12. Xâu kết các chú để nguyện chánh thí thực
Xâu kết các chú để nguyện chánh thí thực
Thần chú gia trì tịnh pháp thực (pháp thí thực, cam lộ thuỷ), khắp thí hà sa chúng Phật tử, (hữu tình, cô hồn), nguyện đều no đủ bỏ xan tham, chóng thoát U minh về Tịnh độ, quy y Tam bảo phát Bồ đề, ráo rốt đặng thành đạo Vô thượng, công đức không ngằn tột đời sau, tất cả Phật tử (hữu tình, cô hồn), đồng pháp thực.
Thần chú: Chỉ cả các thần chú “Biến thực biến thuỷ trên kia. Câu đầu bản xưa đọc ba lần đều chỉ xưng là “Tịnh pháp thực” mà thôi, còn các bản ngày nay; đều phân ra là “Pháp thí thực và Cam lộ thuỷ” đó cho đối với “Hữu tình, cô hồn”, hai không phải thực bản chánh Mông Sơn! Như thế chưa bằng cả ba lần đọc đều chỉ đọc là “Tịnh Pháp Thực” thì suốt một lẽ phải hơn.
Bồ đề, cựu dịch: “Đạo”, tân dịch: “Giác”
Ngươi thảy chúng (Phật tử, hữu tình, cô hồn) ta nay cúng thí ngươi, cơm đây khắp mười phương, chung tất cả (Phật tử, hữu tình, cô hồn), xin đem công đức đây, khắp cùng với tất cả thí thực cho (Phật tử, hữu tình, cô hồn) đều cùng thành Phật đạo.
Hai bài nguyện kệ đây: Kệ trước là mở ra sự thí thực, kệ sau là nguyện cầu Phật đạo.
Khi tụng Kệ, phải tưởng: Tất cả Quỷ thần đồng thụ thực với nhau bằng một cách bình đẳng, thì liền được sinh sang Tịnh độ. Bấy giờ Hành giả bưng nước và đồ ăn để lên đài xuất sinh, nếu chẳng có đài thì để chỗ đất sạch, hoặc để lên viên đá sạch, chẳng nên để chỗ có cây thạch lựu, cây đào, vì quỷ nó sợ hãi mà chẳng đặng ăn được!
Với cái đài xuất thực mà phân ra làm ba phần đó là do vì bội phần làm ba chúng:
1. Phật tử;
2. Hữu tình;
3.Cô hồn.
Song, làm như thế, chưa khỏi cái bệnh thành kiến cuộc chấp. Do cớ sao? Số là cái diệu lực thần chú Biến thuỷ, Biến thực rộng lớn không ngằn, chẳng khá nghĩ bàn, khiến chúng quỷ kia bình đẳng thụ thực, thế thì chẳng phân làm ba là thoả hơn. Bản Diệm Khẩu Khoa Nghi có phân:
1. Là thí chúng Thuỷ tộc, khiến đặng cái “Nhân không”
2. Là thí cho chúng Mao quận, khiến đặng “Pháp không”
3. Là thí cho chúng Bẩm thức, tượng hình ở tha phương, thảy đều no đủ đặng “quả vô sinh nhẫn”.
Đó là dùng nghĩa rằng: Tùy theo căn cơ khiến đặng ba không nên ra như thế. Đúng ra, thì há Thủy tộc riêng đắc “nhân không” mà chẳng đắc “Pháp không”? Mao quần chỉ đắc Pháp không mà chẳng đắc “nhân không”. Còn chúng có Bẩm thức từng hình ở tha phương, lại độc đắc “Vô sinh nhẫn” mà bất đắc nhân không và pháp không ru?
Tại, thời ngọ trai có xuất thực đó, là chuyên vì: Đại bang, Khoáng dã quỷ, và Quỷ tử mẫu, thì với đài xuất thực nên phân làm ba, vì xưa, Phật đã có chỗ hứa, chứ phi về ý chỉ của ngày nay.
- 3851
Viết bình luận