13. Ðường Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang dịch
Ðường Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang dịch
Ðời Ðường, Thầy Tam Tạng Pháp sư hiệu Huyền Trang dịch tâm kinh này.
Ðường: Họ Lý tên Uyên, tự là Thúc Ðức, ông lý Uyên làm quan nhà Tùy (589 – 617), chịu vua cung Ðế nhường ngôi mà có thiên hạ, đóng đô thành Trường an, lập quốc hiệu là Ðường (618 – 905)
Tam Tạng: Tạng Kinh, tạng luật, tạng luận; học thuộc lòng, hiểu suốt cả giáo pháp của ba tạng cũng như ba kho sách, làm sư phạm cả chúng nhân, nên được gọi là Tam Tạng Pháp Sư.
Vốn tên là Vi. Hiệu là Huyền Trân, cháu chắt của ông Thái Khưu trần trọng Cung đời nhà Hán. Ðến đời con cháu đời đi ở xứ Hầu thị, huyện Lạc châu, tỉnh Hà Nam. Thuở nhỏ bị túng cùng, sớm thông tam học Giới, Ðịnh, Tuệ. Năm lên 15 tuổi, cùng đi với anh là Trường Tiệp Pháp Sư đến nhập chúng nơi chùa Trang Nghiêm, tại thủ đô Tràng An, làm Môn hạ của Ngài Ðạo Cơ, giữa tiệc luận pháp, được chúng khẩu hoan nghinh là bậc anh hùng, nhân lại có cái chí nguyện du học Tây vực để tìm thêm sách Phật.
Năm lên 29 tuổi, Sư bèn mạnh dạn một mình đến tận cửa khuyết, dâng chương biểu để tỏ bày chí nguyện trên, nhưng các quan ở đây không sẵn lòng vì thông tin hướng dẫn vào tâu. Sư liền tách dấu Kinh đô, đến dạo lan khắp các xứ của nước Thổ phồn như: Tây Tạng, Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xuyên, Vân Nam để học các thứ sách và các thứ tiếng.
Năm Trinh quán thứ 3 là năm Kỷ Sửu (629) tại đất Kinh sư xảy gặp tai biến. Vua ra sắc lệnh: Cho kẻ đạo người tục đều được tùy tiện với phương nào khỏi mất mùa thì đến đó tự sống, ngõ hầu bớt sự thiếu hụt cho kinh đô, nhân đó dân chúng phải tản cư tứ hướng, thừa dịp Sư được sang Tây vực.
Ðến nước Kế Tân (nay là Khắc thập mễ nhĩ) gặp khoảng đường rất nhiều hổ báo, hiểm trở, không thể qua đặng, Sư chẳng biết làm sao đi! Sư đóng cửa ngồi nghỉ. Ðến tối mở cửa, Sư thấy một ông Sư già, đầu mặt lở lói, mình vóc tươm mủ máu, ngồi cao nghệu một mình, chẳng biết Sư già từ đâu đến. Trán sư liền lạy cầu khẩn. Lão bệnh Tăng liền truyền miệng cho bản Tâm kinh, bảo tụng; Sư vâng lời thường đọc, nên sự băng qua sông núi dễ dàng và tránh khỏi độc trùng, ác thú.
Khi đến Ấn Độ, Sư được quốc vương Giới Nhật hoan nghênh sùng bái, vì cả Luận sư của 18 nước không ai đối đáp hơn ngài nổi! Sư dạo khắp 5 xứ Ấn độ, thủynh được các Phạn bản. Đến năm Trinh quán 19 (645) là năm Ất Tỵ, ngài trở về Kinh sư. Vua Thái Tôn thủynh Sư trụ Trì chùa Hoằng Phúc, và rước vào ở Ngọc Hoa, để phiên dịch kinh tạng, thành phần được 73 bộ, kể có 1.330 cuốn.
Với Tâm kinh đây kể có 5 nhà dịch
1. Ngài La Thập dịch tên là “Ma ha Bát nhã ba la mật đại minh chú Kinh
2. Trán Sư dịch, tức là bản “Bát nhã ba la mật đa tâm kinh” này;
3. Bát nhã lợi ngôn dịch, tên Kinh đồng với bản này;
4. Tổng pháp Nguyệt dịch, tên là “Phổ biến tạng Bát nhã ba la mật đa kinh
5. Ngài Thi Hộ dịch, tên là “Phật thuyết Thánh mẫu Bát nhã ba la mật đa tâm kinh”. Nhưng về chỗ truyền trao đọc tụng từ xưa đến nay đều sùng thượng bản dịch của Ngài Huyền Trang.
Bản Tâm kinh đây, trước đầu chẳng có năm sự về tựa chứng tín; ba bản của ba nhà dịch đều có cả phần: tự phần, chính phần, lưu thông. Ba bản kia nói: Ðức Phật ở non Linh Thứu, với một ngàn hai trăm năm mươi người, và các vị Bồ tát, thiên long bát bộ đều hội họp.
Bấy giờ, Phật vào định “thậm thâm quang minh tuyên thuyết chính pháp tam muội”. Bấy giờ, thính giả ngơ ngáo, vì không do đâu để nghe pháp! Thành thử Tôn giả Xá Lợi Phất mới hỏi, đức Quán Tự Tại Bồ Tát nói Bát nhã tâm kinh này.
Bản dịch đời Tống lại nói: Khi đức Quán Tự Tại Bồ Tát nói Kinh đây rồi, từ pháp tam muội xuất định. Phật tán thán rằng: Hay thay! Hay thay! Đúng như lời của Quan Tự Tại đã nói”. Nay kinh đây thể theo văn dón gọn, nên bớt mấy phần tự chứng, lưu thông kia.
Song, trong Ðại Phẩm bát nhã có một đoạn văn, phần lớn cũng đồng với Kinh nay đây, đã có ngài Long Thụ thích nghĩa ai muốn cần rộng thì tìm lấy để xét.
Quán Tự Tại Bồ tát, hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thế khổ ách:
Thuở đức Quán Tự Tại Bồ Tát tu hành đã tiến sâu đến chỗ trí huệ bên kia bờ, ngài soi thấy cả năm uẩn đều không, nên độ được tất cả khổ ách.
Ðấy là lời tự khởi của nhà kết tập kinh này, sơ lược kể bày nghĩa của ba bát nhã: Tự tại và không là nghĩa của “Thật tướng bát nhã” Quán và chiếu kiến là nghĩa của “Quán chiếu Bát nhã” Hành thâm...độ nhất thế khổ ách là nghĩa của “Phương tiện bát nhã”.
Quán Tự Tại tức là Quan Thế Âm, nhân vì có ông Xá Lợi Phất thưa hỏi, nên đức Bồ tát nói kinh này. Quán: Quán chiếu; Tự tại: lý thật tướng của chân như tâm. Chân như lẽ vô vi, nghĩa là không tạo tác, không hình tướng, không phân biệt, nên nó không ngã vào con số nào, và danh tự gì cả, vì nó lìa hẳn những hình tướng: chướng ngại, phiền não, và các tướng hý luận chấp “có” bác “Không” chấp “không” bác “có” giữa vật với tâm; hết thấy điều điên đảo là: không thường chấp là thường, không lạc chấp là lạc, ngã tịnh cũng thế, cho đến lìa luôn cái tướng Niết bàn nữa. Không vướng mắc vào điều gì bằng một mảy lông, sợi tơ giữa sự vật, nên gọi là “tự tại”.
Lại, Quán là cái trí năng quan, Tự tại là cái cảnh sở quan, Trí thì khôn sáng chẳng mê muội, vì thể nó vắng lặng, mà dụng nó thường soi. Tỷ như nhật cầu khắp rọi mà không chọn lựa, nên ba đời suốt tỏ, mười phương không sót. Cảnh thì tính thật chân như, soi làm thường vắng, từ xưa chẳng đổi, vì thủy chung vẫn như như, như nước lóng đứng trong sạch khắp giáp pháp giới.
Tức là Trí, tức là cảnh, vì tùy duyên sự tướng mà chẳng biến đổi tính chân như; tức tà cảnh, tức là trí, vì chẳng biến đổi tính chân như mà tùy duyên sự tướng.
Bồ tát xét thấy cái thân ngũ uẩn không thực có, với một cái đã không, thì tất ả cái gì khác cũng đều là không thực có, là cái không vi diệu tự tại, đó là chiếu về lý; dấy cái lòng đồng thể đại bi, tùy theo cơ duyên, để cứu độ khổ ách cho tất cả chúng sinh, khiến chúng đều cũng đắc tự tại, đólà chiếu về cơ. Bởi vì chúng sinh với Bồ tát chẳng phải là hai cái thể tự tại, nên gọi là đồng thể, kẻ tiên giác phải nhắc thức cho người hậu giác, khiến cho hậu giác trở nên đồng với tiên giác này thôi.
Lại nữa, chiếu về lý, tức là xét soi nơi cơ, soi xét nơi căn cơ tức là chiếu lý. Công và hành đã sâu, thì tự với tha đều đắc tự tại bồ đề thế gọi là bồ tát hạnh. Cái cảnh sở hành của bồ tát, là cần phải thực hành pháp lục độ, vì để tự độ và độ tha.
Bát nhã tức trí tuệ, mà có cái trí bản giác, và trí thủy giác (chúng sinh vốn đủ tính chân minh, chẳng mượn công tu mới đặng, đó là Bản giác; hiện giờ một niệm soi xét trở lại mà dấy công tu hành đó, là thủy giác). Chúng sinh dù sẵn đã trí bản giác, mà nếu không có trí thủy giác, thì cái trí bản giác bị toàn mê, vì chưa minh tâm kiến tính. Với trí thủy giác, các thánh nhân bậc nhị thừa tuy đã có, nhưng trí bản giác hãy còn mê, vì đoạn trừ chưa hết phiền não hoặc chướng. Các thánh Bồ tát thì hai trí giác đều đồng thời chói dọi nhau, chính giờ nào vẫn cũng sờ sờ, vì ngũ uẩn giai không, nên chẳng còn cách ấm hơn mê nữa. Các đức Như lai, thủy giác đã họp nhất với bản giác hoàn toàn soi sáng mà vẫn vắng lặng, vắng mà trọn soi. Nay đây, đức Quan Tự tại công hành đã thâm, trí thủy giác trí bản giác đều rỡ ràng, đổi sinh tử làm Niết bàn, cách mạng phiền não làm bồ đề. Niết bàn là lý, bồ đề là Trí, trí lý bặt lẫn, thì chỗ nào lại phi bỉ ngạn ư?
Chiếu kiến: Soi thấy, chiếu là ba trí, kiến là năm nhãn. Nghĩa là với pháp tu “Không quán”, thì trí và hành đã thâm đoạn trừ hết kiến hoặc từ hoặc (sự nhận thấy và suy nghĩ đều lầm lạc) để rõ ra cái nhất thế trí (Trí của Thanh văn, Duyên giác: biết được tổng tướng của nhất thế pháp; tổng tướng tức là cái không tướng) mà “huệ nhãn” được sáng suốt, nên thấy đặng cái bỉ ngạn rằng chư pháp (sự sự vật vật cũng như vũ trụ vạn hữu) tức là lý chân đế. Với pháp tu “giả quán” tri và hành đã thâm, dứt hết những mê hoặc là trần sa phiền não, để tỏ rạng cái đạo chủng trí ra (trí của Bồ tát: biết được tất cả đạo pháp của mỗi mỗi soi khác) mà “pháp nhãn” được suốt, nên thấy đặng cái bỉ ngạn bằng chư pháp tức là lý tục đế. Với pháp tu “Trung quán” tri và hành đã thâm dứt sạch cái mê hoặc vô minh, để rỡ bày ra cái nhất thế chủng trí (trí của Phật: tròn sáng, thông suốt tất cả chủng pháp của tổng tướng, biệt tướng để dạy chúng dứt hoặc chứng chân, lại hay biết được những nhân chủng của tất cả chúng sinh) mà “Phật nhãn” tròn sáng, thấy suốt cái bỉ ngạn bằng chư pháp tức là lẽ viên diệu tuyệt đãi của Trung đế. Tức nhiên nhục nhãn, thiên nhãn đều phải thanh tịnh sáng suốt luôn, chẳng cần đợi nói.
Ngũ uẩn: năm món chứa dựa. 1/ sắc uẩn, nghĩa là cái căn thân của mỗi người làm phần nội sắc, tức những tế bào, bốn nguyên tố là vật chất hữu hình trong thân thể, nên gọi là nội sắc; cả miền đại địa khí giới là phần ngoài sắc, là những hiện tượng thiên sai vạn biệt giữa vũ trụ. Còn bốn uẩn nữa là thụ, tưởng, hành, thức sẽ thấy giải ở dưới. Một cái trước là hình sắc, bốn cái sau thuộc về tâm lý là những cái pháp vô hình. Tân dịch là uẩn, cựu dịch là ấm: chứa dựa (uẩn) năm chúng, che phủ (ấm) cái chân không thật tướng (chân tâm).
Song, đức Bồ tát ngài chiếu thấy 5 uẩn đều hư huyễn chẳng thiệt có, tỷ như trăng dưới nước, hoa đốm giữa hư không. Cái thể năm uẩn vốn không, không tức là chân như. Bởi không nên có thể phát khởi các diệu dụng để cứu độ được khổ ách cho tất cả chúng sinh trong thế gian và xuất thế gian. Chớ nếu mà chẳng không cũng như chẳng trống rỗng tức kín mít là bị cái có nó làm bít lấp rồi, thì đâu có thể phát khởi ra diệu dụng gì nẵa đặng để độ khổ ách ư?
Trên đó kể bày những công dụng rộng lớn của đức bồ tát để làm lợi ích cho chúng nhân tức là ích lợi cho mình, đã rồi. Xá lợi tử! sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc.
Này Thu Tử! Cái có sắc tướng nó chẳng khác với cái không, cái không tướng cũng chẳng khác với cái sắc, mà sắc tức là không, không tức là sắc.
Từ đây xấp xuống đến câu “tam miệu tam bồ đề “ là để nói rộng nghĩa của ba pháp bát nhã. Từ câu “sắc bất dị không” xuống đến câu “vô trí diệc vô đắc” là riêng nói rõ về nghĩa “thật tướng bát nhã” từ câu “dĩ vô sở đắc cố” đến câu “tam miệu tam bồ đề” là riêng nói rõ về nghĩa hai pháp “quán chiếu bát nhã phương tiện bát nhã”.
Trong nghĩa ban sơ, từ sắc bất dị không đến thụ tưởng hành thức đó, là nói rõ về “năm uẩn đều không”. Bởi vì trong khi ý tâm đối với sắc cảnh, chúng sinh ưa chấp trước lấy, để phân biệt là: thuận thì thương yêu, nghịch thì ghét bỏ...thành thử mới có những cảnh tượng khí giới, căn thân giữa chín cõi trưng bày ra bằng cách mê vọng; chớ có biết đâu rằng: Trong tính chân không vốn chẳng có cái tướng của tâm bằng thụ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng có cái tướng của sắc bằng địa, thủy, hỏa, phong; nguyên độc nhất là cái “thanh tịnh chân như” (Phật tính) thể nó vẫn sạch làu, sáng rỡ rỡ, nghĩa là cái tính Phật nó vốn riêng toàn một thể sáng sạch, chứ chẳng có một ti một hào gì bằng tình trần, thế thì đâu có ngũ uẩn? Thật là chỗ gọi rằng: muôn dặm không mây muôn dậm trời. Nếu đã có một vọng niệm từ trước, thì chín cõi, năm uẩn kia bỗng nhiên vọng ảo sinh ra. Người xưa nói: Vừa mống một niệm vọng thì mây bạc muôn dặm, chính là nghĩa trên đây.
Sắc: Khí giới (thế giới) và căn thân (thân hình của mọi loài) giữa chín cõi, tức là năm căn: nhãn, nhỉ, tỵ, thiệt, thân; sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Không: Chân không diệu tính, tức là cái thể của “pháp giới đại tổng tướng pháp môn”. Số là: Sắc pháp ấy nó chỉ là cái cảnh sở hiện của nhất tâm, lìa tâm ra, nó chẳng có tự thể. Thế mà chúng sinh trong lục đạo lại lấy cũng như nhận làm thật sắc (vật chất hay duy vật và thật tế). Nhị thừa thánh nhân duy đã lìa sắc pháp, cũng như không dính mắc vật chất, nhưng hãy còn sa lệch nơi cái không. Bồ tát đã giác ngộ: sắc và không đều chẳng khác gì với nhau. Duy chỉ có bản Phật và chư Phật mới dung hòa lẫn hết pháp giới sắc và tâm nguyên đồng một thể không còn phân biệt. Chính thực là: tình với vô tình cộng thành Phật đạo rồi.
Kinh Lăng Nghiêm nói: “Sắc nó dung hòa lẫn nhau với không, vì rằng sắc là sắc của Tạng tính sẵn đủ, thì sắc tức là không của chân thể; không là không của Tạng tính sẵn đủ, thì không tức là không của chân thể. So về thể thì thể nó nguyên vẫn thanh tịnh sẵn sàng, so về dụng thì dụng nó khắp giáp cả trong căn thân lẫn ngoài khí giới. Thế nhưng chỉ một đại để thành pháp giới, chẳng phải là chẳng đủ, mà gồm cả 7 đại cũng để thành pháp giới, chẳng là có dư. Sỡ dĩ tính Như lai tạng nó tùy theo những cái tâm tịnh hay nhiễm của mỗi chúng sinh mà thị hiện ra, để cho ưng họp với cái lượng của sở tri của chúng đó thôi.
Thế nên, hễ cố ý chấp đến, thì mỗi một mảy trần cũng ngăn cách nhau, còn hòa lẫn được thì mỗi một vật sắc vẫn viên thông cả.
Ngài U Khê nói: “Sắc tức là không, đây khắp pháp giới đâu chẳng là chân không; không tức là sắc, đấy tột pháp giới đâu chẳng là diệu hữu” thật thế. Nếu chúng sinh chấp bậy; cho ngũ uẩn là vật có thật, thì nên dùng nghĩa của câu sắc bất dị không để phá lòng chấp có; các thánh nhân trong nhị thừa đã lìa được điều chấp có sắc, lại sa bên chấp không, nên dùng nghĩa câu không bất dị sắc để phá lòng chấp không. Với các thánh Bồ tát bậc quyền thừa hoặc đắm mắc nơi hai bên là có và không, hoặc chỉ chấp cứng ở chính giữa là phi có phi không, nên ngài thuyết ra nghĩa của hai câu sắc tức là không, không tức là sắc để khai hóa cho Bồ tát ấy cải cách cái tâm chấp đó đi. Số là, chân không (là Tâm, vì nó chẳng có hình tướng, nên gọi là “không”, không vọng niệm, nên gọi là “chân” tức là Diệu hữu (với cái có lòng chẳng mê chấp làm thiệt có, nên cái có thành diệu), diệu hữu tức là chân không. Chớ như, nếu còn phân biệt mà mê chấp là thiệt có, thì cái có ấy đâu được gọi là Diệu! Đã phi diệu rồi thì làm gì với “có tức không”, đồng thời với “không tức có” cho đặng ư?
Lời thuật văn rằng: Với sắc mà tức là không, thì sắc ấy phi thiệt có, với không mà tức là sắc, thì không ấy phi thiệt không. Phi có phi không, chính nơi thể nó tuyệt hẳn, thế không lìa hai bên; mà rõ bày ngay cái lẽ “với đâu cũng vẫn đều được trung tâm điểm cả”. Cao cả thay! Với đạo lý viên dung có thể mà nghĩ suy bàn tính gì được đây chăng?
Thụ tưởng hành thức phục diệc như thị.
Với Thụ, Tưởng, Hành và Thức này, nghĩa cũng lại như thế.
Cả 4 uẩn đây cũng so theo phương pháp phá chấp sắc uẩn trên để phá. Nghĩa là: Thụ chẳng khác với không, không chẳng khác với thụ, vị thụ tức là không, không tức là thụ. Còn 3 uẩn: Tưởng, Hành và thức cũng như thế.
Thụ: Trong những khi 5 căn đối với 5 trần, liền có 5 thức (5 giác quan cảm chịu) lãnh nạp lấy 5 cảnh trần, như: mắt nhận biết sắc trần, tai nhận biết thinh trần v.v...
Tưởng: Là ý thức thứ 6 nó cảm tình lấy những tướng mạo của 5 trần cảnh, tỷ như: cùng nói chuyện ăn me chua, mà trong miệng tự nhiên chảy nước miếng.
Hành: là thức thứ 7 hằng chấp lấy phần thấy, biết của thức thứ 8 để làm ngã ái của nó, rồi mỗi niệm cưng yêu luôn không phút nào rời tự ái.
Thức: Thức thứ 8 mặc ý nó rõ rành tính cảnh của thức, mà nó chẳng kèm theo danh mục và ngôn cú cũng như danh ngôn chủng tử, tức là hiện tượng. Thức là Tâm vương, Thụ, Tưởng, Hành là Tâm sở, vì những khi đối cảnh thì Tâm vương và tâm sở ắt phải tương ứng với nhau để sinh khởi.
Song, cả 5 uẩn đều là món huyễn vọng trên thể tự chứng phần của chân như, phải biết rằng uẩn chẳng khác không, không chẳng khác uẩn, vì uẩn tức là không, không tức là uẩn. Lại nên biết: người mà mê chấp, thì uẩn tỷ như nước kết làm giá, người mà giác ngộ, thì uẩn ví như giá trở lại thành nước. Nước là dụ tâm chân không, giá là thí tỷ năm uẩn.
Xá lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Nầy Xá lợi Phất: Cái “không tướng” của các pháp này, nó chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
Ðây là nó rõ cái không tướng của các pháp, tính nó tuyệt hẳn nghĩa đối đãi. Chư pháp tức là các pháp: 5 uẩn trên, và dưới đây như 6 nhập, 12 xứ, 18 giới, 12 nhân duyên và 4 đế. Số là: trong tính chân không rõ ra thì chẳng thể có các pháp gì cả, bởi mê quên đi nên in tuồng như có nên nó là không tướng. Ðã không có các pháp thì chính nơi thể nó bất sinh, với sinh đã chẳng sinh, thì với diệt cũng chẳng có diệt, nên nó là bất sinh bất diệt. Chúng sinh trong 9 cói còn đương mê vọng chưa giác ngộ, bị vọng tưởng làm ra cấu uế, chớ cái tính chân không thì chẳng có một ty một hào để noi theo điều hư vọng nên nói là bất cấu. Cõi Phật thì Phật đã ba giác viên mãn, chẳng có mê vọng, vì đã chứng cái thể thanh tịnh, mà cũng trọn đủ những tác dụng của chín cõi kia, là vì để tùy duyên, kêu bằng Phật pháp tại thế gian bất ly thế gian giác, nên nói là bất tịnh. Bởi vì chúng sinh cũng đồng thể với Phật, nên sinh va Phật đều lẫn nhau đủ tác dụng cả mười cõi, không thiếu không dư, vì đồng chung một thể viên mãn; hễ với tác dụng mà tịnh, là giác tức Phật, còn tác dụng mà nhiễm, là mê tức chúng sinh, thế khác nhau chỉ vì mê với giác, là bởi tác dụng nhiễm với tịnh, chứ nguyên lai thì cũng vẫn đồng thể ấy, nên gọi là ở 4 thánh thể ấy bất tăng, ở sáu phàm thể ấy cũng bất giảm, là duyên cớ như thế.
Sáu chữ bất trên, nghĩa nó chính là rõ ngay cái tâm thể tuyệt đãi của mỗi người, sở dĩ người mà đã tỏ ngộ được tâm thể đó rồi, thì với chữ nào cũng đều là tâm kinh và chỗ mô chỗ cung toàn là tự tại. Tỷ rằng: Dặm, dặm trời xanh riêng lồng lộng; sông, sông trăng rọi khắp ngời ngời.
Thị cố không trung vô sắc, vô thụ tưởng hành thức.
Thế nên trong chân không nó không có: sắc, thụ, tưởng hành và thức.
Ðã là kết cuộc nói năm uẩn không có. Các uẩn pháp đều là bởi nhân duyên hòa họp lại, cũng như nói đủ nguyên liệu chung lại, mới có pháp sinh ra nó bằng cách hư vọng, đến khí các nhân duyên kia lìa riêng ra, thì nó cũng tiêu diệt đi bằng cách giả dối. Ai đã tỏ ngộ được chân tính ròi, thì biết nhân duyên nó vẫn không.
Ông Phó Ðại Sĩ nói: “Tin được tự tâm từ bao giờ cho đến bao giờ nó vẫn thanh tịnh, đủ có chân tính bát nhã, thể nó kiên cố thường còn, mà phi huyễn hóa cũng chẳng phải giả dối, không sinh không diệt, nên bảo nó là “thật tướng”.
Ðối với Y báo (y báo tức là các chỗ ở và những tài vật cần dùng giữa 10 cõi, để làm cảnh sở y cho báo thân) chính báo (tức là những báo thân của 6 hạng Phàm, 4 bậc Thánh giữa 10 cõi) trong mười cõi, chỉ có hai chữ “Sắc tâm” là bao quát được hết cả; với “sắc tâm”, chư Phật đã giác ngộ được rồi, nên sắc nó không làm chướng ngại gì với Tâm được; chúng sinh còn mê muội nên bị nó làm cách ngại nhau giữa Sắc Tâm!
Hễ mê tâm thì tâm bị ngu muội (nghĩa là Hoặc tối tăm trầm trọng, hoặc phóng túng tán loạn, chấp cứng lấy thành kiến mà không tiến triển hóa thông, hoặc có nghe mà chẳng giác ngộ, hoặc chấp nơi thường kiến là linh hồn và chúa tạo vật đều sống mãi, hoặc chấp lấy đoạn kiến là chỉ có vật chất, chết rồi mất hẳn, không tội phước nhân quả....những hạng ấy đều vì chẳng giác ngộ được tâm vốn vắng lặng); mê sắc thì bị sắc cuốn (nghĩa là đối với 5 trần cảnh và các sự tướng và sinh tâm tham muốn tiếc thương, đã chẳng biết sắc là một vật huyễn hóa lại còn mải miết suốt ngày rượt tìm), nên Phật ngài đặc biệt mở ra 4 câu dưới đây, để đánh tiêu các sự mê chấp kia:
Vì kẻ mê tâm nhiều, mê sắc ít, Phật thuyết pháp ngũ ấm bằng cách mở tâm ra làm 4 uẩn, hiệp sắc lại một uẩn.
Vì người mê sắc nhiều, mê tâm ít, Phật thuyết pháp 12 nhập bằng cách mở sắc ra làm 5 căn, hiệp tâm lại làm một ý nhập.
Vì chúng nào với sắc tâm đều đồng mê, Phật thuyết pháp 18 giới bằng cách mở sắc pháp ra làm 10 giới, mở tâm pháp làm 7 giới.
Vì ai với tâm sắc đều chẳng mê, thì Phật ngài thuyết pháp bằng chỉ nói ngay sắc tâm, mà họ nghe liền đặng suốt thông chẳng còn gì nghi ngại cả.
Ðối với pháp ngũ uẩn, mà Phật ngài thuyết ra bằng ba cách: một “hiệp sắc mở tâm”, hai “hiệp tâm mở sắc”, ba “Tâm sắc đều mở” như trên đó;
Hỏi: Nếu chỉ có chân không mà thôi, chớ không có 5 uẩn, 12 nhập và 18 giới gì hết, thế thì đâu có thể phát khởi ra tác dụng ư?
Ðáp: Kinh nói: Nếu có thể chuyển được vật chất (như đi bộ trên sông chẳng chìm, vào lửa không cháy....cảm hóa độc trùng, ác thú làm đệ tử đắc lực....) cũng như chuyển thức thành trí tức nhiên người ấy đồng thể với Phật, nghĩa là thân tâm đều viên minh, căn trần đồng thanh tịnh...chưa hề xê xích ra khỏi chùa, mà với trên đầu một mảy lông nào nó bao hàm cả mười phương cõi nước. Bởi thế, mỗi căn lẫn khắp, trọn trùm cả pháp giới; mỗi trần chứa dung cả căn trần 10 phương, thế đều là do cái trí phổ quang minh trong tự tính, bởi đã chuyển đổi được vật sắc, thì cảnh tức là tâm, nên sắc pháp nó không chướng ngại với tâm pháp nữa. Thì đại dụng hiện tiền (như Ðức Minh Không chữa bịnh Vua Lý Thần Tôn hóa cọp, và mang một tai mà thồn hết kho đồng mà ngồi trên chiếc nón qua sông không chìm, tháy ghi ở sách “Thiền uyển tập anh” Ðức Hoa Lâm Hòa Thượng có hai đệ tử bằng cọp tên là Ðại Không, Tiểu không, thấy chép trong lời âm nghĩa sách Quy ngươn) chỉ nhân vì với chúng sinh tâm còn chấp trước, thì chẳng đặng chẳng phá chấp, sỡ dĩ với vạn duyên đều buông xuống lại buông xuống nữa, với chỗ không còn gì buông xuống, lại buông xuống luôn nữa, thế mới là triệt để hỷ xả, cũng như hí sinh chính như đứng chỗ vực thẳm buông tay bước tới, vậy mới là triệt để phá chấp, vì với tính mạng còn không tiếc, huống là còn chấp trước gì? Người mà phá chấp đã cực điểm đến thế, thì với thập phương hư không, đều là diệu dụng vô ngại, giơ lên một mảy lông, là nóimó tay vào một việc nhỏ nhất đi nữa, đâu chẳng là suốt lẫn với diệu tính, cũng như ngoài không cảnh, người học Phật mà tiến đến trình độ cứu cách đó, mới được hiểu nổi câu “tình dữ vô tình cọng thành Phật đạo” và chân thật nghĩa của câu ấy mới được thật hiện.
Vô minh, diệt vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệt vô lão tử tận:
Tính chân không nó chẳng có cái vô minh, cũng không luôn cái vô minh đã hết; nhẫn đến nó chẳng có cái lão tử, cũng không luôn cái lão tử đã hết.
Ðây nói rõ 12 nhân duyên đều không cả, vì các thánh duyên giác nguyên do nơi pháp đây để chứng ngộ đạo quả Bích Chi Phật.
Những điều để đưa đến cảm chịu kết quả gọi là Nhân, những cái mà để giúp cho Nhân được thực hiện là Duyên.
Lại, nhân là hột giống năng sinh, Duyên là cái cảnh sở sinh.
1. Vô minh không sáng; vô minh tức là cái điều mê hoặc: Do nổi lên một niệm bậy làm mê lửng cái chân không diệu tính không còn sáng suốt của trí huệ nên bảo nó là vô minh.
2. Hành là hành động: tức là chỗ tạo nghiệp thập thiện hay thập ác về thời quá khứ. Vô minh là Hoặc đạo, nghiệp là nghiệp đạo: Do cái mê hoặc, mà gây ra hành nghiệp, nên nói vô minh duyên hành: cái vô minh nó chuyền leo qua cái hành.
3. Thức hiểu bằng cách phân biệt về những cảnh theo nghiệp sở hiện ra, đấy cái niệm giác quan bằng cách điên đảo. Ðiên đảo: Nếu định nghiệp sắp sinh làm con trai, thì trung ấm thân nó dấy niệm thương mẹ, ghét cha, đối với khi cặp phu phụ đương hành dâm sắp làm cha mẹ nó; lại nữa, rồi đến, nó tưởng chính nó hành dâm với người đàn bà đó, chớ nó không tưởng có người đàn ông thứ hai. Còn định nghiệp sắp làm con gái, thì niệm tưởng thương hành dâm điên đảo trái lại với trên Kêu bằng nhân lòng yêu làm hột giống, nạp tưởng điên đảo nên thai để gá vào thai mẹ, nên nó là hành duyên thức : Cái hành nó chuyên níu qua cái thức.
4. Danh sắc: Danh là tên, chỉ có cái tên, chớ chẳng có cái hình; sắc là vật chất hữu hình. Thần thức nó đã gá vào bào thai (khi dấy niệm điên đảo để hành dâm giữa 3 chúng sinh ấy, cái ái tình đều đến cực diểm, bấy giờ tnhf cha, huyết mẹ bắn ra thần thức của kẻ sắp làm con nó bị 3 diễn lực dâm dục hít lẫn nhập cục với nhau như một điểm hồ đặt ở trong tử cung. Thức ấy là tinh thần, tinh huyết ấy là vật chất, bấy giờ trong cái bào thai nó có 3 nguyên tố : một là cái mạng sống có kỳ hạn cảu cái thai sinh ấy 2 là cái hơi ấm, tức sức ôn độ của 3 dục hỏa kia nó lẫn giữa khối tinh huyết ấy, kêu bằng “Nhất điểm chân dương”, vì có sức nóng ấy duy trì, nên tiên thiên khí huyết kia không bị nguội nữa; 3 thức: Tính biết; tức a lại da thức, khi đầu thai, thức nầy đến trước nhất rồi nó lần hồi nảy sinh ra 7 thức kia; Thức tâm gọi là Danh là phần vô hình; Phôi Thai gọi là Sắc, là phần hữu hình, nên bảo là thức duyên sinh sắc: Cái thức nó leo qua cái danh sắc.
5. Lục nhập: Sáu vào; đã có danh là tâm, sắc là thân, thì 6 nhập trọn đủ, như sắc trần nhập với nhãn căn; thanh trần nhập với nhĩ căn v.v.. nên nói Danh sắc duyên lục nhập: Danh sắc nó liên chuyền qua lục nhập.
6. Xúc: Ðụng chạm, tiếp xúc, cảm xúc; đứa bé lúc ban sơ mới ra khỏi thai mẹ, đối với cảnh, cả 6 căn của nó chỉ xúc tiếp 6 trần bằng cách quá ư trẻ con, nghĩa là chưa biết phân biệt: Tốt hay xấu, sạch hay dơ, thương hay ghét, kẻ thân hay người thù gì. Nên đối với Bé lúc bấy giờ, đức Lão Tử gọi là “tính thuần phốc”: Quá ư thiệt thà: Còn Ðạo Nho bảo là “tính bản thiện” rất hiền lành, cái yếu nghĩa mà hai nhà rất chuộng đó, nó chỉ là ngang với chữ xúc nói trên, mặc dầu căn có xúc với trần, mà chưa đủ những khả năng để phân biệt, vì các năng tính ấy hãy còn tiềm tàng trong thức thứ 8, chưa được mấy phát triển, bởi còn thiếu công huân tập để trợ duyên; mà chỉ có tính năng biết khát sữa đòi bú là mạnh hơn hết, vì là cái “Câu sinh ngã chấp” nó đã thâm căn hơn. Còn các tính tình kia thì chưa hiện hành phân biệt, nên nói lục nhập duyên xúc: Sáu nhập nó liên lạc với xúc.
7. Thụ: Chịu: từ năm lên 5, 6 tuổi, đến năm 12, 13 tuổi trong thời gian đó, vì cảm xúc với hoàn cảnh, mà lãnh nạp lấy các trần hiện tiền, nhưng chỉ làm chơi vui bằng cách trẻ con vậy thôi, chớ chưa biết mưu toan gì khác, nên nói xúc duyên thụ...
Từ thức đến thụ 5 cái nhân duyên đó, là cái khổ quả của cái thân, tức là khổ đạo (trên có hoặc đạo, nghiệp đạo, và đây khổ đạo: Bởi hoặc tạo nghiệp, có nghiệp phải chịu khổ).
8. Ái: Yêu, thương, năm lên 14,15 tuổi, đến 18, 19 tuổi, vì bởi đã biết nạp thụ sự này vật nó, thì hiền nảy lòng ái nhiễm nghĩa là yêu ham điều đây, ghét chán điều đó, nên nói thụ duyên ái; điều chịu nó níu đến điều yêu.
9. Thủ: Lấy, dùng; từ 20 tuổi về sau, vì bởi lòng tham ái càng ngày lại càng già dặn, nên đeo đuổi tìm kiếm khắp nơi giáp xứ, để tién thủ lấy công việc làm, ăn, ở và lo bảo thủ lấy tên tuổi, non sông, nhà nước…, nên nói ái duyên thủ: hễ cái yếu muốn sự chi, thì nó chuyền leo đến để lấy dùng sự nấy. Hai cái ái, thủ đây thuộc về hoặc đạo.
10. Hữu: có; do vì cái thủ là lấy dùng, đã lấy dùng, tức có hoặc phải hay quấy, có điều phải quấy đó, tức là nguyên nhân của 3 giới. Nghĩa là nguyên nhân phải là ba thiện đạo: Thiên, nhân, Tu la; nguyên nhân quấy là 3 ác đạo: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Nên nói thủ duyên hữu: Cái chấp thủ nó duyên qua cái Hữu sinh giữa đời. Một cái Hữu đây cũng là nghiệp đạo, vì có nghiệp thiện là tam thiện đạo; có nghiệp ác là tam ác đạo. Bởi đạo nhân hữu thiện hữu ác, nên kết quả có dữ có lành, cũng như có tốt có xấu....
11. Sinh: Ðể, mở đời sống: đã có gây cái nhân thiện hay nhân ác, tất phải cảm báo chịu sinh mở ra cái thân ở đời sau, nên nói Hữu duyên sinh: cái nhân có lành có dữ, nó liên kết qua cái quả đời giàu đời nghèo.
12. Lão tử: già chết; mới sinh nở ra là non nước, mắt đẹp mày xinh, kế lớn, rồi già, mắt mờ da nhíu, từ trẻ đến già lắm lúc biến đổi, đến bịnh hoạn và hoại diệt là chết, nên nói sinh duyên lão tử: Cái sinh sống nó vấu níu đến cái già chết.
Hai cái nhân duyên trên đều thuộc về khổ đạo 1/ hoặc là bị mê lầm cũng như phiền não, 2/ nghiệp là làm việc 3/ khổ là chịu thống khổ. Bởi ba lẽ đó mà phải lưu động chuyển đổi đi để chịu sinh tử trong lục đạo luân hồi, là bị quấy theo môn sinh diệt! Nghĩa là thuận tình đi theo cửa xuất sinh nhập tử của lục phàm.
Nếu người có thể xem xét ngược trở lại như thế này: Cảnh khổ của Sinh tử nó lấy cái Hữu làm nhân; Hữu nó lấy cái Thủ làm nhân; thủ nó lấy cái Ái làm nhân: Ái nó lấy cái thụ làm nhân; thụ nó lấy cái xúc làm nhân; Xúc nó lấy cái lục nhập làm nhân; Lục nhập nó lấy cái danh sắc làm nhân; Danh sắc nó lấy thức làm nhân. Vô minh nó không có tự thể riêng của nó, nó chỉ lấy “chân không diệu tính” làm thể: Ma hễ đã biết cái chân tính thể nó hãy còn như hư không rồi, thì cái vô minh nó dựa vô đâu để sinh khởi? Thế há phi chính nơi thể nó tức là diệu tính của chân không ư? Vậy là đi lại môn hoàn diệt. Nghĩa là thuận đạo đi theo cửa siêu phàm nhập thánh của Bích Chi Phật.
Phiền não đạo....Ðạo: những lẽ, hay các điều phiền não; phiền não là tên riêng của hoặc. Hoặc: lầm, như kiến hoặc, tư hoặc v.v...Khổ đạo: những điều mà hiện nay ta đương chịu quả báo thống khổ, như 3 khổ, 8 khổ v.v..
Với 12 nhân duyên, cổ đức tóm tắt làm bài kệ rằng:
Vô minh, ái, thủ tam phiền não
Hành, hữu nhị chi thuộc nghiệp đạo
Tòng thức chí thụ tinh sinh tử
Thất chi đồng danh nhất khổ đạo.
Xin tạm dịch:
Ba điều phiền não: mê, yêu, lấy;
Hai cái: có, làm thuộc nghiệp quấy;
Từ biết đến chịu và sóng, vong,
Chung kêu một khổ: bảy phần đấy. . . .
Ngoài cái danh “Thập nhị nhân duyên” còn có các danh: thập nhị hữu chi, thập nhị trùng thành, thập nhị kinh cước, và thập nhị liên hoàn. Còn có các nhân duyên riêng biệt với nhau bằng cách của: 3 đời, 2 đời, và một niệm. Với 12 nhân duyên: tùy ý đoạn được một cái nào, thì các cái kia đều tan rã liền; hễ cái nhân đã đoạn, thì không còn hột giống nữa; cái duyên đã đoạn, không còn cảnh phụ trợ. Tức thời nó hóa làm trí giác của bậc Vô thượng, người học Phật đã tiến đến đó, thì với chỗ nào, đâu chẳng đắc tự tại ru?
---o0o---
Vô khổ tập diệt đạo
Trong tính chân không nó không có: khổ, tập; diệt, đạo.
Ðây nói rõ pháp tứ đế vốn không có; các thánh trong hàng Thanh văn nguyên tu pháp nầy mà chứng A la hán.
Khổ: 3 khổ, 8 khổ, 108 khổ, và vô lượng chư khổ, Tập: làm nghiệp, nghĩa là các phiền não của 3 cái hoặc là: kiến hoặc: chỗ nhận thấy lầm lạc; tư hoặc: điều lo nghĩ lầm lạc và vô minh hoặc: sự lầm lạc bởi si mê. Tập là tạo nhân của chúng sinh ở thế gian, như: trời, người, thần, địa ngục, ngạ quỷ, và súc sinh. Khổ là kết quả thế gian như lục đạo kể trên.
Ðạo: giải bằng cách sơ lược là giới, định, và huệ; còn rộng ra là ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Diệt: diệt các vọng giả hữu sinh tử, chứng cái tính chân không niết bàn. Ðạo là tu nhân của bốn quả xuất thế gian, diệt là chứng quả các thánh xuất thế gian như Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A La hán.
Nếu tỏ ngộ được tính chân không, thì năm uẩn sáu nhập đều đúng với tnáh ấy, tức nhiên không còn khổ gì nữa; trần lao là phiền não vốn thường thanh tịnh, thì không còn tập đạo đâu nữa để đoạn; biên kiến, tà kiến lại đều là trung chính, thì chẳng còn đạo chi nữa khá tu; sinh tử nguyên tức niết bàn, thì đâu còn tịch diệt gì nữa mà chứng. Bởi vì uẩn, nhập, khổ, tập, diệt, đạo chi chi cũng chỉ là Diệu minh chân tính mà thôi.
Kẻ phàm phu có xét lý mà chẳng ngẫm cho đúng; bậc nhị thừa dù ngẫm đúng mà chỉ chúng được lý tính nhân thiệt nhưng lại sai lệch về một bên; bậc bồ tát đều có xét và ngẫm lẫn suốt, mà hãy chưa tròn tột; duy có Phật thì: Với trí đâu chẳng ngẫm đúng với lý chăng chẳng hoàn toàn.
---o0o---
Vô trí diệc vô đắc
Tính Chân Không nó không cần trí cũng chẳng cần đắc gì.
Ðây nói rõ hay cái chấp: Có Trí, có Ðắc đều bặt mất. Song với trí: Vì cần phá trừ vọng hoặc mà phải dùng đến nó. Cũng như với Binh là: Vì để dẹp giặc nên mới thiết lập ra. Chớ tính mầu là nguyên sẵn sàng, hẳn không có ngộ hay mê gì cả? Vì nó vẫn khôn thiêng, vốn sáng suốt, thế thì đem trí dùng vào chỗ nào? Tỷ như: nước nhà đã bình trị rồi, thì với quân đội là chỉ để giữ gìn trật tử vậy thôi, chớ với những cuộc hành binh thì không dùng đến nữa. Nên nói rằng Vô trí: không dùng trí cũng như nói không dụng binh hay không dùng vũ lực nữa.
Ðã là nguồn tính thanh tịnh, nên chẳng cần dụng công tu và đắc gì. Nếu còn tưởng có đắc bằng một ly một hào gì, tức là hư vọng cả, nên nói là vô đắc.
Người xưa nói “Ðến khi tỏ suốt lẽ đại thừa rồi, trọn không có một phép chi khả đắc” thật thế. Với thật tướng bát nhã đến đây nói rõ đã rồi.
Dĩ vô sở đắc cố, bồ đề tát đỏa, y bát nhã ba la mật đa cố:
Bởi vì không sở đắc mới là bồ tát, gọi là bồ đề tát đỏa, nương nơi trí bát nhã để xét soi, mới đạt qua bên ngàn giác kia.
Từ đấy đến câu tam miệu tam bồ đề, để nói rõ về nghĩa của hai Bát nhã là quán chiếu, phương tiện.
Ba câu chính văn trên đây, nói rõ riêng là quán chiếu bát nhã: câu đầu là thừa tiếp văn trên, và phát khởi văn dưới.
Cái thể của diệu tính nó vẫn thanh tịnh với cảnh lục trần nó không dính mắc một tý ti gì, nên nói là vô sở đắc. Bởi vì vô sở đắc, mới chính là bồ đề tát đỏa. Chữ Y: Nương; tức là nghĩa của quán chiếu bát nhã, là vì nó hay nương nơi trí bát nhã để xét soi, tức nhiên mới tiến đến bỉ ngạn bên bồ đề.
Bồ đề tát đỏa: Dịch: Ðại đạo tâm chúng sinh (thứ chúng sinh có lòng đạo lớn), bồ đề tát đỏa, là tiếng xưng hô bằng nghĩa tự lợi lợi tha của bồ tát đối với chúng sinh; còn tân dịch là: giác hữu tình vì với “bồ đề” cựu dịch là Ðạo, Tân dịch là giác; với “Tát đỏa” trước dịch là chúng sinh; sau dịch là giác; với “tát đỏa” trước dịch là chúng sinh; sau dịch là hữu tình. Giác là tự lợi, giác tha là lợi ta. Nên được chúng sinh hay hữu tình tôn xưng là Bồ đề tát đỏa.
Tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo, mộng tưởng cứu cánh Niết bàn:
Vì nương Bát nhã để quán chiếu, nên tâm không quái ngại; bởi tâm chẳng ngần ngại, nên chẳng có e sợ, xa lìa các đều điên đảo mộng tưởng, rốt ráo quả Niết bàn.
Ðây nói rõ về nghĩa phương tiện Bát nhã được cứu cánh. Chữ Cố ở nơi đuôi 3 câu trên kia, nghĩa nó cũng có thể phát khởi xuống câu “Tâm vô quái ngại” trên đây, vì rằng năng y nơi trí bát nhã để dấy lên cái quan niệm xét soi, thì mới đắt cái tâm vô quái ngại. Bởi vì không ngần ngại, nên mới được không khủng bố, không điên đảo và không mộng tưởng, như thế, há phi cứu cánh niết bàn ư?
Tính chân không thì chẳng có cái nghiệp chi có thể buộc ràng nó được, vì đương thể nó vẫn là giải thoát, nên chi nó không còn bị điều gì làm quái ngại, mà nó cũng chẳng làm quái ngại điều gì. Ðó là đức giải thoát.
Chân tính không còn khổ, thể là đại an lạc vì đương thể nó là pháp thân, nên chi nó không còn bị thứ gì làm khủng bố, mà nó cũng không làm khủng bố thứ gì. Ðó là đức pháp thân.
Chân tính không còn vọng hoặc, thế là xa lìa tám điều điên đảo: Như với thường kể là không thường; với không thường lại chấp làm thường. Với Lạc, Ngã, Tịnh kể chấp cũng thế, thành tám cái điên đảo, mà Bồ tát đã viễn ly được rồi, vì đương thể nó vẫn là Bát nhã, nên không có điên đảo mộng tưởng. Ðó là đức Bát nhã.
Ðã không ba điều: Hoặc, nghiệp, khổ, vì đương thể nó vẫn cứu cánh tịch diệt, thì ngay nơi ba điều ấy gọi là ba đức (giải thoát, pháp thân, bát nhã) Niết bàn.
Niết bàn, dịch: Tịch, diệt, nghĩa: Vắng lặng. Lại dịch Diệt độ, nghĩa: diệt hết khổ không mê: độ đến vui ngàn giác lại dịch: Viên tịch, nghĩa: với trí đều đủ gọi là viên, với mê hoặc sạch kết gọi là tịch. Ca ba nghĩa trên, đại ý đều tỏ rằng: Ðã xét thấy được cái pháp tính bằng một cách cứu cánh, thì vẫn tự tại, vì bất sinh, bất diệt.
Hai tiết trên, đã nói rõ đức bồ tát y nơi pháp Bát nhã đây mà đắc cái cảnh trí đại Niết bàn rất ráo rốt rồi.
Tam thế chư Phật y Bát nhã ba la mật đa cố, đắc a nậu đa la, tam miệu tam bồ đề.
Nguyên chư Phật cả ba đời, sở dĩ đắc quả vô thượng chính đẳng chính giác đó, là vì y nơi pháp Bát nhã ba la mật đa đây.
Ðấy là nói là rõ Nguyên các đức Phật cũng đều y nơi pháp Bát nhã đây mà đã thành Vô thượng biến chính giác rồi đó.
Tam thế: Ba đời, là quá khứ, hiện tại, vị lai đó là so về bề dọc để nói như thế. Chư Phật các đức Phật là gồm cả chư Phật suốt ba đời ở tận nơi mười phương, đó là so về bề ngang mà kể như vậy. Ðối với pháp bát nhã chẳng phải chỉ riêng về bồ tát y nơi nó mới chứng quả đấy thôi, song đến cả như Phật cũng y nơi nó để thành quả tam miệu tam bồ đề như thế. Nên Ðại Luận nói: “Thầy học của chưa Phật chính là pháp đấy”. Kinh Bát nhã chép: Tam thế chư Phật, và pháp vô thượng chính đẳng chính giác của chư Phật, đều từ nơi kinh này sản xuất ra.
Y: Quán chiếu, cũng đồng nghĩa chữ Y ở câu Bồ đề tát đỏa y bát nhã....trên, câu “Đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề” là nói chứng quả Phật đà.
A dịch Vô: Nậu đa la dịch: Thượng; Tam miệu dịch: Chính đẳng; Tam Bồ đề dịch: chính giác, Nghĩa với cao, chúng chẳng thể tột được, nên gọi là “Vô thượng”; chẳng xiên chẳng lệch là “chính” mười giới (4 thánh, 6 phàm) đồng thể, là “đẳng” (đều có tính Phật là bình đẳng) khác với là kiến của phàm phu và ngoại đạo, là “chính giác”. Nếu tóm Tròn tột quả Phật tự tại bồ đề, nên gọi là Ðắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Cố tri bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú.
Nên biết rằng: Kinh Bát nhã ba la mật đa đây, thật là: Bài chú đại thần, bài chú địa minh, bài chú vô thượng, và thật là bài chú vô đẳng đẳng, vì nó hay diệt trừ được tất cả khổ não, chắc hẳn không dối.
Ðây là dùng cái danh thần chú để kết thúc nghĩa Kinh: danh của thần, chú là Ðà La Ni (dịch: tóm giữ). Ðây, với kinh mà lại tên là chú như thế, là vì nó tóm thâu suốt. Ðại tạng thế với các giáo: Hiển, Mật....chi chi chẳng hạn, nó đều bao gồm hết cả.
Ðầy nhẫy khắp pháp giới, gọi là Ðại; với linh nghiệm không thể xét lường gọi là Thần; nguyền điều ác hóa thành điều thiện gọi là Chú.
Người tụng bài “Ðại thần chú” đây, vì nó hay phá trừ hết các điều ma chướng. Trí huệ được tròn đủ sáng soi nên gọi là Ðại minh chú, vì nó bay dứt hết điều si mê ám muội. Với lẽ cao của nó, không còn chỗ nào trên nữa, nên gọi là Vô thượng chú, vì chỉ rõ ngay tính chân như. Vâng và soi đều đồng thời lẫn nhau, với bậc đấy không bậc nào khá sánh được, nên gọi là Vô đẳng đẳng chú.
Lại, các giới ngoại đạo, Thiên thần, và Tiên nhân cũng đều có chú thuật, hễ chuyên tâm luyện đọc, cũng có thể biết được tâm tưởng của kẻ khác, hoặc có thể khinh thân bay lên trên mây, và biến hóa ẩn hình, hoặc có thể kéo dài cái sinh mạng sống ở được lâu lâu; chừ chú Bát nhã đây, người chính niệm chân tu thì được nhiều công đức hay, cao siêu hơn kia gấp vô lượng vô biên dù đem những con số gì bằng cách ví dụ như vi trần, hằng sa, giới thành, thạch kiếp chẳng hạn, cũng không thể so sánh kịp nên gọi là vô đẳng đẳng.
Lại nữa, trong bản dịch của Ngài La Thập, thì chẳng có câu “Thị đại thần chú”. Song, với cả bốn câu (thị đại thần chú.... Thị vô đẳng đẳng chú ) nếu là hiểu lẽ bằng cách một câu, thì tức nhiên cùng với tính chân không, cũng khế hội bằng cách rất khéo nữa.
Câu hay dứt tất cả khổ đó, là xâu kết lại để tán thán Pháp Bát nhã có công dụng quá rộng lớn, vì hay trừ hết khổ sinh tử cho 9 cõi (1/ cõi Bồ tát; 2/ Duyên giác; 3/Thanh văn; 4/Cõi trời; 5/ Cõi người; 6/ A tu la; 7/ Súc sinh; 8/Ngạ quỹ; 9/Địa ngục)
Câu chân thật bất hư ấy cả kinh đây, mỗi chữ, chữ nào cũng từ nơi chân không diệu tâm để lưu lộ ra, thế thì có hư vọng?
Cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
Nên nói chú Bát nhã ba la mật đa, liền nói chú rằng:
Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
Ðây chính là nói chú Bát nhã đấy, để tỏ rằng: với công dụng ấy, chúng ta chẳng thể nghĩ bàn gì được, vì vừa tức pháp Hiển, mà cũng là vừa tức pháp Mật.
Phải biết kinh đây chính là trung tâm điểm cả sáu trăm quyển của một đại bộ Bát nhã, mà một đời Phật 5 thời thuyết giáo, đâu chẳng lấy Bát nhã là tâm, còn chúng sinh nếu phi cái tâm bát nhã thì làm gì hiểu nổi vào nơi pháp môn ba la mật? Thế ta nên rán nghĩ đi nghĩ lại để nhớ lấy!
Ma ha Bát nhã ba la mật đa.
Ðại trí tuệ đáo bỉ ngạn: Lớn trí tuệ đến bờ kia.
Nghĩa là trí tuệ đây là trí huệ lớn nhất ngoài 3 giới, vì đã lên khỏi sông mê giữa ba giới, nên nói đến ngàn giác bên kia; hơn cả trí huệ giữa tam thừa, nên nói lớn nhất ngoài ba giới.
“Ma ha Bát nhã ba la mật đa” là đề mục chung của tất cả bộ bát nhã, vì với công dụng của bát nhã, khó mà nghĩ xét cho cùng đặng, nên dùng để kết thúc mà tụng đó.
Như thuở xưa ông trời Thiên đế Thích bại trận, vì bị thần A Tu La tấn công bốn mặt, rượt đuổi! Hết đường rút lui thành thử ông trời ấy dùng thần túc thông để trực thăng lên đặng cầu tiếp viện nơi đức Phạm Thiên Vương. Trời trên đây bảo Trời dưới kia thành tâm tụng câu “ma ha Bát nhã ba la mật đa”. Trời Đế Thích vâng lời đọc mãi, tức thời biến hiện ra đủ thứ vũ khí từ trên oanh tạc xuống, như mưa đá tuôn rơi; binh tướng thần A Tu la đều bị thương quá nặng, vì đầu mình lóng đốt đều trày tróc, không còn chỗ chui trốn! Than ôi! Với công dụng của Bát nhã, khá chẳng tin ư?
Thượng lai hiện tiền thanh tịnh chúng, phúng tụng Lăng Nghiêm chu phẩm (bí mật) chú:
Nãy giờ đến đây chúng thanh tịnh, trì tụng chú Lăng nghiêm và các thần chú.
Nữa bài kệ ấy, là để kết xâu từ trên, và chuyển xuống dưới làm hồi hướng. Ròng tu một hạnh thanh bạch, gọi là thanh tịnh; sáu hòa hợp đồng nhớm, gọi là chúng. Ðọc mò chữ là phúng (chữ phúng là: từ hai đến nhiều sư cùng hòa tiếng rập giọng với nhau, để hoặc tụng, hoặc tán thuộc lòng. Cái điệu đọc tán rập ấy, nguyên là cách phúng tụng của Bà la môn, mà với Tỳ kheo, Phật cũng cho dùng cái điệu ấy, mặc dù khác bài và ý nghĩa, tức là Phạm Bại nghĩa là lối tán tụng của Trời Phạm Vương. Sư nào hay giỏi môn tán tụng đó, được gọi là Kinh sư. Bên Tàu, đời Lương, sách tăng truyện, có lập ra một khoa Kinh sư, để dạy các sư nào tiếng tốt, nhịp hay, tán tụng giỏi, đặng làm Pháp sư ngoài đàn tràng. Chứ không phải ông Thần tú mới bày đặt ra như người ta đã hiểu lầm. Dùng tiếng để đọc tiếp tục nhau, gọi là tụng (chữ tụng còn có nghĩa nữa là: Mỗi người đọc một hơi thuộc lòng, để tiếp chuyền hơi thay đổi với nhau).
Lại, lục hòa: 1/ Với thân thể thì hòa hợp nhau để chung ở; 2/ với Khẩu thiệt thì hòa họp nhau để không cãi cọ; 3/ Với Y chí thì hòa họp nhau để chung vui 4/ Với Giới phẩm, được hòa hợp nhau để thụ lãnh giới nào thì chung tu với giới ấy; 5/ Với tài lợi chi, được hòa hợp nhau công bình chung sống. Ðủ sáu nguyên tắc ấy cư xử với nhau công bình chung sống. Ðủ sáu nguyên tắc ấy cư xử với nhau, mới được gọi là lục hòa tăng vì danh đúng với thật, thể họp với dụng, sự hòa với ý, chứ không phải: mỗi chùa mỗi cơ sở riêng, mỗi sư mỗi hành động khác, mỗi phần tử mỗi thụ dụng bất đồng nhau.... Mà xưng bướng là lục hòa tăng được đâu? Vì miệng nói một đàng, mà tay phan một ngả, gia dĩ, trống đánh xuôi mà kèn thổi ngược vậy! Song, cũng khá hơn một phần nào đối với kẻ không học Phật.
- 3543
Viết bình luận