2. Tổng quát ý nghĩa thời kinh chiều
Tổng quát ý nghĩa thời kinh chiều
Rạng mai là lấy nghĩa rằng tâm hồn vẫn còn suốt phẳng làm cốt; còn chiều hôm là dùng ý rằng hướng ngay về Tịnh độ làm chủ.
Chính bởi người ta ai cũng có nghiệp chướng từ kiếp trước, nên hễ ai mà việc tu hành có công dụng hơi tiến bộ, thì tức có Ma chướng nó thử thách. Thế, nếu phi cái tâm cho tinh thành gồm đấy để trấn tỉnh, thì há dễ gì dẹp điều chướng, xua loài ma. Nên chi, với lúc mà cảnh còn dương vắng, tâm cũng đương thanh, bấy giờ ta lo trì chú thì dễ được phần linh nghiệm.
Nhược bằng buổi chiều, với điều nên hơn hết là, gom góp những việc lành đã làm vừa rồi, để chỉ quy về Tịnh độ, khá gọi “làm công nơi đầu, gom đức nơi cuối”. Nên chi, với thời Kinh chiều: Bắt đầu tụng “Kinh A Di Đà”, là để cho tỏ được cái cảnh mầu Chánh báo là căn thân, Y báo là quốc độ của nước Cực Lạc, và đặc biệt khuyên người chuyên tâm niệm danh hiệu Phật để làm “chánh nhơn”, thế chính là muôn cho chúng sanh chán lìa cái cảnh toàn uế của thế giới Ta-bà, ham lấy cái cảnh toàn tịnh của thế giới thanh thái.
Tụng “Chú Văng Sinh” tức là hy vọng Đức A Di Đà đến trụ trên đỉnh đầu của ta, để gia bị cho ta nhổ trốc gốc rễ của nghiệp chướng, và chứng nhận cho ta được quả quyết vãng sinh.
Mặc dầu thế, người hành đạo như chúng ta, tâm lý nó còn vọng tạp lắm, nên với nghiệp chướng từ vô thủy, chẳng dễ gì chỉ tụng chú ấy mà có thể bạt trừ liền sạch đi được, vì còn những tập khí là hôi hám của nghiệp chướng, thành thử phải y theo văn Hồng Danh Bửu Sám mà phát nguyện rằng: “Con nay dấy lòng sám hối đây, là chẳng phải vì cầu cho con sẽ hưởng phước lớn giàu sang làm người hay trời... mà chỉ nguyện cho con và cả chúng sanh trong pháp giới đồng đắc quả Phật mà thôi”. Phát nguyện như thế rồi, xướng lạy 88 hiệu Phật, để sám hối tất cả căn nghiệp từ vô thủy.
Kế tụng bài kệ 10 đại nguyện của đức Phổ Hiền, là để khoách sung lại lời phát nguyện trước, ngõ đặng Tục đế dung thông với Chơn đế, cũng như đắc pháp Tam muội của Phật trí, thì tất cả pháp gì đều in hiện tượng vào biển trí ấy, tỷ như tất cả sự vật gì, cũng điều in hiện tượng vào biển cả, nên nói đắc hai Đế dung thông nhau, cũng như hiện tượng in thông vào biển. Thế là tỏ nghĩa cứu cánh rằng cảnh hiệp tâm, tha hiệp tự, vẫn liền in như một.
Đó rồi tụng bài Mông Sơn, thiết lễ thí thực, để rộng ra tế độ các đẳng Cô hồn nơi âm cảnh. Thế là tỏ nghĩa rộng lớn rằng: Chẳng những dương thái, mà còn nguyện âm siêu, kẻ tồn người vong đều dược phổ độ.
Kế tụng “Chú Bát Nhã Tâm Kinh” là, để biết rằng: Tỏ được lẽ tội phước đều vô chủ, nhơn pháp đều vô tướng, mới rõ thấu được cái tướng chân thật, vì “thật tướng” nó phi như tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh và tướng thọ mạng, bởi các tướng ấy đều có diệt, vì có sanh, còn “tướng thật” thì không diệt, vì nó không sanh, vậy cái bất sanh bất diệt, mới là “tướng chơn thật”.
Kế tụng “Chú Vãng Sinh” là lặp đi lặp lại để nhờ Đức A Di Đà rọi hào quang đến đỉnh đầu ta để hộ niệm cho ta, để cho Chú Vãng Sinh được hiệu lực rằng: Đổi lục đạo làm Tịnh độ, khiến hữu tình hay chúng sanh liền chứng lên bậc Thập địa Bồ-tát.
Kế đến niệm Phật hồi hướng, để khể thủ lấy lẽ thật chứng; đến rốt lại cũng kết thúc về Tam quy là: Từ thủy chí chung, việc công tác này có bao phép lành, mỗi mỗi đều tập trung về ngôi “Tự tánh Tam Bảo” để nguyện cho pháp giới chúng sanh đồng dấy cái tâm Vô thượng Bồ-đề, và trí Phật tròn đủ làm biết tất cả chủng chủng.
Hai thời Sóc, Vọng làm lễ “Chúc Tán” đó, là cầu đảo đức Hộ Pháp Vi Côn, cả Chư thiên Bát bộ, các thần Hộ giáo Già Lam, để nhờ các Ngài ủng hộ ngôi Tam Bảo, và ngăn dẹp những Ma chướng khi dễ bên ngoài, đặng gíữ chánh dạo bên trong.
- 2031
Viết bình luận