng tắt dứt cả không?"

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, không ạ! Tuy không cùng tắt dứt cả, nhưng là vô thường. Nếu đem pháp thân dụ với bình đèn, thời pháp thân cũng vô thường".

Phật nói: "Này Ca Diếp! Ông không nên nạn như vậy. Ðồ vật thế gian là vô thường, Như Lai không phải vô thường. Trong tất cả pháp niết bàn là thường, Như Lai tức Niết bàn nên gọi là thường.

Này Ca Diếp! Nói đèn tắt đó, là nói niết bàn của bậc A La Hán chứng, vì A La Hán dứt tham ái phiền não nên dụ như đèn tắt. Bậc A Na Hàm gọi là có tham, vì có tham nên chẳng được gọi là đồng với đèn tắt. Do nghĩa ấy nên ngày trước Như Lai nói dụ như đèn tắt, chớ chẳng phải đại niết Bàn đồng với đèn tắt. Bậc A Na Hàm chẳng còn lại thọ thân trong ba cõn nữa, chẳng còn lại thọ thân hôi nhơ, thân trùng, thân ăn uống, thân độc khổ, nên gọi là A Na Hàm. Nếu còn thọ thân thời gọi là Na Hàm, không còn thọ thân mới gọi là A Na Hàm. Nếu còn khứ lai thời gọi là Na Hàm, không còn khứ lai mới gọi là A Na Hàm.

Bấy giờ Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Như lời Phật dạy "Chư Phật Thế Tôn có tạng bí mật!" Nghĩa này không phải. Vì chư Phật Thế Tôn chỉ có mật ngữ mà không có mật tạng. Như nhà ảo thuật điều khiển người máy. Mọi người dầu thấy người máy co duỗi cúi ngửa, nhưng chẳng biết bộ phận trong thế nào. Phật pháp không phải như vậy, Phật pháp làm cho chúng sinh đều hiểu đều biết. Thế sao lại bão rằng chư Phật Thế Tôn tôn có tạng bí mật?"

Phật khen: "Lành thay! Lành thay! Ðúng như lời ông vừa nói. Như Lai thiệt không có tạng bí mật. Như trăng tròn giữa đêm thu, trời trong không mây mù, mọi người ai cũng thấy rõ vầng trăng sáng. Lời của Như Lai cũng khai phát hiển lộ rõ ràng, kẻ ngu kia tự không hiểu rồi cho là tạng bí mật. Người trí suốt thấu thời không gọi là tạng.

Này Ca Diếp! Ví như có người để dành vàng bạc đến số ức triệu, vì lòng bỏn xẻn nên chẳng ban ơn bố thí cho kẻ nghèo cùng, chứa của như vậy mới gọi là dấu kín. Như Lai thời không phải thế, từ vô lượng kiếp chứa để vô lượng diệu pháp, lòng không bỏn xẻn, thường đem ban bố cho mọi loài chúng sinh, đâu có thể gọi là Như Lai bí tạng được.

Như có người tật nguyền, hoặc một mắt, cụt tay, què chân, vì hổ thẹn mà không cho người thấy, vì thế nên gọi là núp kín. Như Lai thời không phải thế, bao nhiêu chính pháp đầy đủ không thiếu đều cho người thấy cả nên pháp của Như Lai không gọi là bí tạng được.

Như người nghèo thiếu nợ nhiều, vì sợ chủ nợ đòi mà ẩn trốn, nên gọi là trốn kín. Như Lai thời không phải thế, Như Lai không có nợ chúng sinh về pháp thế gian. Dầu đối với chúng sinh có nợ xuất thế, nhưng cũng chẳng ẩn mặt, vì Như Lai luôn xem chúng sinh như con đẻ, mà thường diễn thuyết pháp nghĩa vô thượng.

Như trưởng giả giàu có nhiều của, chỉ có một người con trai, trưởng giả rất mến yêu con, bao nhiêu tiền của châu báu đều chỉ cho con biết. Cũng vậy, Như Lai xem chúng sinh đồng là con một.

Như người đời vì nam căn, nữ căn (43) xấu xí nên dùng y phục để che đậy nên gọi là phúc tàng. Như Lai không phải thế, đã dứt hẳn thứ căn ấy, vì không căn nên không chỗ phúc tàng.

Như dòng Bà La Môn có những điều luận nói, trọn không muốn cho người trong dòng Sát Lợi, Tỳ Xá, Thủ Ðà (44) nghe biết, vì trong các luận điều của họ có chỗ lỗi ác. Chính pháp của Như Lai thời không phải như vậy, tất cả đều là lành là phải, vì thế nên chẳng được gọi là bí tạng.

Như trưởng giả (45) rất cưng yêu đứa con trai một, dắt đến nhà trường ý muốn cho học, sau vì sợ con không được mau thành tài nên lại dắt về. Vì thương con nên trưởng giả ngày đêm ân cần dạy cho nó về bán tự, mà không dạy luận Tỳ Già La, vì nó còn nhỏ tuổi quá, chưa đủ sức học.

Này Ca Diếp! Giả sử trưởng giả dạy về bán tự xong, đứa con trai ấy có thể liền đặng hiểu biết luận Tỳ Già La không?

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn không!"

Phật hỏi: "Như vậy trưởng giả có bí tàng đối với con của ông không?"

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn không! Vì đứa con còn thơ ấu, nên trưởng giả không dạy, chớ chẳng phải vì bí tàng lẩn tiếc mà không dạy. Nếu có lòng tật đố lẩn tiếc mới gọi là bí tàng. Như Lai không như vậy, sao lại gọi là Như Lai bí tàng được."

Phật nói: "Lành thay! Lành thay! Ðúng như lời ông nói. Nếu có lòng tật đố giận hờn lẩn tiếc mới gọi là bí tàng. Như Lai không có những lòng quấy ấy đâu gọi là bí tàng được.

Này Ca Diếp! Ông trưởng giả trên kia là chỉ cho Như Lai, đứa con trai một của ông là chỉ cho tất cả chúng sinh. Như Lai xem tất cả chúng sinh như con một. Dạy con trai một là nói hàng Thanh văn đệ tử. Còn bán tự (46) đó là nói chín bộ kinh Tiểu Thừa. Luận Tỳ Già La là nói về kinh điển Phương Ðẳng (47) Ðại Thừa. Vì hàng Thanh văn không đủ sức trí huệ nên Như Lai dạy cho họ bán tự chín bộ kinh điển mà chẳng dạy luận Tỳ Già La kinh điển Phương Ðẳng Ðại Thừa.

Này Ca Diếp! Như đứa con trai kia tuổi đã lớn, đủ sức học tập, mà trưởng giả không dạy luận Tỳ Già La mới có thể gọi trưởng giả là bí tàng. Nếu hàng Thanh văn (48) đủ sức lãnh thọ Ðại Thừa mà Như Lai lẩn tiếc không dạy, mới có thể gọi Như Lai có tạng bí mật. Nhưng thiệt ra Như Lai không phải như vậy, nên Như Lai không có bí tàng.

Như trưởng giả sau khi dạy bán tự xong, kế vì con mà di¬n nói Luận Tỳ Già La. Cũng vậy, Như Lai vì các đệ tử giảng nói bán tự chín phần kinh xong, kế vì giảng nói luận Tỳ Già La Phương Ðẳng Ðại Thừa, chính là diệu lý Như Lai thường còn không biến đổi.

Này Ca Diếp! Như tháng mùa hạ, kéo mây nổi sấm xối mưa lớn, khiến nhà nông cày cấy đặng mùa. Người không gieo trồng thời không chỗ được, chẳng phải lỗi của Long Vương, mà Long Vương cũng không chổ tiếc dấu. Như Lai đây cũng như vậy, xối mưa pháp lớn: Kinh Ðại Niết Bàn. Nếu các chúng sinh gieo hột lành thời được mầm trái trí huệ. Nếu không gieo hột lành thời không chỗ được. Ðây không phải là lỗi ở Như Lai, mà Phật Như Lai cũng không chỗ bí tàng."

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Nay con quyết định rõ biết Như Lai không chỗ bí tàng. Như lời Phật nói: Luận Tỳ Già La là nói Phật Như Lai thường còn không biến đổi. Nghĩa đây không phải. Vì sao? Vì ngày trước Phật có nói kệ:

Chư Phật cùng Duyên giác

Nhẫn đến chúng đệ tử

Còn bỏ thân vô thường

Huống là hạng phàm phu.


Nay Phật nói là thường còn không biến đổi, nghĩa đây như thế nào?

Phật dạy: "Này Ca Diếp! Như Lai vì hàng Thanh văn đệ tử mà dạy về bán tự nên nói kệ vô thường ấy.

Này Ca Diếp! Xưa kia, vì mẹ chết nên vua Ba Tư Nặc rất thương nhớ buồn khổ, đến thăm Như Lai. Như Lai liền hỏi cớ sao nhà vua lại quá buồn khổ như vậy? - Vua đáp: "Bạch Thế Tôn hôm nay Thái hậu thăng hà. Giả sử có người nào làm cho mẹ tôi sống lại, tôi nhường ngôi và đem của tiền châu báu cùng thân này để thưởng tặng cho người ấy xử dụng. "Như Lai khuyên: "Này Ðại Vương! Nhà vua chớ nên quá sầu khổ. Tất cả chúng sinh hể thọ mạng hết gọi là chết. Chư Phật, Duyên giác, Thanh văn còn bỏ thân này, huống là phàm phu!

Này Ca Diếp! Vì dạy bán tự cho vua Ba Tư Nặc nên Như Lai nói bài kệ ấy.

Nay Như Lai vì các hàng Thanh văn đệ tử giảng nói luận Tỳ Già La, tức là Như Lai thường còn không biến đổi."

Ca Diếp Bồ Tát lại bạch Phật: "Như lời Phật dạy:

Không chỗ chứa nhóm

Nơi ăn biết đủ

Như chim bay không

Dấu không thể tìm.

Bạch Thế Tôn, những nghĩa này là thế nào? Trong chúng hội đây ai được gọi là không chỗ chứa nhóm? Ai được gọi là nơi ăn biết đủ? Ai đi nơi hư không chẳng thể tìm dấu? Mà sự đi này là đến phương nào?

Phật dạy: "Luận về chứa nhóm là nói về của báu.

Này Ca Diếp! Chứa nhóm có hai thứ: một là hữu vi, hai là vô vi. Chứa nhóm hữu vi là hạnh Thanh văn, chứa nhóm vô vi là hạnh Như Lai.

Này Ca Diếp! Tăng cũng có hai hạng: một là hữu vi, hai là vô vi. Hữu vi Tăng gọi là hàng Thanh văn. Thanh văn Tăng không có chứa nhóm những tôi tớ đồ vật phi pháp, kho đụn lúa gạo, muối, mè, đậu, bắp. Nếu có người nói Như Lai cho chứa tôi tớ các đồ vật như vậy, người ấy sẽ bị báo rút lưỡi. Hàng Thanh văn đệ tử của Như Lai gọi là không chứa nhóm, cũng được gọi là nơi ăn biết đủ. Nếu có tham ăn gọi là chẳng biết đủ.

Người khó tìm dấu thời là bậc gần đạo vô thượng bồ đề. Như Lai nói người này dầu đi mà không chỗ đến."

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Hàng hữu vi Tăng còn không chứa nhóm huống là vô vi Tăng. Vô vi Tăng chính là Như Lai. Thế sao Như Lai phải có chứa nhóm. Và chứa nhóm đó gọi là cất dấu. Thế nên Như Lai phàm có nói ra đều không lẫn tiếc, thế nào gọi là dấu cất?

Không thể tìm ra dấu vết đó, gọi là niết bàn. Trong niết bàn không có mặt trời, mặt trăng, tinh tú, lạnh nóng gió mưa. Sinh già bệnh chết, hai mươi lăm cõi, lìa các sự lo khổ và các phiền não. Niết bàn như vậy là chỗ Như Lai ở thường không biến đổi. Vì nhân duyên ấy, Như Lai đến trong rừng Ta La nơi đại niết bàn mà nhập đại niết bàn."

Phật nói: "Này Ca Diếp! Chữ Ðại đó tính ấy rộng lớn. Như người sống lâu vô lượng tuổi thời gọi là đại trượng phu. Người này nếu có thể an trụ nơi chính pháp thời gọi là bậc siêu thăng trong loài người. Như tám điều giác ngộ của bậc đại nhân mà Như Lai đã dạy, là một người có đủ hay nhiều người có đủ. Nếu một người đủ cả tam thời là rất siêu thăng. Nói rằng niết bàn đó, không có tỳ vết.

Này Ca Diếp! Như người bị xuông tên độc đau nhức lắm, gặp được lương y nhổ tên độc ra rồi truyền cho thuốc hay, người ấy hết đau nhức được an vui. Vị lương y này liền đi nơi thành ấp và các xóm làng, hễ chỗ nào có người bị thương đau khổ liền đến điều trị.

Cũng vậy, Như Lai thành bậc Ðẳng Chính Giác làm vị đại Y Vương, thấy chúng sinh khổ não nơi Diêm Phù Ðề, từ vô lượng kiếp bị tên độc phiền não, dâm nộ, si mê làm đau nhức, bèn nói kinh Ðại Thừa cam lộ pháp dược. Ðiều trị nơi đây rồi, Như Lai lại đến xứ khác, nơi có tên độc phiền não, thị hiện làm Phật để điều trị. Thế nên gọi là đại bát niết bàn.

Ðại bát Niết Bàn đó gọi là chỗ giải thoát. Tùy nơi nào có chúng sinh đáng được điều phục, thời Như Lai ở trong ấy mà thị hiện. Vì nghĩa chân thiệt thậm thâm này nên gọi là Đại Bát Niết bàn."

Ca Diếp Bồ Tát lại bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn! Y sư trong đời có thể điều trị thương tích cho tất cả chúng sinh chăng?"

Phật nói: "Này Ca Diếp! Thương tích của người đời phàm có hai thứ: một là bệnh có thể trị, hai là bệnh không thể trị. Bệnh có thể trị thời y sư trị được, còn bệnh không thể trị thời y sư không trị được."

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Cứ như lời Phật dạy, thời Như Lai đã trị bệnh cho chúng sinh nơi Diêm Phù Ðề này rồi. Nếu nói đã trị rồi, sao nơi đây còn có chúng sinh chưa được Niết bàn? Nếu chưa được Niết bàn cả, sao Như Lai nói rằng điều trị đã xong mà muốn đến xứ khác?"

Phật nói: "Này Ca Diếp! Chúng sinh trong Diêm Phù Ðề này có hai hạng: một hạng tin và một hạng không tin. Hạng có lòng tin thời gọi là trị được, vì sẽ không phiền não quyết định được Niết bàn, thế nên Như Lai nói trị chúng sinh nơi Diêm Phù Ðề rồi. Hạng không lòng tin gọi là nhất-xiển-đề. Hạng nhất-xiển-đề gọi là không trị được. Trừ hạng nhất-xiển-đề, ngoài ra đều đã trị xong, thế nên niết bàn gọi là không thương tích."

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Những gì gọi là niết bàn?"

Phật nói: "Này Ca Diếp! Niết bàn đó, gọi là giải thoát."

- Bạch Thế Tôn! Chỗ nói giải thoát, là sắc hay chẳng phải sắc?"

- Này Ca Diếp! Hoặc là sắc, hoặc là chẳng phải sắc. Thanh văn, Duyên giác giải thoát là không phải sắc. Chư Phật Như Lai giải thoát là sắc.

Này Ca Diếp! Thế nên giải thoát cũng sắc cũng chẳng phải sắc. Như Lai vì hàng Thanh văn đệ tử nói là chẳng phải sắc.

- Bạch Thế Tôn! Thanh văn Duyên giác nếu chẳng phải sắc thời thế nào được trụ?

- Này Ca Diếp! Như trời phi tưởng phi phi tưởng cũng phải là sắc chẳng phải sắc, Như Lai cũng nói là chẳng phải sắc. Như có người nạn rằng Trời phi tưởng phi phi tưởng nếu chẳng phải sắc thế nào được trụ, đi lại, cử động? Những nghĩa này là cảnh giới chư Phật. Chẳng phải Thanh văn Duyên giác biết được. Giải thoát cũng vậy là sắc chẳng phải sắc nói là chẳng phải sắc, cũng là tưởng chẳng phải tưởng nói là chẳng phải tưởng. Những nghĩa như vậy là cảnh giới của chư Phật, chẳng phải hàng Thanh văn Duyên giác biết được.

Bấy giờ Ca Diếp Bồ Tát lại bạch Phật rằng: "Ngưỡng mong đức Thế Tôn thương xót nói rộng lại những nghĩa hạnh đại niết bàn giải thoát."

Phật khen: "Lành thay! Lành thay! Này Ca Diếp! Người chân giải thoát gọi là xa lìa tất cả hệ phước. Nếu chân giải thoát lìa các hệ phước thời không có sinh cũng không hòa hiệp. Ví như cha mẹ hòa hiệp sinh ra con. Người chân giải thoát thời không phải như vậy, thế nên giải thoát gọi rằng chẳng sinh.

Này Ca Diếp! Như đề hồ, tính nó thanh tịnh. Cũng vậy, Như Lai chẳng phải nhân cha mẹ hòa hiệp mà sinh, tính Như Lai thanh tịnh, sở dĩ thị hiện có cha mẹ là vì muốn hóa độ các chúng sinh. Người chân giải thoát tức là Như Lai. Như Lai cùng giải thoát không hai không khác.

Ví như tháng mùa xuân gieo các hột giống, đặng hơi ẩm ướt liền mọc mầm lên cây. Người chân giải thoát thời chẳng như vậy.

Lại giải thoát gọi là hư vô. Hư vô tức là giải thoát, giải thoát tức là Như Lai, Như Lai tức là hư vô, chẳng phải năng tác sở tác. Phàm là tác giả dường như thành quách lầu nhà để ngăn kẻ địch, chân giải thoát thời chẳng như vậy. Thế nên giải thoát tức là Như Lai.

Lại giải thoát tức là pháp vô vi. Ví như thợ gốm làm đồ rồi lại bị bể. Giải thoát chẳng như vậy. Chân thiệt giải thoát chẳng sinh chẳng diệt. Thế nên giải thoát tức là Như Lai. Cũng vậy, Như Lai bất sinh bất diệt, chẳng già, chẳng chết, chẳng hư chẳng hoại, chẳng phải pháp hữu vi. Do những nghĩa này nên gọi Như Lai nhập đại niết bàn.

Già là dời đổi, tóc bạc, mặt nhăn, chết là thân hư mạng hết, trong giải thoát không hai thứ này. Vì không già chết nên gọi giải thoát. Như Lai cũng không tóc bạc mặt nhăn các pháp hữu vi dời đổi, thế nên Như Lai không có già. Không có già thời không có chết.

Lại giải thoát gọi rằng không bệnh. Bệnh là bốn trăm lẽ bốn bệnh và các thứ bệnh ở ngoài đến xâm tổn nơi thân. Nơi đây không có các bệnh ấy nên gọi là giải thoát. Không tật bệnh là chân thiệt giải thoát, chân thiệt giải thoát tức là Như Lai. Như Lai không bệnh cho nên pháp thân cũng không có bệnh. Không bệnh như vậy tức là Như Lai.

Chết là thân hư mạng hết. Nơi đây không chết tức là cam lộ. Cam lộ này là chân thiệt giải thoát, chân giải thoát tức là Như Lai.

Như Lai thành tựu công đức như vậy, thế sao lại nói Như Lai vô thường? Không có lẽ gì nói Như Lai là vô thường được. Là thân kim cang thế nào vô thường! Thế nên Như Lai không gọi là chết.

Như Lai thanh tịnh không có cấu nhơ. Thân Như Lai chẳng bị nhơ nhớp trong thai, như hoa sen trắng bổn tính trong sạch. Như Lai giải thoát cũng lại như vậy. Giải thoát như vậy tức là Như Lai. Thế nên Như Lai thanh tịnh không cấu nhơ.

Lại giải thoát trọn không còn sót thừa những phiền não lỗi lầm. Cũng vậy, Như Lai không có tất cả phiền não lỗi lầm.

Lại giải thoát không có đấu tranh. Ví như người đói, thấy kẻ khác ăn uống thời sinh lòng tham đoạt. Giải thoát không phải như vậy.

Lại giải thoát gọi là an tịnh. Người phàm tục cho rằng an tịnh là Ðại Tự Tại thiên, đây là lời hư vọng. Chân thiệt an tịnh là rốt ráo giải thoát, rốt ráo giải thoát tức là Như Lai.

Lại giải thoát tức là an ổn. Như chỗ nhiều giặc cướp chẳng gọi an ổn. Nơi thanh bình mới gọi là an ổn. Trong giải thoát không có bố úy nên gọi là an ổn. Thế nên an ổn tức là chân thiệt giải thoát, chân giải thoát tức là Như Lai. Như Lai tức là pháp vậy.

Lại giải thoát không có bạn đồng hàng. Có bạn đồng hàng như quốc vương có các lân quốc. Không bạn đồng hàng như Chuyển Luân Thánh Vương không có vua nào đứng ngang hàng. Cũng vậy, giải thoát không có đồng hạng. Không có đồng hàng là chân giải thoát. Chân giải thoát là Như Lai Chuyển Pháp Luân Vương. Thế nên Như Lai không bạn đồng hàng.

Lại giải thoát không ưu sầu. Có ưu sầu như Quốc Vương sợ nước láng giềng mạnh nên ưu sầu. Giải thoát không như vậy. Như phá được oán địch thời không còn lo sợ nữa. Cũng vậy, giải thoát không có lo sợ, không lo sợ tức là Như Lai.

Lại giải thoát là không lo mừng. Ví như người đàn bà chỉ có một đứa con trai, có việc xa nhà, thoạt có tin con bị nạn chết thời rất sầu khổ, về sau lai nghe rằng còn sống thời rất vui mừng. Trong giải thoát không có sự lo mừng như vậy. Không lo mừng là chân giải thoát, chân giải thoát tức là Như Lai.

Lại giải thoát không có bụi nhơ. Như tháng mùa xuân sau khi mặt trời lặn, gió nổi bụi mù. Trong giải thoát không có việc ấy. Không bụi mù dụ cho chân giải thoát, chân giải thoát tức là Như-Lai.

Như viên minh châu trong búi tóc của Thánh-Vương không có nhơ bợn. Tính giải thoát cũng không nhơ bợn. Không nhơ bợn dụ cho chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Như chất vàng không lộn cát đá mới gọi là vàng ròng, ai được vàng ròng thời tự biết là mình có của.

Cũng vậy, tính giải thoát như chất vàng ròng. Vàng ròng kia dụ cho chân giải thoát, chân giải thoát tức là Như-Lai.

Như bình sành bị bể, tiếng nghe lạch cạch. Bình bằng kim cang bửu thời chẳng như vậy. Giải thoát cũng không diếc bể. Bình báu kim cang dụ cho chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai. Thế nên thân Như-Lai không hư hoại.

Tiếng lạch cạch như hột đu đủ dầu phơi trong nắng, nổ tiếng lạch cạch. Giải thoát không có như vậy.Như bình báu kim cang không có tiếng bể lạch cạch. Giả sử trăm ngàn người, cùng đua nhau bắn, không ai làm bể được. Không tiếng bể lạch cạch dụ cho chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Như người nghèo thiếu nợ, bị chủ nợ đòi hỏi kiện thưa, gông cùm trói nhốt. Trong giải thoát không có các việc ấy. Như Trưởng giả giàu lớn có vô số vàng bạc châu báu, thế lực tự tại, chẳng mang nợ ai. Giải thoát cũng như vậy, chứa vô lượng của pháp bảo, thế lực tự tại, không có nợ thiếu. Không nợ thiếu dụ cho chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại chân giải thoát gọi rằng không bức ngặt. Như mùa xuân lần nóng, mùa hạ oi bức, mùa đông rét lạnh. Trong chân giải thoát không có những sự chẳng vừa ý như vậy. Không bức ngặt dụ cho chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Ví như người ăn cá đã no mà lại uống sữa, người này thời là gần sự chết. Trong chân giải thoát không có sự như vậy. Người này nếu được thuốc hay cam lồ thời được khỏi bệnh. Chân giải thoát cũng như vậy. Thuốc hay cam lồ dụ cho chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Thế nào là bức ngặt, và không bức ngặt? Như người phàm ngã-mạn tự cao cho rằng không ai hại được mình, bèn ở chung với rắn cọp độc trùng, nên biết người này sẽ bị hoạnh tử. Đây là bức ngặt. Trong chân giải thoát không có việc như vậy.

Không bị bức ngặt là như thần châu của vua Chuyển Luân trừ được chín mươi sáu thứ độc trùng, ai nghe được thần châu này thời các thứ độc đều tiêu diệt. Chân giải thoát cũng lại như vậy xa lìa cả hai mươi lăm cõi. Tiêu độc dụ cho chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại không bức ngặt như hư không. Giải thoát cũng vậy. Hư không kia dụ cho chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại bức ngặt như gần cỏ khô mà đốt đèn lửa thời bị cháy lan. Trong chân giải thoát không có sự như vậy.

Lại không bức ngặt, ví như mặt trời mặt trăng không bức chúng sinh. Cũng vậy, giải thoát không bức ngặt chúng sinh. Không bức ngặt đây dụ cho chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là pháp vô-động, vô động là không oan không thân. Như vua Chuyển-Luân-Vương không có vị Thánh vương khác để làm thân hữu. Giải thoát cũng vậy. Thánh vương không thân hữu dụ cho chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai. Như-Lai tức là pháp vậy.

Như áo trắng dễ nhuộm màu. Giải thoát không như vậy, nên giải thoát là vô-động.

Như hoa bà-sư, muốn có mùi hôi và màu xanh thời không thể được. Cũng vậy, muốn trong giải thoát có mùi hôi và có các màu thời không thể được, nên giải thoát là pháp vô-động. Giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là hi hữu. Như trong nước mọc hoa sen thời không phải hi hữu. Trong lửa mọc hoa sen mới là hi hữu, ai thấy cũng đều vui mừng. Cũng vậy, ai được thấy chân giải thoát cũng đều vui mừng.

Hi hữu kia dụ cho chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai, Như Lai tức là pháp thân.

Như trẻ nít chưa mọc răng, khôn lớn lần răng mới mọc. Giải thoát chẳng phải vậy. Không có sinh cùng bất sinh.

Lại giải thoát gọi là hư-tịch, vô-hữu, bất-định. Bất-định là như hạng nhất-xiển-đề không phải rốt ráo chẳng dời, như người phạm tội trọngkhông phải rốt ráo chẳng thành Phật. Nếu có lòng tin trong sạch ở nơi chính pháp, hoặc được làm Ưu-Bà-Tắc thời diệt nhất-xiển-đề. Còn người phạm tội trọng, khi diệt tội ấy thời được thành Phật. Nếu nói là rốt ráo không dời, rốt rtáo chẳng thành Phật-đạo thời là không đúng.

Trong chân giải thoát đều không có sự diệt tận như vậy.

Lại hư-tịch thuộc về pháp-giới, như pháp-giới tính tức là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại nhất-xiển-đề nếu diệt tận thời chẳng được gọi là nhất-xiển-đề. Những gì gọi là nhất-xiển-đề. Hạng nhất-xiển-đề đoạn diệt tất cả căn lành, tâm họ không vin niếu tất cả pháp lành, nhẫn đến không sinh một niệm lành. Trong chân giải thoát đều không có sự như vậy. Không các việc ấy tức là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là chẳng thể lường được. Ví như đống thóc, có thể biết số cân lượng. Chân giải thoát thời chẳng như vậy. Ví như biển lớn thời không thể đo lường được. Cũng vậy, giải thoát không thể đo lường. Không thể đo lường là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là vô-lượng pháp. Như một chúng sinh có nhiều nghiệp báo. Cũng vậy, giải thoát có vô lượng quả báo. Vô lượng quả báo là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là rộng lớn. Như biển lớn không gì sánh bằng. Cũng vậy, giải thoát không gì sánh bằng. Không gì sánh bằng là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là tối thượng, như hư không cao hơn cả không gì sánh. Cũng vậy, giải thoát cao hơn cả không gì sánh. Cao không gì sánh tức chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là không gì qua. Ví như chỗ ở của sư tử, các loài thú không con nào qua được. Cũng vậy, giải thoát không gì qua được. Không gì qua được là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là vô thượng. Như phương Bắc là trên cả các phương. Cũng vậy, giải thoát là không còn gì trên. Không gì trên là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là vô-thượng-thượng. Như phương Bắc qua nơi phương Đôntg là vô-thượng-thượng. Cũng vậy, giải thoát là vô-thượng-thượng. Vô-thượng-thượng là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là pháp hằng. Như thân của Trời người chết, đây gọi là hằng, chẳng phải không hằng. Cũng vậy, giải thoát chẳng phải không hằng. Chẳng phải không hằng là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là cứng chắc. Như Khư-đà-la chiên-đàn trầm-thủy, tính của nó cứng chắc. Cũng vậy, tính của giải thoát cứng chắc. Tính cứng chắc tức là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là không rỗng bộng. Như thân cây tre lau rỗng bộng. Giải thoát không phải như vậy, nên biết giải thoát tức là Như-lai.

Lại giải thoát gọi là không ở được. Như tường vách khi chưa sơn phết thời ruồi muỗi đáp đậu trên đó, lúc sơn phết rồi, côn trùng nghe mùi sơn bèn không đến đậu ở. Không ở như vậy dụ cho chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là vô biên. Ví như tụ-lạc đều có biên giới. Giải thoát không phải như vậy, không có biên-tế như hư không. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là không thể thấy. Ví như khó thấy dấu chim bay trên hư không, khó thấy như vậy dụ cho chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là thậm thâm. Vì hàng Thanh-Văn Duyên-Giác không thể vào được. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

Lại thậm thâm đó là chỗ cung kính của Phật và Bồ-Tát. Ví như hiếu tử cúng dường cha mẹ công đức rất sâu. Công đức rất sâu, dụ cho chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là không thấy được. Như người đời không thấy được đỉnh đầu của mình. Cũng vậy, hàng Thanh-Văn Duyên-Giác không thấy được giải thoát. Chân giải thoát đây tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là không nhà cửa. Ví như hư không, không có nhà cửa. Nói nhà cửa là dụ cho hai mươi lăm cõi. Không nhà cửa dụ cho chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là chẳng thể nắm lấy. Như trái a-ma-lặc, người nắm lấy được. Giải thoát không thể nắm lấy. Không thể nắm lấy là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là không thể cầm. Ví như vật huyễn không thể cầm. Không thể cầm là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-lai.

Lại giải thoát không có thân thể. Ví như thân người sinh các thứ ghẻ lác, ung nhọt, điên cuồng, gầy ốm. Trong chân giải thoát không có những bệnh như vậy. Không bệnh dụ cho chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là một vị. Như sữa có một vị. Một vị như vậy là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là thanh tịnh. Như nước không bùn đứng lặng trong sạch. Đứng lặng trong sạch là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là nhất vị thanh-tịnh. Như giọt mưa nơi hư không nhất vị thanh-tịnh. Nhất vị thanh-tịnh dụ cho chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là trừ dẹp. Ví như trăng tròn không mây mù. Không mây mù là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là tịch-tịnh. Ví như người mang bệnh nóng khi được lành mạnh thời thân tịch- tịnh. Giải thoát cũng vậy, thân được tịch-tịnh. Thân được tịch-tịnh tức chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-lai.

Lại giải thoát tức là bình đẳng. Ví như ruộng hoang, loài rắn độc lang sói đều có tâm sát hại. Giải thoát không như vậy, không có tâm sát hại. Không tâm sát hại là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại bình đẳng đó, như lòng bình đẳng của cha mẹ đối với các con. Giải thoát cũng vậy, tâm ấy bình đẳng. Tâm bìng đẳng tức chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là không chỗ khác. Ví như có người chỉ ở nơi tòa nhà cao đẹp sạch sẽ, không có chỗ ở nào khác. Giải thoát cũng vậy, không có chỗ nào khác. Không chỗ nào khác là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là tri-túc. Ví như người đói gặp được món ăn ngon thời ăn mãi không nhàm. Giải thoát không phải như vậy. Như ăn cháo sữa thời không cần món gì nữa. Không cần món gì dụ cho chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là đoạn tuyệt. Như người bị trói dứt dây được thoát khỏi. Cũng vậy,, giải thoát dứt đứt tất cả sự trói buộc của lòng nghi ngờ. Đoạn nghi như vậy là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là đến bờ kia. Ví như con sông lớn có bờ bên này bờ bên kia. Giải thoát không như vậy. Dầu không bờ bên này mà có bờ bên kia. Có bờ bên kia đó là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là im lặng, không phải như biển lớn vang tiếng ồ-ạt của thủy triều. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là mỹ-diệu. Ví như các thứ thuốc trộn với trái A-lê-lặc thời có vị đắng. Giải thoát không như vậy, vị như cam lồ. Vị như cam lồ dụ cho chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát trừ các phiền não. Ví như lương y hòa hiệp các thứ thuốc trị lành các bệnh tật. Cũng vậy, giải thoát trừ được các phiền não. Trừ phiền não tức chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là không hẹp. Ví như căn nhà nhỏ không dung được nhiều người. Giải thoát không phải như vậy, dung chứa được nhiều. Dung được nhiều là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là diệt những tham ái, chẳng xen dâm dục. Ví như người nữ nhiều sự tham dục. Giải thoát không như vậy. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai. Như-Lai không có những phiền não, tham dục, sân hận, ngu si, kiêu mạn v.v…

Lại giải thoát gọi là không ái nhiễm. Ái có hai thứ: một là ngạ quỷ ái, hai là pháp ái. Chân giải thoát lìa nơi ngạ quỷ ái. Vì thương xót chúng sinh mà có pháp ái. Pháp ái như vậy là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-lai.

Lại giải thoát lìa ngã và ngã sở. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai. Như-Lai tức là Pháp vậy.

Lại giải thoát tức là diệt tận, lìa sự tham trong ba cõi. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai. Như-Lai tức là Pháp vậy.

Lại giải thoát gọi là cứu hộ. Hay cứu hộ tất cả những kẻ sợ hãi. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai. N hư-Lai là Pháp vậy.

Lại giải thoát tức là chỗ về. Nếu về nương nơi giải thoát như vậy thời chẳng cầu nương chỗ khác. Ví như có người nương tựa nơi vua, chẳng cầu nương tựa chỗ khác. Dầu nương tựa nơi vua mà có động chuyển. Về nương nơi giải thoát không có động chuyển. Không động chuyển là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai. Như-Lai là pháp vậy.

Lại giải thoát gọi là tòa nhà. Ví như có người đi nơi rừng vắng thời có hiểm nạn. Giải thoát không như vậy, chẳng có hiểm nạn. Chẳng có hiểm nạn tức chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát là vô sở úy. Như sư tử chúa không sợ trăm thú. Cũng vậy, giải thoát không sợ các loài ma. Không sợ sệt là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát không có chật hẹp. Ví như con đường hẹp không dung được hai người đi ngang nhau. Giải thoát chẳng như vậy. Giải thoát ấy tức là Như-Lai. Ví như có người bị cọp rượt té xuống giếng sâu. Giải thoát không như vậy. Giải thoát ấy tức là Như-Lai.

Lại không chật hẹp, như đi thuyền vượt biển an ổn, lòng được vui mừng. Giải thoát cũng vậy, tâm được vui mừng. Được vui mừng là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát là lìa các nhân duyên. Ví như nhân sữa được lạc, nhân lạc được tô, nhân tô được đề-hồ. Trong chân giải thoát đều không có những nhân ấy. Không nhân là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại chân giải thoát hay phục kiêu-mạn. Ví như Đại-vương kiêu mạn đối với Tiểu-vương. Giải thoát không phải như vậy. Giải thoát ấy tức là Như-Lai, Như-Lai tức là pháp vậy.

Lại giải thoát phục các phóng dật. Người phóng dật thời có nhiều tham dục. Trong chân giải thoát không có tên gọi ấy. Không tên gọi ấy là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát hay trừ vô minh. Như thứ tô thượng hạng lọc sạch cả cạn nhơ bèn gọi là đề-hồ. Cũng vậy, giải thoát trừ sạch vô minh sinh ra chân minh. Chân minh ấy tức là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là tịch-tịnh, thuần một không hai. Như voi nơi đồng hoang trống, riêng một mình không bạn bầy. Cũng vậy, giải thoát thuần một không hai, thuần một không hai là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là cứng đặc. Như tre, lau, thầu dầu, cọng cây rỗng bộng mà hột thời cứng đặc. Trừ Phật Như-Lai, tất cả trời người đều không cứng đặc. Chân giải thoát xa lìa tất cả các dòng hữu lậu. Giái thoát như vậy tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là bỏ các hữu-lậu, như có người ăn rồi mà ói ra. Bỏ các hữu lậu là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là quyết định, như mùi thơm hoa bà-sư không có trong hoa thất-diệp. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

Lại giãi thoát gọi là thủy-đại. Ví như thủy-đại thắng hơn các đại khác, hay nhuận hột giống của tất cả cỏ cây. Cũng vậy, giải thoát hay nhuận tất cả loài có sự sinh sống. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là vào. Như có cửa nẻo thời thông vào hầm vàng, có thể được vàng. Cũng vậy, giải thoát như cửa nẻo kia. Người tu vô ngã thời được vào trong. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là hay giỏi. Ví như học trò theo bên thầy, làm đúng theo chỗ thầy dạy bão thời được gọi là hay giỏi. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là pháp xuất-thế, ra khỏi hơn nơi tất cả pháp. Như vị của sữa và tô hơn vị của các thứ khác. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là bất động. Như ngạch cửa gió không làm động được. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là không sóng dợn. Như nước biển cả luôn có sóng dợn. Giải thoát không phải như vậy. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là có chỗ dùng. Như vàng Diêm-phù-đàn dùng được nhiều việc. Không ai nói được chỗ xấu dở của vàng này. Cũng vậy, giải thoát không có xấu dở. Không có xấu dở là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát bỏ hạnh anh-nhi, như người lớn bỏ hạnh trẻ nít. Cũng vậy, giải thoát trừ bỏ năm ấm. Trừ bỏ năm ấm là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là rốt ráo. Như người bị trói, được mở thả, tắm rửa sạch sẽ rồi về nhà. Cũng vậy, giải thoát là rốt ráo thanh tịnh. Rốt ráo thanh tịnh là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là sự vui vô-tác, vì đã ói sạch tham dục, sân hận cùng ngu si. Ví như có người uống nhầm thuốc độc, phải uống thuốc ói, khi ói hết chất độc thời thân được an vui. Giải thoát cũng vậy, ói các độc phiền não kiết phược, thân được an-vui gọi là sự vui vô-tác. Sự vui vô-tác tức là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là đoạn tất cả pháp hữu-vi xuất sinh tất cả vô-lậu thiện-pháp. Đ.oạn bít các đạo : Hoặc là ngã, vô-ngã, phi-ngã, phi vô-ngã. Chỉ đoạn sự chấp lấy, chớ khôngh đoạn ngã-kiến. Ngã kiến đó gọi là Phật tính. Phật tính tức là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là chẳng không mà không. Phàm không – không gọi là vô-sở-hữu, vô-sở-hữu là sự vọng chấp – giải thoát của các nhà ngoại đạo Ni-kiền-tử, mà thật ra không có giải thoát nên gọi là không-không. Chân giải thoát thời không như vậy nên gọi là chẳng không mà không. Chẳng không mà không là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là không mà chẳng không. Như bình đựng nước đựng sữa, dầu không nước không sữa nhưng vẫn được gọi là bình nước, bình sữa. Các thứ bình đây không thể gọi là không hay chẳng không được. Nếu nói là không thời không được có sắc, hương ,vị, xúc. Nếu nói là chẳng không thời lại không có nước sữa. Giải thoát cũng vậy không thể nói là sắc cùng với chẳng phải sắc. Chẳng thể nói là không cùng với chẳng không. Nếu nói là không thời chẳng được có thường, lạc, ngã, tịnh. Nếu nói là chẳng không thời ai thọ thường, lạc, ngã, tịnh này. Vì những nghĩa ấy nên không thể nói là không cùng với bất không. Không là nói không hai mươi lăm cõi và các phiền não, tất cả sựï khổ, tất cả tướng, tất cả hạnh hữu-vi. Như bình không nước thời gọi là không. Chẳng không là nói chân thiệt thiện sắc : thường lạc, ngã, tịnh, chẳng động, chẳng biến. Như sắc, hương, vị, xúc của cái bình, thời gọi là chẳng không. Vì vậy nên giải thoát dụ như cái bình kia. Cái bình kia gặp duyên thời bị bể hư. Giải thoát không hề bị hư hoại. Không thể hư hoại là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát gọi là lìa ham muốn. Ví như có người lòng ham muốn ngôi Thiên-Đế, Phạm-Vương, Tự-Tại-Thiên-vương. Giải thoát không như vậy. Khi đã thành bậc Vô-thượng Chính-giác rồi thời không ai không nghi. Không ai không nghi là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai.

Lại giải thoát đoạn sự ham muốn của ba cõi, đoạn tất cả tướng, tất cả hệ phược, tất cả phiền não, tất cả sinh tử, tất cả nhân duyên, tất cả quả báo. Giải thoát như vậy tức là Như-lai. Như-Lai tức là Niết-bàn.

Tất cả chúng sinh vì sợ phiền não sinh tử nên thọ tam quy-y. Ví như bầy nai sợ thợ săn, nhảy khỏi một nhảy dụ cho một quy-y, nhảy ba nhảy dụ ba quy-y. Do nhảy khỏi ba nhảy mà đuợc thoát nạn an vui. Chúng sinh cũng vậy vì sợ bốn loài ma mà thọ tam quy-y. Do tam quy-y nên được an vui. Được an vui tức là chân giải thoát. Chân giải thoát tức là Như-Lai. Như-Lai tức là Niết-bàn. Niết-bàn tức là vô tận. Vô tận tức là Phật tính. Phật tính tức là quyết định. Quyết định tức là Vô-thượng Chính-Giác.”

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: “Bạch Thế-Tôn! Nếu Niết-bàn, Phật tính, quyết định và Như-Lai là một nghĩa, thế sao nói rằng có ba quy-y?”

Phật dạy: “Này Ca-Diếp! Tất cả chúng sinh sợ sinh tử nên cầu tam quy-y.

Vì do tam quy-y, mà biết Phật tính, quyết định, Niết-bàn.

Này Ca-Diếp! Có pháp, tên thời một mà nghĩa thời khác. Có pháp, tên cùng nghĩa đều khác. Tên một nghĩa khác như Phật thường, Pháp thường, Tăng thường, Niết-bàn, hư không cũng đều thường. Tên cùng nghĩa đều khác: Như Phật gọi là giác, Pháp gọi là bất giác, Tăng gọi là hòa hiệp, Niết-bàn gọi là giải thoát, hư không gọi là phi-thiện cũng gọi là vô-ngại.

Này Ca-Diếp! Tam quy-y danh nghĩa đều khác, thế nên Như-Lai bảo Ma-Ha-Ba-Xà-Ba-Đề rằng: Này Kiều Đàm-Di chớ cúng dường Như-Lai, nên cúng dường Tăng, nếu cúng dường Tăng thời được cúng dường tam quy đầy đủ. Ma-Ha-Ba-Xà-Ba-Đề thưa rằng trong chúng tăng không Phật không Pháp, sao cho rằng cúng dường Tăng thời được đầy đủ cúng dường tam-quy? Như-Lai dạy: Bà tuân lời Như-Lai đó là cúng dường Phật. Vì giải thoát là cúng dường Pháp. Chúng Tăng nhận lãnh là cúng dường Tăng.

Này Ca-Diếp! Thế nên tam quy chẳng được là một.

Này Ca-Diếp! Hoặc có lúc Như-Lai nói một làm ba, nói ba làm một. Nghĩa ấy là cảnh giới của Chư Phật, chẳng phải là hàng Thanh-Văn cùng Duyên-Giác biết được.

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: “Như lời Thế-Tôn nói rốt ráo an vui gọi là Niết-bàn, nghĩa này như thế nào? Luận về Niết-bàn thời bỏ thân, bỏ trí, nếu bỏ thân trí ai sẽ thọ vui?”.

Phật dạy: “Này Ca-Diếp! Ví như có người ăn xong buồn nôn, bèn đi ra ngoài mà ói, ói rồi trở vào nhà. Bạn bè hỏi anh đã lành mạnh chưa mà trở vào nhà. Người ấy đáp đã lành, thân tôi được an vui. Như-Lai cũng vậy, rốt ráo xa lìa hai mươi lăm cõi, trọn được chỗ Niết-bàn an lạc không thể động chuyển, không có diệt tận, dứt tất cả thọ, gọi là sự vui không thọ. Không thọ như vậy gọi là sự vui thường trụ. Nếu nói Như-Lai có thọ sự vui thời là không đúng. Thế nên rốt ráo vui tức là Niết-bàn, Niết-bàn tức là chân giải thoát, chân giải thoát tức là Như-Lai.

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: “Bạch Thế-Tôn! Bất sinh bất diệt là giải thoát ư?”

Phật nói: “Phải! Bất sinh bất diệt tức là giải thoát, giải thoát như vậy tức là Như-Lai”.

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: “Nếu bất sinh bất diệt là giải thoát, thời tính hư-không cũng không sinh diệt lẽ ra là Như-Lai. Như tính Như-Lai tức là giải thoát”.

Phật nói: “Này Ca-Diếp! Việc ấy không phải vậy. Như tiếng hót rất thanh diệu của chim Ca-Lăng-Tần-Già cùng chim Mạng-Mạng, chừng có đồng với tiếng hót của chim quạ, chim khách chăng?”.

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: “Bạch Thế-Tôn! Trăm ngàn muôn lần tiếng hót của chim quạ, chim khách sánh cũng không bằng tiếng hót của chim Ca-Lăng-Tần-Già cùng chim Mạng-Mạng.

Bạch Thế-Tôn! Tiếng của chim Ca-Lăng-Tần-Già rất thanh diệu, thân cũng khác, sao đức Thế-Tôn lại đem so sánh với chim quạ, chim khách. Khác nào đem hột đình lịch sánh với núi Tu-Di. Phật sánh cùng hư-không cũng lại như vậy. Tiếng của chim Ca-Lăng-Tần-Già có thể dụ cho tiếng nói của Phật. Không thể đem dụ với tiếng của chim quạ, chim khách”.

Phật khen: “Hay thay! Hay thay! Nay ông khéo hiểu được pháp rất sâu khó hiểu.

Có lúc vì một nhân duyên mà Như-Lai dẫn như không để dụ cho giải thoát. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

Chân giải thoát, tất cả trời người không ai có thể sánh ví được. Mà hư không kia thiệt cũng chẳng phải là ví dụ. Nhưng vì giáo hoá chúng sinh nên đem sự chẳng phải ví dụ để làm dụ. Phải biết giải thoát tức là Như-Lai. Tính Như-Lai tức là giải thoát. Giải thoát cùng Như-Lai không hai, không khác.

Này Ca-Diếp! Chẳng phải ví-dụ, như vật không gì sánh không thể dẫn làm dụ. Vì có nhân duyên có thể dẫn làm dụ. Như trong khế-kinh có nói diện mạo đoan chính dường như mặt trăng tròn. Voi trắng sạch sẽ như núi tuyết. Trăng tròn không đồng với gương mặt. Núi tuyết chẳng được tức là voi trắng.

Này Ca-Diếp! Chẳng thể đem dụ nào để ví dụ cho chân giải thoát. Chỉ vì giáo hoá chúng sinh mà làm ví dụ thôi. Do nơi ví dụ mà biết các pháp-tính cũng lại như vậy”.

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: “Cớ sao đức Như-Lai nói hai thuyết như thế?”

Phật nói: “Này ca-Diếp! Ví như có người lòng giận tức tay cầm dao gươm muốn hại Như-Lai. Như-Lai vẫn hòa vui không có vẽ giận hờn. Người ấy có thể hại được Như-Lai để thành tội nghịch chăng?”

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: “Bạch Thế-Tôn! Không thể được. Vì thân Như-Lai không thể phá hại. Bởi thân Như-Lai vốn không thân chỉ có Pháp-tính. Tính của Pháp-tính chẳng thể phá hoại. Người ấy đâu hại được thân Phật. Do vì có lòng ác hại mà người ấy thành tội vô-gián.

Do nhân duyên này dẫn các thứ ví dụ để được biết pháp chân thiệt.

Phật khen: “Hay thay! Hay thay! Lời ông vừa nói chính là chỗ Như-Lai muốn nói.

Này Ca-Diếp! Lại như đứa con ác muốn hại mẹ nó. Nhằm lúc nó ở bên đống thóc, mẹ nó đem cơm đến. Nó thấy mẹ liền đi mài dao để giết mẹ. Mẹ nó biết ý bèn chui vào đống thóc để trốn. Nó cầm dao chém khắp đống thóc, tự cho là đã giết được mẹ nên rất vừa lòng. Lát sau mẹ nó lén chui ra khỏi đống thóc và trở về nhà.

Ông nghĩ thế nào, đứa con ấy có thành tội vô gián không?”

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: “Bạch Thế-Tôn! Không quyết định được. Nếu nói là thành tội thời mẹ nó chưa bị giết chết. Nếu nói là không tội, thời chính nó tự cho là đã giết được mẹ và rất vừa lòng. Người ấy dầu chẳng đầy đủ tội nghịch, mà cũng là nghịch. Do nhân duyên này, nên dẫn các ví dụ để được biết pháp chân thiệt”.

Phật khen: “Hay thay! Hay thay! Này Ca-Diếp! Vì nhân duyên ấy nên Như-Lai nói các phương tiện ví-dụ để dụ giải thoát. Dầu nói vô-lượng vô số ví-dụ, mà thiệt không thể đem dụ để sánh được. Hoặc có nhân duyên cũng nói ví dụ. Hoặc có nhân duyên chẳng nói ví dụ. Thế nên giải thoát thành tựu vô lượng công đức như vậy, thẳng đến Niết-bàn. Niết-bàn Như-Lai cũng có vô lượng công đức như vậy. Do vì thành tựu viên-mãn vô lượng công đức như vậy nên gọi là Đại-Niết-Bàn”.

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: “Bạch Thế-Tôn! Nay con mới biết chỗ đến của Như-Lai là không có cùng tận. Nếu chỗ đã không cùng tận, phải biết thọ mạng cũng phải không cùng tận”.

Phật nói: “Hay thay! Hay thay! Này Ca-Diếp! Nay ông khéo hay hộ trì chính pháp. Nếu có người nào muốn đoạn trừ phiền não kiết-phược, phải nên hộ trì chính pháp như vậy”.

THÍCH NGHĨA

(41)- NGŨ-DỤC: Năm điều tham dục: 1- Tiền của, 2- Sắc đẹp, 3-Danh vị, 4- An mặc. 5- Ngủ nghỉ. Cũng có chỗ nói NGŨ DỤC là tham mê nơi cảnh ngũ trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc.

(42)- Nhân gian có TIỂU TAM TAI (ba tai nạn nhỏ). 1- Tai nạn về bệnh tật nguy hiểm truyền nhiễm, như bệnh dịch, bệnh trái trời, bệnh thiên thời v.v… 2- Tai nạn về sự đói khát. 3- Tai nạn về sự đao binh (giặc loạn).

Thế giới có ĐẠI TAM TAI (3 TAI NẠN LỚN): 1- Hỏa tai: tai nạn về lửa đốt cháy từ A-tỳ địa-ngục đến cõi trời Sơ-Thiền. 2- Thủy tai: tai nạn về nước ngập đến cõi trời Nhị-Thiền. 3- Phong tai: tai nạn về gió thổi tan đến cõi trời Tam-Thiền.

(43)- NAM CĂN: bộ phận sinh dục của đàn ông. NỮ CĂN: bộ phận sinh dục của đàn bà.

(44)- BỐN GIAI CẤP ở xứ Thiên-Trúc thời kỳ đức Thích-Ca xuất thế: 1- Ba-La-Môn: giai cấp bậc thầy của quốc dân, gồm những dòng trí thức thông thái, nắm chủ quyền về văn hóa lễ nghi trong nước. 2- Sát-Đế-Lợi: giai cấp vua chúa hoàng tộc. 3-Tỳ-xá: giai cấp thương mãi, thợ thuyền. 4- Thủ-Đà: giai cấp lao công, cần vụ.

(45)- TRƯỞNG-GIẢ: Danh từ tôn gọi hạng giàu sang cũng có đức hạnh.

(46)- BÁN TƯ chỉ cho những học thuyết sơ cấp, phổ thông, chưa đến trình độ rốt ráo viên mãn.

(47)- PHƯƠNG ĐẲNG: rộng lớn cùng khắp.

(48)- THANH VĂN: Nghe thanh âm; hàng Tiểu-Thừa nghe thanh âm thuyết pháp của Phật rồi y theo đó tu tập mà đoạn hoặc-nghiệp, chứng chân-quả. Không phải như Đại-Thừa Bồ-Tát tự-ngộ bản tâm, tự-chứng bản tính.

 

 


 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6332225
Số người trực tuyến: