Chương 1: Lời Thuyết Chỉ Bảo
Chương 1: LỜI THUYẾT CHỈ BẢO
CHỈ LẼ CỐT YẾU
Xét ra, tính pháp giới, tâm tri giác, chỉ thật là một tướng, tùy chúng sinh mỗi cơ cảm, nên pháp phương tiện có nhiều môn. Bởi thế, đức Như Lai thuyết pháp 49 năm, nói kinh hơn 300 hội, đều do từ trong tâm của “Pháp thân vô tướng” lưu thông ra, để thích hợp khắp suốt tất cả tầng lớp giữa muôn loại chúng sinh.
Nguyên vì, tâm Phật vẫn thanh tịnh, bao hàm, dung nạp cả tính pháp giới, mà chúng sinh thì chỉ mê mẩn ở trong pháp giới tính để sinh diệt lưu chuyển; chớ có biết đâu, tâm thể của chúng sinh cũng vẫn thanh tịnh, bao trùm mười phương, thì chư Phật cũng vẫn ở trong tâm ấy của chúng sinh để vãng lai thị hiện. Nên Quán Kinh nói:“cái Pháp thân (pháp giới tính của chư Phật Như Lai), nó lẫn vào trong lòng tưởng của tất cả chúng sinh, nghĩa là trong khi lòng chúng sinh tưởng Phật, thì tâm ấy tức là Phật, đã là Phật thì tức là 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp cũng đồng nghĩa trên.
Mặc dầu thế, lúc mà chúng sinh còn đương mê, chính là khi chư Phật đã ngộ, nếu phi có chư Phật xuất hiện nơi đời, thì chúng sanah làm gì tự biết được mình sẵn có đủ “tính trí huệ” là tính igác của Phật? Mà với sinh tử phiền não, không thể cùng tận đặng, nếu “tính trí huệ” còn đương trầm mê!
Bởi thế, sau khi đức Thế Tôn thành đạo, nói năm thời giáo pháp:
Tại nơi trường tịch diệt, Phật thì hiện ra cái thân đủ tướng tốt viên mãn, nói rộng ra cái trí mầu, đầy nhảy pháp giới; bậc Bồ Tát là căn cơ Ðại thừa nghe rồi liền chứng vào pháp viên đốn.
Kế đến Lộc Dã, Phật thuyết pháp Tứ đế, hạng căn cơ Tiểu thừa nghe rồi chứng đặng cái lý chân không, ra khỏi cảnh giới ba cõi luân hồi (chứng A La Hán, ra khỏi sinh tử luân hồi tam giới).
Kế nói thời Phương Ðẳng, nêu bày 4 giáo pháp, hạng người bậc Tam thừa, tùy trình độ thế nào, được đắc đạo thế nấy.
Kế diễn thuyết pháp Bát Nhã, nói rõ cái tính không, khiến cho căn cơ của tam thừa tiêu tán hết 2 cái tướng chấp ngã, chấp pháp, rộng ra hành pháp lục độ, kêu bằng “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”
Kế đến A Di Phật cùng đại chúng vân tập tại non Linh Thứu, để rao bày “Ðại thừa diệu pháp” nghĩa là:mở pháp quyền đã nói từ 4 thời trước, để rõ pháp thật chỉ nhứt thừa ngày nay; bởi thế, cả tam thừa đều nhờ được Phật thụ ký, đén cả 6 cói phàm đều đặng lần vào cảnh giới diệu huyền, tỷ như trăm sông đều dồn về biển, các sao đều rỡ giữa trời B) sau Phật thuyết kinh Niết bàn, là vì chúng sinh đời mạt pháp mà Phật ngài nhắc đi nhắc lại, để dựng đỡ giới luật lên, nói rõ pháp chân thường là chân thường, chân lạc, chân ngã và chân tịnh; với cả 5 trên, gọi là “Ngũ thời thuyết”
Tóm lại, đâu chẳng vì cái lẽ bởi nhân duyên của một việc lớn, mà Phật ngài phải xuất hiện nơi thế giới này, để khai thị cho chúng sinh giác ngộ vào tri kiến của Phật, phổ độ cho đều đắc viên mãn quả Phật mới thôi.
Song căn tính của mỗi người mỗi khác, nên pháp môn cũng phải nhiều. Sở dĩ pháp Phật lưu truyền qua Trung Hoa từ Ðông Hán đến đời Ðường từ trước đến sau, tiếp tục có các Tổ Sư, riêng lập ra 8 tông phái; về pháp tu Tịnh độ vãng sinh, Ðức Thiện đạo ngài phân ra làm 2 chính hạnh. Một: chính hạnh Di Ðà pháp có 5 cách tu, như đọc tụng, quán tưởng v.v... Hai: tạp hạnh. Ngoài 5 hạnh trên, gồm tu tất cả việc lành, đều hồi hướng về Tịnh độ. Còn ngài Huệ Viễn đời Tấn dựng Liên Tông tại Lư Sơn (tỉnh Chiết Giang). Có cả các đấng đại Nho, đại tiên đều vào Liên xã, để chuyên tuniệm Phật. Nối dõi theo sau. Thì có những nhân sĩ đều được giải thoát là phần nhiều ở các tông khác nữa. Mà tông nào cũng lấy nhị thời khóa tụng đây để làm như dường ấy là lễ tụng không đời.
Lại may nữa là đời Ðường, đời Tống dều có các Tổ thay nhau biên tập các văn trong Hiển giáo, Mật giáo vào nữa, cho nên 2 thời công khóa hôm mai rất đầu đủ. Nhưng với Tông tuy đều lập riêng mà chung nhau chưa vượt bỏ nhị khóa nầy vậy. Vì khiến cho kẻ trễ phải siêng, người cần lại càng tiến. Vậy thì đường đạo được lan rộng ra khắp giáp nhơn gian, để thích hợp các cơ bằng cách phổ thông như kia, là mối đầu đích ở tại nơi 2 đường khóa tụng đây chăng?
Con người ta từ vừa lọt lòng mẹ ra, tức nhiên đã có những hột giống nghiệp nhân rồi, do nghiệp nhân đó, sẽ chiêu cảm lấy quả báo.
Kinh Ðịa Tạng chép rằng: “Mới mống ý động niệm, đã đều là tội rồi, huống nữa miệng nói, thân ra làm" bởi nhân giống trước, nảy nhân giống sau, do quả nghiệp cũ chứa quả nghiệp mới đã lắm trước sau mới cũ, tiếp tục dồn chất, là những điều kiện tội chướng để luân hồi mãi trong sáu đường, không khi nào cùng tận, thì chẳng có ai có thể làm cho tiêu trừ giống nghiệp ấy đặng, nếu phi nhờ tự mình tham thiền, tụng Kinh lạy Phật, niệm Phật để sám hối cho thân khẩu ý được trong sạch.
Huống nữa, bọn tri lưu ta ở vào giới Phật tử, là kẻ đã chẳng phụng sự Vương Hầu nơi Triều đình chính phủ, lại phần nhiều là không dệt, cày nơi hãng xưởng, điều trừ, mà chỉ nhờ ở phái ngoại hộ, thì rất khó bề tiêu rỗi của tín thí tứ sự cúng dường nếu chẳng tận tâm gia công hành đạo!
Tổ Triệu Châu dạy rằng: “Đời nay nếu chẳng rõ được đạo lý (minh tâm kiến tính), thì đời sau phải đạo làm loài mang lông đội sừng là trâu ngựa, để trả nợ thí chủ”.
Lại xét các Kinh Phật, thấy nhiều lời cảnh tỉnh như trên, đâu chẳng là Phật, Tổ vì thương xót, mới để lời răn nhắc, thật là lấy làm rùng rợn lo sợ nếu là kẻ có trí thức xem xét đến.
Nên biết rằng với nhị thời khóa tụng, công quả ấy không những chỉ là tự lợi, mà lại cùng với pháp giới chúng sinh đồng đắc quả chính giác của Phật nữa là khác; vậy các ngài xem đó nên nhớ lấy, dè chứ cho là việc thiển cận mà khinh dễ đa!
Với những lời niệm Phật, tụng kinh, cái thân phải cho đoan nghiêm, chớ dãi đãi, cái miệng cốt niệm tụng cho suốt thấu, cái ý nên chăm chú đừnglững dời; thế thì ba nghiệp cùng họp nhau với ba chỉ. Ðến như thân nghiệp siêng kinh chẳng trễ, đâu liền tưởng xét đến đó; thế thì ba nghiệp cùng hiệp nhau với ba quán. Với tam chỉ, tam quán tỷ như đem gương soi hình tượng vẫn không phân biệt chọn lựa gì.
Song khi niệm tụng mà cả ba nghiệp đều dùng đủ như thế, chẳng xót mảy mún, thì tâm ta với tâm Phật lẽ cảm ứng lẫn nhau, tỷ như đem nước trong trút vào nước trong, và lấy cái không hiệp với cái không, khá gọi công đức khắp giáp pháp giới, hạn lượng đồng với hư không.
Trong lúc mà ta để cái tâm (ý thức) nó buông thả tứ tán ra, thì ta đâu có tự biết tâm ta nó động hay chẳng động; còn trong giờ ta tham thiền hay tụng niệm gì, ta mới tự biết được tâm ta nó hiện hành ra những vọng niệm quá ư phức tạp lăng xăng. Với những tưởng niệm bậy bạ, ta muốn cho được tịnh chừng nào thì nó lại càng vọng động nổi lên chừng nấy. Chẳng khác nào như chai nước Lavie khui nút rồi có những tâm bồng bột nổi lên hoài; dù nhục nhãn không thấy, chớ cái vọng niệm dấy lên hình dung cũng thế.
Chỉn bởi từ vô thủy, những vọng hoặc là thất tình, lục dục nó thành những cái tập khí, cái chủng tử đều ẩn núp trong tàng thức (A lại da), rồi phát hiện ra trong hằng giờ. Với sự phát hiện tập khí, chủng tử đó, chỗ thì bảo là vọng niệm, hoặc kêu vọng tưởng cũng gọi là vọng tâm, trong giờ loạn động, ta không để ý nên không biết, với giờ yên tịnh, ta mới xét thấy nó dấy niệm lên. Với những tập khí, chủng tử đã chất chứa từ nhiều kiếp như số vi trần kia, nay há dễ vội trừ hết liền đặng! Cần phải chăm chú tâm vào một cảnh, như:hoặc quán xét vào một chữ, hay một câu gì; hoặc tự nghe lại tiếng của mình tụng niệm v.v...., hễ để tâm vào một cảnh nào, thì từ thỉ chí chung, mỗi phút không rời không trễ, như viên tướng canh giác giữ trại. Giữ cái chính niệm như thế, để tự giác ngộ, tự trị lấy mình, dù có một, hai cái tư tưởng xằng dấy lên, cũng có thể lần hồi tiêu trừ được, mà từ hữu niệm (chính niệm) sẽ tiến vào cảnh vô niệm.
Hoặc người nào có trí huệ khá, liền có thể vừa tùy theo miệng đọc chữ đến đâu, vừa tùy theo tâm tưởng đến đó, tâm năng quán, cảnh sở quán, thể nó đều tức là thật tướng.
Lại nữa, có thể tự giác ngộ lại xét những cái vọng hoặc là tapạ khí chủng tử kia, nó đều không có từ nơi chỗ nào cả, cái tập cái chủng phi có, thì tâm năng niệm, cảnh sở niệm, thể nó cũng đều tự vắng lặng. Ðương khi niệm mà tức là lìa nơi niệm.
Thế nên, hoặc kẻ trí hay người ngu, chỉ khứng thâu cái tâm vào một cảnh nào (như câu niệm Phật chẳng hạn), lâu lâu sau rồi tự đặng tinh thần, do đó thêm sáng suốt, cảm ứng bằng huyền cách mà khế họp nhau.
Kinh Diệu Túy Bồ Tát sở vấn chép rằng: “Các nhà tu niệm nếu muốn cái phép trì tụng cho đặng mau thành tựu kết quả, linh nghiệm, thì với những nghi thức lễ pháp gì, chẳng đặng làm thiếu hay phạm môt mãy mún nào, vì hễ thiếu sót và trái phạm là, khiến cho các điều Ma chướng nó thừa dịp đặng tiền bề phá hại! Thế nên hành giả phải chăm lòng trì tụng, hằng giờ không xen hở, để cho:
1/ là quán tưởng
2/ là chân ngôn
3/ là tự chủng, mỗi mỗi đều tinh thục nằm lòng, mỗi sự đều xứng nhau, thế mới thành được cái thể “vô tác diệu hạnh” của pháp Du Già, gọi là “tam mật tương ưng”. Tam mật: 1/tay kiết ấn; 2/ miệng đọc chú; 3/ tâm quán tưởng, cả ba đều xứng họp nhau, mới thành pháp mật nhiệm.
Lại người trì tụng: chẳng đặng để tâm nó leo qua cảnh khác (không phải chỗ mà mình đương tu trì) cùng nói chuyện khác với người. Việc tụng nếu gián đoạn, thì bất thành nghĩa tất địa là kết quả chẳng nên gì!
Lại nữa, tụng niệm mà chẳng y theo nghi pháp, hoặc chẳng trì giới cấm, hay có giữ giới mà không được thanh tịnh, thì chẳng những pháp tu chẳng được thành tựu, mà người tu cũng phải rước lấy điều tổn hại là khác!
Các vị chủ trưởng trong 8 bộ Hộ Pháp, các vị Minh Vương kia, đều là chư Phật Bồ Tát hiện thân, thì trọn không làm giận làm hại, chứ các vị theo hầu là Thiên Long, Mãnh quỷ, Ðộc thần, thấy người tu có lỗi, thì mấy vị ấy vì lòng hộ pháp, phải tức giận làm hại liền!
Kinh Kim Cang đỉnh Du Dà niệm tụng chép rằng: “Phàm là người tu theo pháp Du Dà, phải đủ trí huệ, trước rõ pháp tam muội và pháp chân ngôn, 3 nghiệp đều an trụ giới Bồ Tát, phát tâm bồ đề, đã có công đức như thế, mới cho người đó tụng niệm pháp Du Dà”.
Kinh Bồ Tát thiện giới nói: “Người tu tụng pháp thần chú, phải kiêng 5 điều chẳng đặng phạm đến: 1/ ăn thịt, 2/ uống rượu, 3/ năm thứ rau củ cay hôi, 4/sự dâm dục, 5/chẳng đặng ăn uống ở trong nhà không thanh tịnh. Hành giả giữ đủ 5 điều giới cấm ấy, mới có thể làm được lợi ích lớn cho chúng sinh, vì hay trị được ác thần làm bịnh độc cho dân”.
Sách Pháp Uyển chép rằng: “Kẻ đạo (phái xuất gia) người tục (phái tại gia) tụng kinh, trì chú mà không được công hiệu đó, là tự họ không trung thành với 8 điều pháp giái, rồi lại chê là không hiệu nghiệm:
1/ hoặc văn tự sai sót,
2/ hoặc tiếng đọc không trúng sách,
3/ hoặc uống rượu ăn thịt,
4/ hoặc ăn tạp những vị cay hôi nồng nàn,
5/ tay dơ dáy cầm đến cuốn kinh vật cúng,
6/ miệng nói chuyện phiếm, tiếng tục,
7/ quần áo không sạch,
8/ chỗ ở chẳng nghiêm tịnh, thành thử khiến cho quỷ thần tiện bề phá hại, mà phải trở lại bi tai ương!
Nếu muốn hành trì tu luyện, trước mỗi giờ vào đàn, đều phải tắm rửa, miệng thường ngậm chất hương vị, lòng chí thành thận trọng, khắp vì lục thú chúng sinh, nên phát tâm tinh tiến, đừng trễ nải. Người tu luyện mà chí ý được như thế chắc được thật nghiệm ngay.
Sách Hiển Mật viên thông biên rằng:
“Trong các Kinh:Kinh Kim Cang đảnh tô tất địa, Chuẩn Ðề v.v.. đều nói người tu dùng công trì tụng, hoặc nằm mộng thấy chư Phật, Bồ Tát, vị Thánh Tăng, các thiên tướng, hoặc thấy tự thân mình đi lửng trên hư không, cỡi ngựa lội qua sông...mỗi ánh sáng của mỗi thứ hương, và các cái tướng lạ lùng; nếu người tu mà đặng ứng nghiệm như thế, thì lại cần gắn dấy 3 nghiệp, gia công tụng niệm, chẳng đặng phô bày những cảnh giới trong thần chú, để lòe bán rao với người, chỉ với người đồng đạo mà ta chẳng vì danh lợi, kính khen, mới được tiến bề trình bày chút đỉnh thôi”.
Kinh Ðại Bi dạy rằng: “Nếu người tu niệm mà trong khi đương tụng khẩn thiết, bỗng xảy ra gặp những điều mà nó hiện lên, để làm chướng ngại, hoặc thoạt nhiên trong thân tâm nó giớn giác chẳng an, hoặc chẳng sinh chứng hay giận hờn, ưa buồn ngủ mà khó bề trì chú tụng kinh được, hoặc mơ thấy những hình tướng kỳ lạ, hoặc với thần chú mà sinh tâm nghi ngờ, hoặc sinh nhiều điều phân biệt tư tưởng, hoặc bị say mê chấp về pháp có...... với các điều trên, nếu muốn đối trị, thì nên quán tưởng nhìn vào chữ Lam là chữ viết bằng cách chữ Phạn, hoặc quán tưởng nhìn vào chữ A tiếng Phạn, cứ chăm lòng nhìn riết, thì tự nhiên các cảnh Ma chướng kia, nó tiêu diệt mất, sẽ biết phép nhân duyên nó vốn là không có, vì chữ A ấy nghĩa là không, Lam: Sạch”.
Vì người tu niệm mà trước tướng chấp có, thì kết quả sẽ thành ra hưởng phước lành hữu lậu ở cõi người cõi trời: tu mà chấp không, công chỉ ích lợi cho một mình mình, thì sẽ thành hưởng phước thiện vô lậu của các thánh ở hị thừa; tu bằng cách lợi ích cho mình và người, sẽ thàh được phước lành của vô lậu pháp tính; tu bằng cách: Năng niệm, sở niệm đều không, mình và người bình đẳng, tâm không phân biệt, thể trùm cõi hư không, lượng giáo cả pháp giới số hà sa, thì kết quả thành được phước thiện đạo Phật vô thượng. Thế nên người tu trì cốt phải tâm quảng đại khắp giúp ích nhau: nên văn sám hối nói:“ Ta nay phát tâm tu đây, chẳng vì chỉ cầu riêng cho phần mình”. Chính là nghĩa đấy vậy
Các bài trong hai thời khóa tụng, đều thuộc về Tạng Ðại Thừa thâu cả, như chú Lăng Nghiêm là cái ấn báu tột bậc do nơi Hóa Phật thuyết ra tại nhóm hào quang trên đảnh của Phật Thích Ca; chú Ðại Bi và cả mười thần chú, đều là nghĩa kín mầu hay lạ, có lợi ích cho tất cả chúng sinh; kinh A Di Ðà là nghĩa trọn ba cõi thanh tịnh, để thâu nạp chúng sinh có niệm Phật; bản Hồng Danh bửu sám, là để rửa sạch giống nghiệp từ vô thủy cho chúng sinh trong chín cõi; văn Mông sơn thí thực, là siêu độ cho các linh hồn của lục đạo giữa pháp giới; pháp niệm Phật là gồm thâu cả công đức của những chỗ trì tụng, để đều hồi hướng về tịnh độ. Tỷ như nước ở từ trăm sông, đều gom về biển cả. Người mà xét hiểu được như thế, thì giữa hai thời khóa tụng, mỗi câu đều trọn gồm, mỗi bài cũng lẫn thâu, nguyện chí lại chẳng được ích lợi ư?
Mỗi chùa ở các nơi với hai thời công phu, đều có hơi khác nhau chút đỉnh đó là bởi các Tổ sư kia thành lập ra mỗi Tông chủ chẳng đồng, nhưng đâu chẳng cốt đem chúng tăng mau giải thoát để làm việc cần kíp. Hoặc có những người bậc trí kẻ ngu đồng đối với việc tu niệm, mà kẻ siêng tụng thêm bài, vì tâm mộ đạo khẩn thiết; kẻ biếng đọc giảm bớt, vì chí quên xuất ly. Lại có người đến thời khóa tụng đọc giảm bớt, vì kiêm có thêm việc cúng đám gì đó; hoặc có sự tuy đã xuất gia mà hai đường công khóa chưa đọc thuộc hết. Thậm chí có sư để bàn Phật bụi bám, nhện giăng, nhang tàn khói lạnh, tuyệt không đèn lửa, có gìkệ kinh! Chao ôi! Ðời rốt dòng hèn, hình giống tướng Sư, lòng nhuộm màu tục, làm hoại pháp Phật! Xuất gia như thế, chẳng những phụ phàng Phật tính, vã còn tự rước tội thêm là khác, vậy các học giả nghĩ lấy!
Công khóa: Ðạo Nho xưa bảo: Với sự làm có thành hiệu là công, với việc thì kể trình hạn là khóa. Lại rằng, quy định ra cái khóa trình để làm việc, để kỳ cho thành tích, là “công khóa”.
Song, nói về “công khóa” của họ Thích Ca ta thì như thế nầy:kể công về trình độ nơi Tam Bảo, để làm cái ni thức hằng ngày. Xét rằng:với việc học tu mà phi nghi quỉ thì dễ sinh ra đãi đạo, với việc hành đạo mà phi khóa trình, cũng khó thể nghiệm rõ ràng.
Chính vì chúng ta từ vô thủy lại, nghiệp duyên chồng chất làm chướng cản ngăn, tất không khỏi có cái vọng tình lui ngã, thế nếu phi trình hạn, để làm chừng mực, buộc phải nhớ phải lo, thì đâu có tiến tới đạo mầu? Bởi thế, các Tổ đặc biệt lập ra hai thời tảo khóa, vãn khóa, để cho các nhà học giả dầu có bận việc gì, chớ với thời khóa tụng chẳng thể sai; nếu vị nào tâm quán tưởng đã tinh thuần, thì cây đạo bồ đề ngày càng tăng trưởng, mà Phật quả cũng ngày một kết tinh thêm.
- 6140
Viết bình luận