6. Phật giáo Trung Quốc hay Thiền | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

6. Phật giáo Trung Quốc hay Thiền

Phật giáo Trung Quốc hay Thiền (Zen)

Trường phái Phật giáo Thiền được một vị tăng người Trung Á có tên là Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma) khởi xướng. Vị tăng này thuộc trường phái Lanka, về sau này được gọi là Thiền (trong tiếng Trung quốc là Ch’an) đến miền nam Trung Quốc vào những năm 470 – 475 sau Công nguyên. Dựa trên cơ sở của Kinh Lankavatara Sutra (Lăng già), học thuyết của trường phái Lanka chủ yếu liên quan đến việc nghiên cứu Tâm, cả tự tính tuyệt đối và tự tính tương đối của tâm. Các học giả cho rằng đức Bồ Đề Đạt Ma đã sống và thuyết giảng ở miền bắc Trung Quốc trong năm mươi năm. Sáu vị Tổ Thiền tông Trung Quốc là: Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, Huệ Năng.

Mãi cho đến thế kỷ thứ 9 thì cái tên Thiền (trong tiếng Nhật là Zen) mới được sử dụng. Thiền trong thời kỳ đầu có mối liên hệ với sự giác ngộ chứ không phải là việc ngồi thiền. Trong thời kỳ nhà Tống (Sung), Thiền Trung Quốc đồng nghĩa với Tâm Phật (Buddha Mind, trong tiếng Trung quốc là fo - hsin), chứ không phải là việc ngồi thiền định như các giảng viên và người học Thiền Nhật Bản ngày nay vẫn thường nghĩ. Khoảng năm 1200 sau Công nguyên, Phật giáo Thiền (Ch’an Buddhism) đã lan từ Trung Quốc sang Nhật Bản, tại Nhật Bản, Thiền được gọi (ít nhất trong các bản dịch sang tiếng Anh) là Zen Buddhism và được mọi người trên thế giới biết đến trước tiên dưới hình thức Phật giáo Thiền của Nhật Bản.

Khi tu tập theo Phật giáo Thiền, bạn sẽ thực hành khám phá Tâm. Dường như trong vô vàn cuốn sách viết về Phật giáo Thiền, từ “Đâu là ý nghĩa của Đức Bồ Đề Đạt Ma đến từ phương Tây?” đến “Người được hoan nghênh”, câu hỏi đi sâu vào trọng tâm của vấn đề và chỉ có thể được trả lời trong một thoáng chốc theo bản năng gần gũi, nhờ đó chân lý về Tâm được coi là lớp nằm bên dưới của hiện hữu.

Về phương diện vai trò của thực hành, hoặc điều được người theo Phật giáo Thiền Trung Quốc gọi là “tu tập” (cultivation), có một nghịch lý là Thiền được quan niệm là việc tu tập những điều không tu tập (non-cultivation), nhận thức ra rằng chúng ta chỉ cần loại bỏ huyễn vọng của vô minh (non-enlightenment) để đạt được giác ngộ.

Một trọng tâm của Thiền là sự hiểu biết trên phương diện trực giác. Khi chúng ta nhận bản chất của tự tính Tâm, Thiền sẽ siêu việt mọi logic.

Mặt khác, khi chúng ta cố gắng kiểm tra bản chất của Tâm thông qua các tình cảm, sự khổ đau của bản ngã (ego pain), các bức tranh trong tâm trí, và các biện  luận (discursive ideas) dựa trên nhận thức của các giác quan, dường như Thiền giống như điều vô nghĩa. Vì mọi thứ đều khởi phát từ Tâm, Tâm không thể được xác định thông qua những điều do Tâm tạo ra vì những điều đó không được toàn hảo như bản chất Tâm. Mặt khác, khi được trực tiếp hoà trộn với Tâm mọi thứ sẽ tạo ra ý thức toàn hảo (perfect sense) như bản chất của chúng – do chúng khởi phát từ Tâm. Vì vậy, mọi thứ đều thể hiện chức năng thuần khiết của Tâm Phật. Như vậy, chúng ta thấy thế giới tự nhiên là sự thể hiện của Pháp thân Phật (cosmic Buddha).

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6331569
Số người trực tuyến: