Chương Mười một: Một Cái Nhìn Khái quát về Sáu Ba la mật
Chương Mười một
Một Cái Nhìn Khái quát về Sáu Ba la mật
Tóm tắt của chương này là:
“Sáu phẩm tính siêu việt (sáu ba la mật) được tóm tắt qua sáu chủ đề: số lượng rõ ràng, thứ tự rõ ràng, các tính chất thiết yếu, từ nguyên, sự phân chia và các nhóm của chúng”
1. SỐ LƯỢNG RÕ RÀNG
Có sáu ba la mật. Trong phạm vi của những trạng thái cao của sự tái sinh và giải thoát, có 3 ba la mật dẫn đến tái sinh cao và 3 ba la mật dẫn đến sự giải thoát. Trong 3 ba la mật dẫn đến các trạng thái cao:
Bố thí ba la mật sẽ mang lại sự thịnh vượng vật chất,
Trì giới ba la mật mang lại một sự hiện hữu vật lý tốt lành và
Nhẫn nhục ba la mật sẽ mang lại một đoàn tùy tùng (những người xung quanh) thuận lợi.
Trong 3 ba la mật dẫn đến giải thoát:
Tinh tấn ba la mật sẽ làm tăng trưởng các phẩm tính,
Thiền định ba la mật sẽ mang lại sự an bình trong tâm thức và
Trí tuệ ba la mật sẽ dẫn đến sự hiểu biết sâu xa.
Đại Thừa Trang nghiêm Kinh Luận nói: “Các trạng thái cao – sự thịnh vượng, thân thể và đoàn tùy tùng tuyệt hảo.”
2. THỨ TỰ RÕ RÀNG
a. Thứ tự phát triển trong tâm
Nhờ sự bố thí, ta sẽ có thể có một cách hành xử đúng đắn, không quan tâm đến lợi lạc vật chất của ta. Người có giới hạnh sẽ có thể trau dồi sự nhẫn nhục. Nhờ nhẫn nhục, ta sẽ có thể tinh tấn. Nhờ tinh tấn, định sâu xa có thể được phát triển trong thiền định. Tâm ngơi nghỉ một cách thiện xảo trong định sẽ thấu hiểu bản tánh cốt tủy của các hiện tượng như nó là.
b.Tiến trình tịnh tiến từ thấp đến cao
Các ba la mật thấp được giảng trước và những ba la mật được xây dựng trên những điều cao quý hơn được giảng nghĩa sau.
c. Tiến trình tịnh tiến từ hiển nhiên đến vi tế
Ba la mật trước hiển nhiên hơn, dễ giải thích hơn và dễ thực hành hơn. Ba la mật sau vi tế hơn, đòi hỏi cách giải thích cao hơn và khó thực hành hơn. Đại Thừa Trang nghiêm Kinh Luận nói:
“Ba la mật sau sinh khởi từ một nền tảng được chuẩn bị bởi ba la mật trước. Vì thế các ba la mật này đến theo thứ tự, bởi một số ba la mật thấp thỏi và một số ba la mật siêu việt, một số hiển nhiên và một số vi tế.”
3. CÁC TÍNH CHẤT THIẾT YẾU
Bốn tính chất thiết yếu của bố thí ba la mật và các ba la mật khác là:
* Làm giảm bớt và tẩy trừ những điều bất lợi,
* Làm sinh khởi trí tuệ nguyên sơ, vô-niệm (jñâna),
* Mang lại sự thành tựu các ước muốn của ta và
* Đưa chúng sinh đến sự hoàn toàn thuần thục, nhờ ba con đường.
Đại Thừa Trang nghiêm Kinh Luận nói về điều này:
“Bố thí lấy đi những yếu tố bất lợi, mang lại trí tuệ nguyên sơ vô-niệm, hoàn thành một cách viên mãn mọi ước muốn và đưa chúng sinh đến sự thuần thục trong ba cách…” v.v..
4. TỪ NGUYÊN (1)
Bởi quét sạch đau khổ, nó là “bố thí.” (2)
Bởi mang lại sự mát mẻ, nó là “trì giới.” (3)
Bởi nhẫn chịu điều gây nên sân hận, nó là “nhẫn nhục.” (4)
Bởi là sự chuyên chú vào cái gì siêu phàm, nó là “tinh tấn.” (5)
Bởi đưa tâm vào bên trong, nó là “thiền định.”
Bởi mang lại sự tỉnh giác về điều tối thượng và có ý nghĩa, nó là giác tánh siêu việt – prajñâ.
Bởi tất cả các hạnh đó đưa ta đến bờ bên kia của sinh tử, nghĩa là niết bàn, chúng là các đức hạnh siêu việt” (ba la mật). (6)
5. PHÂN CHIA
Mỗi ba la mật được chia làm sáu phần – bố thí của bố thí, trì giới của bố thí, nhẫn nhục của bố thí, tinh tấn của bố thí v.v.. tạo thành tất cả 36 loại. Trang nghiêm Chứng Đạo nói:
“Sáu ba la mật – bố thí v.v.. mỗi ba la mật chia ra thành sáu loại tương thuộc nhau và là một phương tiện hoàn hảo để thành tựu sự giác ngộ.
6. CÁC NHÓM
Sáu ba la mật gồm hai nhóm tích tập:
Bố thí và trì giới thuộc tích tập đức hạnh.
Hiểu biết sâu xa (prajñâ) thuộc tích tập trí tuệ nguyên sơ (jñâna).
Nhẫn nhục, tinh tấn, và thiền định thuộc cả hai nhóm.
Vì thế, Đại Thừa Trang nghiêm Kinh Luận nói:
“Bố thí và trì giới thuộc về tích tập đức hạnh. Hiểu biết sâu xa (prajñâ) thuộc về tích tập trí tuệ nguyên sơ (jñâna) và ba ba la mật còn lại thuộc về cả hai tích tập đó.”
Đây là chương thứ mười một, trình bày sáu ba la mật,
trong tác phẩm Pháp Bảo của sự Giải thoát
----------------------------------
(1) Mục này ám chỉ từ nguyên, hay trên thực tế ám chỉ định nghĩa của các tên gọi nguyên thủy của từ pâramitâ trong Phạn ngữ. Từ này đã thay đổi trong bản dịch sang tiếng Tây Tạng và hiện đang ở trong tiến trình thay đổi khi những thuật ngữ Tây phương thích đáng tranh đua nhau để được mọi người chấp nhận là những cách dịch tốt nhất có thể có được. Xem những chú thích bên dưới.
(2) Gốc da trong từ Phạn ngữ dâna không chỉ ngụ ý bố thí mà cũng hàm ý một ranh giới của các ý nghĩa chẳng hạn như sự “tiệt trừ”, “cắt đứt” v.v... Ở đây Gampopa, và đối với năm ba la mật tiếp theo, đưa ra một cách giải thích theo truyền thống Ấn Độ về các tên gọi của ba la mật, từ một luận giảng cho Đại Thừa Trang nghiêm Kinh Luận.
(3) Sila có nghĩa là “mát mẻ” trong Phạn ngữ. Nó ám chỉ tính chất mát mẻ của giới hạnh Phật giáo, chẳng hạn như sự mát mẻ do bóng mát của một cái cây mang lại, bởi nó là sự khuây khỏa và nơi ẩn náu cái nóng bức ngột ngạt của xứ Ấn Độ, tương tự như cái nóng của cách cư xử đam mê phóng túng, từ sự mát mẻ đó giới hạnh mang lại giải thoát. Sự so sánh này mất đi một ít sức mạnh của nó khi đi đến xứ Tây Tạng lạnh giá.
(4) Ksanti – thường được dịch là patience (kiên nhẫn), như được biểu thị trong chương sau, có liên quan với việc đương đầu với các tình huống và có thể đối mặt với những khó khăn. Nó có một ý nghĩa là có thể mang vác một vật nặng mà không làm nứt vỡ, và forbearance (nhẫn nhục) dường như gần với nghĩa này hơn là từ patience.
(5) Giống như định nghĩa của từ Anh ngữ “diligence” (tinh tấn), định nghĩa của thuật ngữ Tây Tạng có một cảm xúc nhiệt thành hoan hỉ về sự tinh tấn đó. Tuy nhiên, thường thì “tinh tấn” được hiểu là một loại nỗ lực sẵn sàng chấp hành, bị thúc đẩy. Điều này thật là đáng tiếc bởi cội gốc rốt ráo của từ này có nghĩa là sự “vui thích.”
(6) Pâramitâ (ba la mật) – là từ Phạn ngữ để chỉ “bờ bên kia.”
- 76
Viết bình luận