1. Bảy phép lạy
Bảy phép lạy
1. Lạy bằng cách ngã mạn và cống cao.
Ỷ thị lấy trong bậc ngôi của mình, vì không lòng cung kính, cái ý thức rong theo ngoài cảnh, cái thân lạy mà 5 vóc chẳng sát đất, tỷ như cái chày đạp giã gạo nó chỉ vỏng lên hạ xuống mà thôi, chớ nó không có ý niệm gì.
2. Lạy bằng cách kẻ xướng lên người họa theo.
Bộ dạng lổm nhổm, lòng dạ xôn xao, thấy có ai thì hình như nhẹ nhàng, gấp lạy, người đi rồi, thì trễ nại mệt mê; hoặc là lòng tán loạn mà miệng thì xướng họa vậy thôi.
3. Lạy bằng cách cả thân lẫn tâm đều cung kính.
Nghe xướng danh Phật, liền tưởng nhớ Phật, ngoài thân trong tâm thảy đều thành kính, với việc lạy đều tinh tấn ân cần chứ không trễ nải. (Ba cách lạy này thuộc về sự)
4. Lạy bằng cách dấy trí thanh tịnh nơi lòng.
Hiểu thấu cảnh giới của Phật đều tùy nơi tâm để, hiện lượng nên lạy một Phật tức lạy tất cả Phật, lạy 1 lạy tức là nhiều lạy, vì lẽ là Pháp thân của chư Phật vẫn lẫn suốt với nhau, nghĩa là tự Phật tức tha Phật.
5. Lạy bằng cách khắp vào cõi pháp giới tánh.
Tự xét các pháp và thân tâm ta từ trăm đời ta, từ trăm đời trước, cho đến sau đời sau, vậy nay chưa hề lìa pháp giới tánh, chúng sanh bằng bậc với Phật; giờ lạy 1 Phật, như lạy khắp cả chư Phật ở pháp giới.
6. Lạy bằng cách quán tưởng lòng chân chính.
Lạy ngay lấy Phật tánh của mình chớ chẳng phải Phật nào đâu khác, bởi vì tất cả chúng sanh xưa nay đều vẫn sẵn có Phật tánh hoàn toàn bình đẳng chân giác.
7. Lạy bằng cách thân tướng bình đẳng.
Sáu cách lạy trước có lạy có quán tưởng; tự Phật khác với tha Phật; giờ đây 1 lạy không hẳn tự tha, phàm Thánh như một thể dụng chẳng hai nên đức Văn Thù nói: Tánh lạy vắng lặng, không phân biệt tâm cảnh, năng sở gì.
(Bốn cách lạy này thuộc về lý)
Chú thích:
Kinh Đại Phương Quảng bửu triếp chép lời của ông Trí Đăng Thỉnh-văn hỏi đức Văn Thù rằng: “Thế nào là lạy Phật”.
Đức Văn Thù đáp: “Nếu thấy pháp (sự vật) sạch thì gọi là thấy Phật sạch; hoặc thân và tâm chẳng thấp chẳng cao, chỉ ở một mực ngay thẳng, lòng vẫn vắng lặng, không hề diêu động, làm cái hạnh vắng lặng, như thế thì gọi lạy Phật”.
Kinh Hoa Nghiêm chép có ba cách lạy Phật:
1. Lạy nên lỗi: Là trong lúc lạy Phật, cái thân dung nghi chẳng chính, vì theo nhau với tánh khinh mạn, tỷ như cái chày đạp lên xuống, nên Phật bảo là có lỗi.
2. Cái lạy tương tự: Trong khi lạy Phật, thân thể dung nghi tựa hồ đoan chính, mà tâm niệm thì tưởng xằng nghĩ bậy gì đâu.
3. Cái lạy thuận thật: Lúc đương lạy Phật, thân nghi hợp nhau với cái trí chơn chánh, vì thuận theo cái tâm thành thật để lạy.
Bộ Hoa Nghiêm Tùy Sớ diễn nghĩa nói: Lễ là kính lạy ngôi Tam Bảo, ắt phải 5 vóc đều sát đất, chi vậy? Là cái lý do, để bẻ dẹp cái tánh kiêu mạn, dùng nêu lòng thành kính:
1. Đầu gối hữu,
2. Đầu gối tả,
3. Cùi chỏ tay hữu,
4. Cùi chỏ tay tả
5. Trán, đầu chấm sát đất.
Nghĩa là trong những lúc môi vóc nào vừa sát đất, đều có mỗi câu nguyện cả như :
Một, khi đầu gối hữu ta sát đất nguyện cho chúng sanh đồng đặng đạo Chánh giác.
Hai, khi đầu gối tả của ta sát đất, nguyện cho chúng sanh lòng không tà kiến với pháp ngoại đạo, mà đồng được đứng vững trong đạo Chánh giác.
Ba, tay hữu ta sát đất, dường như Đức Thế Tôn lúc ngồi tọa kim cang, quả đất rung động hiện điềm, nguyện cho chúng sanh đổng đắc quả Bồ-đề.
Bốn, tay tả ta sát đất, nguyện eho chúng sanh xa lìa những phái ngoại đạo khó điều phục, dùng pháp Tứ nhiếp để cảm hóa khiến vào đạo Chánh.
Năm, đầu mặt ta sát đất, nguyện cho chúng sánh bỏ lìa tâm kiêu mạn, đổng đặng trọn nên đạo quả Vô thượng Bồ - đề.
Sách Tây Vực Ký nói: về nghi thức để tỏ lòng thành kính có 9 cách lễ phép như dưới đây:
1. Thốt lời vỗ về hỏi han.
2. Cúi đầu để tỏ lòng kính viếng.
3. Dở tay đưa lên cao và hạ xuống để xá kính.
4. Hoặc vòng tay, hoặc chắp tay vừa chừng bằng bặn ngay trước ức để kính chào.
5. Co đầu gối lại.
6. Quỳ gối mà duỗi dài hai chân ra.
7. Đầu gối quỳ sát đất.
8. Năm vóc đều co thúc tròn lại.
9. Năm vóc đều gieo mình xuống sát đất.
Cả chín cách lễ pháp để cung kính trên, mà cái ưu điểm hơn hết là: hoặc một tay, một quỳ, để khen ngợi những đức tốt đẹp bề trên, gọi là hết lòng kính.
- 4443
Viết bình luận