3. Ngũ Uẩn | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

3. Ngũ Uẩn

Trong triết học phương Tây, người ta thường nhắc đến Thân, Tâm và (đôi khi) nhắc đến Linh hồn. Trong Phật giáo, Ngũ Uẩn (trong tiếng Phạn là Skandhas) được sử dụng để phân tích một con người, bao gồm:

  1. Sắc (Form): thân (trong tiếng Phạn là rupa) được tạo nên bởi bốn yếu tố Địa, Thủy, Hỏa, Phong.

  2. Thụ (Feeling): là hoạt động của cảm giác vui, buồn và không vui không buồn thuộc về phần tâm lý, thụ uẩn hình thành bởi bản năng do tiếp xúc giữa giác quan và đối tượng mà sinh ra (trong tiếng Phạn là vedana).

  3. Tưởng (Perception): nhận thức của năm giác quan (khứu giác, xúc giác, vị giác, thị giác và thính giác) và nhận thức của tâm, gồm những hình ảnh và âm thanh đã qua mà con người có thể hình dung ra hoặc nghĩ đến; (trong tiếng Phạn là samjna).

  4. Thức (Consciousness): năng dụng rõ biết, tương tự như trí tuệ phân biệt giúp chúng ta nhận thức được sự khác biệt giữa một cái ghế và một bông hoa. Thức nhận biết sự hiện diện của đối tượng, giống như tấm gương phản chiếu tất cả những hình ảnh đi ngang qua nó. (trong tiếng Phạn là vijnana).

  5. Hành (Volition): chính là sản phẩm của thọ và tưởng, là tất cả quá trình tư duy khác còn lại, thường được gọi là “suy nghĩ” (trong tiếng Phạn là samskara). Hành chính là nguyên nhân nảy sinh ra nghiệp.      

Thoạt đầu, điều thú vị là việc nhận định bốn trong năm uẩn liên quan đến tâm và các uẩn đó hoàn toàn không tương ứng trực tiếp với cách phân chia trong tâm lý học phương Tây. Tuy nhiên, trong phạm vi tâm lý học Phật giáo đưa ra dựa trên quan điểm làm thế nào để đạt được giải thoát và đạt thành Phật quả; chắc chắn không phải là vì mục đích tìm hiểu xem “bộ não người hoạt động như thế nào”.

Nói một cách đơn giản trong Phật giáo, bộ não được coi là một bộ phận cơ thể nơi nhiều chỉ dẫn của tâm được truyền dẫn đến những bộ phận cơ thể khác, não không được coi là “nơi sản sinh ra những suy nghĩ”; suy nghĩ chỉ thuần tuý là một hoạt động của tâm (phi vật chất).

Để đưa ra một ví dụ đơn giản về việc cơ chế này hoạt động như thế nào, hãy nghĩ đến ví dụ: tay chúng ta chạm vào vật.

Đây là một tiếp xúc của cơ thể, như chúng ta biết theo khoa học phương Tây các tế bào thần kinh của chúng ta cảm nhận chuyển động của da, và truyền chuyển động đó thành năng lượng (một bộ phận tinh tế hơn của cơ thể).

Năng lượng này sau đó được Nhận thức của chúng ta tiếp nhận (trong Phật giáo gọi là Tưởng). Quá trình này thực sự được gọi là Xúc (Contact) hay cảm thụ của năm giác quan.

Tiếp theo đó, quá trình tư duy của Thụ (Feeling) đánh giá Tưởng và quyết định xem cảm giác đó là vui, buồn hay trung tính.

Ngay lập tức, Thức sẽ hoạt động để tìm hiểu xem thứ gì đang chạm vào tay chúng ta, có phải là áp lực hay nhiệt không… và thứ đó có liên quan đến các thông tin khác hay không; có thể một chiếc bàn gần tay ta và có khả năng tay ta đang chạm vào bàn.

Dựa theo Thức, tâm tạo ra Hành (Volition), ví dụ như phản ứng khiến tay rụt lại nếu đó là một thứ không dễ chịu, một chỉ dẫn cho mắt kiểm tra xem thứ gì đang chạm vào tay, có thể là sự phóng tưởng/ suy nghĩ như “chắc hẳn thứ đó lại là con ruồi gây phiền nhiễu rồi” hoặc “ đang chạm vào chiếc bàn mình đang đi ngang qua”…

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6483395
Số người trực tuyến: