3. Cuối Kiếp Giảm Tiêu Tam Tai | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

3. Cuối Kiếp Giảm Tiêu Tam Tai

Cuối Kiếp Giảm Tiêu Tam Tai 

Tuổi sống người giảm xuống:

Chỉ còn 30 tuổi là mãn đời, thân lượn dài còn 3 thước, bấy giờ có cơ cẩn tai nổi lên suốt bảy năm đại hạn.

Chỉ còn 20 tuổi là mãn đời, thân lượng dài còn 2 thước, bấy giờ có tật dịch tai nổi lên suốt bảy tháng mới dứt.

Chỉ còn 10 tuổi là trọn đời, thân dài còn chỉ 1 thước, có đao binh tai nổi lên luôn 7 ngày mới chấm dứt.

Ðản hữu lợi ích, vô bất hưng sùng:

Hễ việc làm mà có ích cho người lẫn ta, thì đâu chẳng chấn hưng sùng bái.

Ðây kết thúc về chỗ rộng ra dấy làm việc Phật. Sùng cao, chủ: Số là tu theo bậc nhị thừa thì, trí thức chỉ lệch mạnh về phần tự lợi, mà yếu sút về phần lợi tha, nên chi các nhà tu sĩ bên nhị thừa thường ưa trốn tránh cảnh ồn áo, để ngắm xem chốn vắng lặng. Trái lại, người hành Bồ Tát  đạo chẳng phải thế: bởi cơ quan đại tác dụng không ngần ngại, vì đối với việc chí, cảnh ngộ trường hợp nào hễ có ích lợi cho người lẫn ta, thì đâu chẳng tiến tới mau lên ra công tác ư?

Thứ kỳ lủy thế oan thân, hiến tồn quyến thuộc: xuất tứ sinh chi cốt một, xả vạn kiếp chi ái triền, đẳng dữ hàm sinh, tề thành Phật đạo.

Kế đó, nguyện cho kẻ thân người thù từ lắm kiếp, và những đáng quen thuộc hiện còn: đều lên khỏi cái khổ chìm nổi tứ sinh, đồng dứt buông cái dây ái ân vùng vạn kiếp, cả đến mọi loài, chung thành Phật đạo.

Ðây lại phát ra cái nguyện bình đẳng. Lũy là chồng chất. Thứ kỳ là lời thừa tiếp văn trên để lập lại dấy xuống văn dưới. Cốt một là vừa nổi vừa chìm mà người ta gọi là giả gạo, tùy theo mực nước cạn sâu, mà trồi lên hụp xuống có mau chậm. Hàm sinh: phàm là loài có thể cục cựa nhúc nhích được đó là chúng nó đều có linh thức và tính biết của nó; đã tính biết thì đều có thể  có ngày nó hồi đầu lại để tự tỏ ngộ bản tính Phật của  nó. Số là:

Từ kiếp vô thủy (không đầu, là không biết đầu từ đâu) từ thuở có sinh loài người lại nay, tất cả người thân thuộc, kẻ oai gia, đều chìm nổi cũng như đầu vào trôn ra nơi bể tứ sinh là: Noãn, Thai, Thấp, Hóa, từ tình ái này đến tình ái nọ, cứ thế vấn vương riết chặt  với nhau mãi trong cuồng tơ vô hình là sinh tử vạn kiếp; nay ta nguyện cho tất cả chúng hữu tình kia với chúng ta đây đồng thành Phật đạo.

Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng, tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí:

Cõi hư không có hết, lòng nguyện tôi chăng cùng, chúng hữu tình và chúng vô tình, đồng tròn giống trí Phật.

Bốn câu chót đây là kết thúc về tâm nguyện vô cùng vô tận.

Tình tức là loài có tình thức, cả chính báo chúng sinh; vô tình tức là phần vô tri vô giác cả cõi y báo thế giới.

Giống trí là giống Phật tính; nguyên nó là căn bản thật trí; từ một niệm trái với chân đó, thì toàn thể giống trí ấy nó biến thành ra cái vọng niệm, nếu biết quày đầu khiến chân tính tự sáng tỏ lại, thì toàn thể vọng niệm vô minh vẫn là giống trí Phật.

Hỏi: Với nghĩa rằng hữu tình thành Phật thì, tôi có thể biết được; còn chúng vô tình thì, làm gì cũng thành Phật ư?

Ðáp: Y báo là quốc thổi, chính báo là căn thân, đều do nơi nhất tâm tạo tác ra. Kinh Lăng Nghiêm nói: tưởng trừng thành quốc thổ, tri giác nãi chúng sinh: phần tư tưởng nếu không hoạt động nữa mà ngưng lóng lại thì nó thành ra quốc thổ, là những vật vô tri vô giác; còn phần mà vẫn còn hoạt động, tri giác thì, nó thành ra chúng sinh, là những chúng có cảm tình tri thức. Thế biết rằng: hễ khi mà nhất niệm mê, thì chính báo nó cách ngại nhau với y báo; còn lúc mà nhất niệm giác, thì thân căn lẫn rỗng nhau với quốc thổ. Lý do là hễ tâm niệm thanh tịnh tất nhiên Phật thổ tự thành tịnh; một bằng chứng hiển nhiên nầy nữa: hễ tâm của nhân loại đều thanh tịnh, thì quốc thổ cũng đều bình tịnh yên vui; còn khi mà tâm loài người đồng bạo động chiến tranh, thì quốc thổ cũng đồng uế ác loạn khổ. Vậy biết: hễ nhân sinh mà được vui hay bị khổ, là bởi nhân tâm thiện tịnh hay ác động, mà đến nước nhà cây cỏ cũng chịu ảnh hưởng chung số phận. Thế thì, niệm mê niệm ngộ tự tâm, thì ra, với giữa vạn hữu vũ trụ, tùy ý bốc lên một cái gì đó nó đâu chẳng phải là cái của thanh tịnh diệu tâm, vì hễ còn tưởng trừng tức quốc độ, hết tưởng trừng tức tri giác. Nên bên Cực lạc Tịnh độ: nước, chim, cây, rừng....đều thường ngày hằng giờ vẫn đồng thuyết pháp vì loài ngươì bên ấy đều đồng giác ngộ rồi, nên quốc độ tức chúng sinh, chúng sinh tức quốc độ, cũng như nói: cảnh tức tâm, tâm tức cảnh cho nên nói tình dữ vô tình đồng viên chủng trí.

 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6406712
Số người trực tuyến: