2. Đại Phật đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Thần chú | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

2. Đại Phật đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Thần chú

Đại Phật đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Thần chú

Thích nghĩa “Thần Chú của Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm”.

Y theo ý Kinh mà lập ra danh đề, vì nêu tên chỉ là “Pháp”. Bằng đủ theo Kinh đề, thì 19 chữ đều nêu lên cả Nhân và Pháp.

Đại Phật Đỉnh” là tánh đủ ba đức; “Thủ Lăng Nghiêm” là ngôi tu ba nhân. Giờ đón về Đại Phật Đỉnh đều đủ ba đức đó, thì “Đại” đủ ba nghĩa:

1. Pháp thân là Thể đại (lớn), vì tâm tánh khắp giáp tròn đủ.

2. Bát-nhã là Tướng đại (lớn), vì trí huệ suốt thấu tỏ soi.

3. Giải thoát là Dụng đại (lớn), vì lan rộng, ứng hiện không ngần ngại.

“Phật” đủ ba nghĩa:

1. Giác tự: (giác ngộ lấy mình), thì biết tự tánh vẫn thanh tịnh, dứt hẳn những danh nghĩa còn đối đãi hai bên, tức là nghĩa Bát Nhã đức.

2. Giác tha: (giác ngộ cho người), thì khiến cho chúng hữu tình được sáng suốt lòng dạ, tức là nghĩa Giải thoát đức.

3. Giác mãn: (với hai điều giác ngộ ấy làm đã hoàn toàn), thì chứng được cái thể và tướng của “pháp giới tánh” là tánh Phật, mà ta với người đều đồng bậc, tức là nghĩa Pháp thân đức.

Đỉnh” là đỉnh đầu, cũng đủ có ba nghĩa:

1. Là nghĩa tối tôn, vì thể tướng của Pháp thân rất quý, tức đức của Pháp thân.

2. Là nghĩa chẳng khá thấy, vì với cái “đỉnh tột cao của Pháp thân, Huệ nhăn, Pháp nhãn hãy còn chẳng thấy được, duy có Phật nhãn mới thấy tận nơi, tức đức của Bát Nhã.

3. Là nghĩa phóng quang hiện Hóa Phật, vì tại nơi đỉnh đầu của Phật Thích Ca phóng hào quang ra, trong hào quang có Đức Hóa Phật nói Thần chú Lăng Nghiêm, tức đức của giải thoát. Nói bằng cách dón tắt: Đại tức là Pháp thân; Phật tức là Bát Nhã, Đỉnh tức là Giải thoát. Nghĩa là: Pháp thân là cái lý tánh thanh tịnh chu viên, vốn sẵn đủ Trí Bát Nhã là vắng lặng mà tỏ soi. Trí đó vẫn chiếu ngay vàoPháp thân, chứ hẳn không có trí nào riêng ngoài mà có thể chiếu được ấy, cũng không có cái nào riêng ngoài Trí mà bị Trí nó chiếu, Lý Trí vẫn như như, phi đồng nhau, cũng phi dị nhau, vừa tròn sạch, vừa tròn tột, tức là đại giải thoát. Thế nên “Đại Phật Đỉnh” là cái tánh bằng kho mầu nhiệm để chứa ba Đức kia. Chư Phật chính đã giác ngộ tánh ấy, còn chúng sinh chính đương mê muội tánh ấy; mặc dầu đương mê, chứ nó cũng có tánh sẵn đủ ấy đồng với chư Phật. Bởi lẽ ấy, nên chúng sinh y nơi tánh đức sẵn đủ đó, có thể phát triển ra cái Tu đức Thủ Lăng Nghiêm, ngõ hầu khá huờn nguyên lại tự chứng lấy Tánh đức ấy.

Thủ Lảng Nghiêm” là tên một “Tam muội”, chính một pháp đứng đầu cả một trăm lẻ tám (108) pháp Tam muội mà là một cái tên chung của tất cả pháp đại định.

Tiếng Phạn là “Suramgama”, theo Cựu dịch, thì tiếng Việt đọc là “Thủ Lăng Nghiêm” - Tân dịch, thì tiếng Việt đọc là “Thủ Lăng Gam”. - Thủ Lăng Nghiêm, đổi nghĩa là “tất cả việc rốt ráo bền chắc”, rằng “tất cả sự” ấy, tức là cái của sáu phàm bốn Thánh giữa mười cõi, chữ sự tức là chữ pháp. Với pháp của lục phàm, Tứ thánh trong Thập giới, chỉ dùng hai chữ “Sắc Tâm” bao quát được hết thảy, sắc, tức là Khí giới và Căn thân; Tâm, tức là tám thức Tâm vương, Tâm sở.

Đối với Sắc Tâm, nhân tùy theo mỗi căn cơ, mà Phật, hoặc mở ra hoặc hiệp lại, phân làm bốn hạng:

1. Vì những kẻ mê Tâm nhiều, mê sắc ít, Phật nói pháp Ngũ ấm, đó là với Tâm thì mở, với sắc thì hiệp.

2. Vì mấy người mê Sắc phần nhiều, mê Tâm phần ít, Phật nói pháp Lục nhập và 12 xứ, đó là mở sắc ra, hiệp Tâm lại.

3. Chúng nào với Tâm sắc đều mê cân nhau, thì vì họ mà Phật thuyết ra pháp 18 giới, thế là Tâm sắc đều mở ra cả.

4. Các đấng nào với Tâm Sắc đều chẳng mê, thì Thế Tôn vì nói ngay 2 chữ Sắc Tâm ra, là họ tức thời rõ liền.

Ba hạng người trước, là căn cơ đều chậm chạp tối tăm; hạng thứ tư là những người có căn tánh nhanh chóng sáng suốt. Người mà mê tâm thì ngu nơi tâm, kẻ nào mê sắc thì ưa chấp cảnh. Bởi thế, sắc và tâm của Thánh phàm 10 giới, tức là 5 ấm, 6 nhập, 12 xứ, và 18 giới mà ấm, nhập, xứ, giới tức là sắc Tâm của Thánh phàm 10 giới, gọi chung là “tất cả sự”, cũng tên là “hết thảy pháp”.

Người tu nếu có thể quán xét ấm, nhập, xứ, giới mỗi mỗi đều là tại đâu sinh, với diệt thì cũng tại xứ nào diệt ở xứ nấy (như Nhãn thức thì sinh tại nơi Nhãn căn, mà diệt cũng tại nơi Nhãn căn, cả đến các căn thức kia cũng tại đâu vẫn sinh diệt đó như thế), người nào tu quán được như thế, tức tỏ chứng Thủ Lăng Nghiêm tam muội bằng “Chân đế”, thì đắc cái “Liễu Nhân huệ tánh” hiển hiện ra; người mà quán xét ấm, nhập, xứ, giới mỗi mỗi cái nào cũng đều là xứng nhau với cái tướng huyễn hóa hư vọng, tu quán được như thế tức là chứng rõ Thủ Lăng Nghiêm tam muội bằng “Tục đế’’ thì đắc cái “Duyên Nhân thiện tánh” nó hiển ra; người nào tu quán các pháp: ấm, nhập, xứ và giới, nhận thấy cái tánh của các pháp ấy thật là cái thể sáng của diệu giác, người ấy liền rõ ngay Thủ Lăng Nghiêm tam muội bằng “Trung đế”, đặng cái “Chánh Nhân lý tánh” tỏ bày ra.

Nói lên một Thủ Lăng Nghiêm tam muội, tức là ba đế; nói ba đế tức gồm một Thủ Lăng Nghiêm; mà ba với một chẳng phải là hai. Song tu tam đế tam muội ấy, toàn do nơi tánh Đại Phật đảnh để khởi sự, ngay nơi cái tánh Phật đảnh để tu nhân, rồi trở lại cũng chứng ngay lấy cái tánh Phật đảnh ấy. Thế là chính chỗ bảo: “Từ tánh dấy tu, mà không tu chi khác hơn là trọn tu tại tánh ấy, vì tánh và tu chẳng phải hai riêng nhau”.

Chính rõ trì chú”: Mỗi chữ đều do nơi tự tâm để đưa ra, mỗi câu lại cũng từ nơi tự tâm để rút vào, là chỗ bảo rằng đâu chẳng do nơi “Pháp giới tánh” để lưu thông ra, rồi phải chăng chẳng trở lại về nơi “Pháp giới tánh” thật thế. Đã là Nhất thiết sự gì cũng đều do ở tánh Đại Phật đảnh để làm thể, nên mỗi mỗi sự pháp đều nói rốt ráo bền chắc cả.

Song, giờ với cả trong Thần chú, phân ra làm 5 hội, mỗi hội đều có danh:

Hội thứ nhất là “Tát đát đa bát đát lam”;
Hội thứ nhì là “Tát đát tha bát lật xá tất đa”;
Hội thứ ba là “Tô ba la noa ma ha bát thu bát đát dạ”;
Hội thứ tư là “Tát đát đa bát đát ra”;
Hội thứ năm là “Tất đát đa bát đát ra”.

Hoặc nhập 5 hội làm một, kêu chung một tên là “Phật đảnh quang minh ma ha tát đát đa bát đát ra Vô thượng Thần chú”. Đối với tất cả nhân bí mật, nghĩa hiển nhiên, thì nội trong đầu đề Kinh, nó gom trùm trọn vẹn hết thảy.

Rằng “Hào quang đỉnh Phật": Tức là trên đỉnh đầu của Đức Thích Ca phóng hào quang ra, trong ánh sáng có Đức Hóa Phật nói Thần chú của Kinh này.

Ma-ha” dịch nghĩa là lớn: Đủ ba nghĩa lớn như trên đã nói, tức là “Đức Pháp thân”; “Tát đát đa” dịch nghĩa là Trắng: Cái tướng nó khác hẳn các màu nhuộm, trí tánh nó đủ sạch sẽ trọn vẹn, tức là “Đức Bát-nhã”; “Bát đát ra” dịch nghĩa là Lọng tàn: Dùng che mát muôn loài, tức là “Đức Giải thoát”. “Vô thượng”: Rất sáng tột cao đứng sựng chót vót, không chi ngang sánh. Với uy linh không thể lường xét được, với cảm ứng cũng khó nghĩ bàn, nên gọi là “Thần chú”.

Tàn lọng trắng lớn” toàn thể nó là “Chủng trí” của chư Phật, mà cũng là “diệu tánh” của chúng sinh, chủng trí là quả, diệu tánh là nhơn, mà nhơn trùm quả suốt, vừa đủ lý tánh, vừa đủ giáo nghĩa. Nên với Thần chú này: người tụng đến, sẽ trừ hết nghiệp chướng từ đời trước; người trì đến, khá chứng quả Phật.

Lại nữa, Thần chú đây, cũng có tên là Chú tâm, cũng có tên là Tâm chú, cũng có tên là Như Lai đỉnh, bởi vì Thần chú đây là pháp sở thuyết của Đức Hóa Phật hiện ra trong hào quang trên đảnh đầu của Đức Thích Ca; Hóa Phật tức là biểu tướng của Như Lai Tạng tâm.

Song, y nơi Kinh, để lập danh đề, đó là nghĩa của Hiển giáo; còn y theo Chú để lập danh đề, đó là nghĩa của Mật giáo. Mà đồng thời vừa Hiển vừa Mật lẫn tròn chẳng phải riêng làm hai, thế nên đều có thể lập danh đề bằng cả Mật lẫn Hiển được nốt.

Chỉn bởi chúng sinh tự mê muội quên lửng Như Lai Tạng tâm là tánh Phật của mình, nên Đức Hóa Phật trên đỉnh của Đức Thế Tôn Ngài nói Thần chú ra vậy, là chính muốn cho chúng sinh giác ngộ ngay nơi Như Lai Tạng của mình vốn sẵn đủ.

Chú đã là Phật tâm, nên với công dụng của nó, người ta khó nghĩ suy gì được! Đối với Chú, người tu hành phải cần trì tụng mới đặng. Kinh nói: “Nguyên các Đức Như Lai ở mười phương, nhân nơi Chú tâm đấy, mà đắc đạo quả Phật”. Kinh lại nói: “Các người là bậc Hữu học chưa hết cái khổ sinh tử luân hồi, thì các ngươi nên dấy cái tâm chí thành để tu tụng Chú Tâm đặng chứng lấy quả Vô học là A-la-hán. Nếu chẳng tu trì chú này, thì không thế nào ngồi chốn đạo tràng mà khiến cho thân tâm xa tí ánh được các điều ma chướng làm hại được”!

Dón nghĩa” là với Chú, không thể giải nghĩa ra đặng, vì đã là ý nghĩa vô cùng, lại không nhất định, bởi người tu tâm thành đến đâu, cầu nguyện điều gì, là được đến đó, nên chẳng dịch ra dược là vậy. Nhưng, chỉ dón theo nghĩa của Chú, xin bày ra ít lời sơ lược thôi.

Phụ chú:

Họp cả toàn văn của hai thời khóa tụng, phân làm ba Tiết:

* Tiết thứ nhất, thời Sớm, thời Chiều, đều từ bắt đầu cho đến niệm Phật và Bồ Tát, đó là chính việc tu pháp khóa tụng.

* Tiết thứ nhì, tức là Văn Hồi Hướng của hai thời Sớm và Chiều, với văn Tam quy y, là phần hồi hướng bằng kết cuộc phổ độ chúng sinh.

Tiết thứ ba, tức là hai thời Chúc tán Sóc, Vọng là để chúc cầu các vị Thần Hộ pháp, an Tăng, quốc thái, dân khương, âm siêu, dương thái.

 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6486224
Số người trực tuyến: