16. Giải bài kệ dấy khen niệm Phật
Giải bài kệ dấy khen niệm Phật
Bài kệ đây rút ra ở sách Tịnh độ tu chứng nghi, tác giả là ngài Trạch Anh Pháp sư. Pháp sư nguyên con nhà họ Du, ở sông đồng, huyện Đồng lô, phủ Nghiêm Châu, tỉnh Triết Giang. Thân mẫu Ngài nằm mộng thấy hai mặt nhật dọi ngay vào bụng, sau hai năm, sinh hai con trai lớn lên đều đi xuất gia cả, người lớn tên là Tử Khâm, theo thụ nghiệp nơi chùa Tịnh Trú, huyện Tiến Đàng, tỉnh Triết Giang; thứ nam tức là Ngài Trách Anh vậy. Vào học đạo nơi chùa Thụ Minh, phủ Hàng Châu, tỉnh Triết Giang. Triều vua Thần Tông, trong niên hiệu Hy Ninh (1068-1077) nhà Tống, Ngài tham cứu lẽ thần ngộ nơi lầu thí thuỷ bửu các, ngộ sâu được đạo lý của pháp Chỉ quán. Khảo duyệt lẽ Phật tánh bất nhị nơi bộ Kim Bài luận cả vài tháng mà không hề nằm nghỉ. Sau đương nơi Đức Tạng họ Hồ Lỗ dựng một ngôi tự viện để rước Pháp sư về ở, mở lớn hội pháp thí. Thuở tuổi già, Ngài dạo chơi các nơi: phủ Hàng Châu, huyện Tủ Thủy, phủ Tô Châu và phủ Hồ Châu. Đến niên hiệu Ngươn Phù thứ II (1098, vua Triết Tông đời Tông), mùa Xuân ở nơi chùa Tường Phù, phủ Hàng Châu, một bữa nọ, Pháp sư dựa ghế, hướng mặt về Tây, tụng Kinh A Di Đà, rồi một quyển mà qua đời. Trước Ngài có chép sách “Tịnh độ tu chứng nghi” và sách “Biện Tây phương thử đô nhị chủng quán môn” để khuyên đời chuyên tu tịnh nghiệp.
Đây bài kệ
A Di Đà Phật thân màu vàng,
Tướng tốt rực rỡ không sánh ví,
Lông trắng đoanh xoay năm núi cao,
Mắt thanh lóng lánh bốn bể lớn.
Bốn câu ấy tán thán cái báo thân của Đức Di Đà tướng tốt không ai sánh kịp. A Di Đà dịch là Vô Lượng Thọ, lại dịch: Vô Lượng Quang. Thọ: tiêu biểu về nghĩa bất sinh bất diệt của Phật tánh. Quang: để tỏ về nghĩa tròn soi mười phương của Phật trí. Trọn thể của Phật thân như quả núi bằng vàng đỏ tía, tia sáng suốt xa đến mười phương, không chi làm ngăn ngại được. Tướng tốt: như Quán Kinh nói: "Thân của Phật Vô Lượng Thọ có tám muôn bốn ngàn tướng bảo, trong mỗi mỗi tướng đều có tám muôn bốn ngàn theo tướng nào có vẻ đẹp nấy, trong mỗi mỗi vẻ đẹp đều có tám muôn bốn ngàn tia sáng, mỗi mỗi tia sáng khắp chiếu các chúng sinh niệm Phật ở rải rác nơi thế giới mười phương, đều thâu nhận tiếp dẫn chẳng bỏ sót. Nhẫn đến trong hào quang hiện ra nhiều đức Hóa Phật, không thể kể cho đủ hết đặng.
Vô đẳng luân: Không sánh ví, rằng thân Phật tướng hảo, không ai đồng bậc có thể sánh ví đặng.
Bạch hào: Lông trắng, mọc ngay trên sóng mũi mà chính giữa hai chặn mày của Phật Di Đà, nó xoay chiều qua phía hữu xoắn xít lớn như năm hòn núi Tu Di: Núi Tu Di bề sâu từ mặt biển sắp xuống là tám muôn bốn ngàn do tuần, lại từ mặt biển nhẫn lên tới ổinh là cũng tám muôn bốn ngàn do tuần (có ba hạng: tiểu do tuần 40 dặm; trung do tuần 60 dặm; đại do tuần 80 dặm), bề chạy giáp vòng núi cũng thế.
Thế chỉ một tướng tốt còn vậy, huống chi cả tám vạn bốn nghìn tướng nữa, thì có thể nghĩ bàn được ư!
Hám mục: Mắt thanh. Hám: xanh đậm. Tứ đại hải: bốn biển lớn, tức là biển lớn chạy vòng ngoài bốn mặt núi Tu Di. Dưới biển chỗ mà cực sâu rộng, tuyệt không sình cấu, nói là trừng thanh, là nói Đức Phật kia, mắt rộng mà màu xanh đậm long lánh trong như biển. (Thế giới đây, chính giữa biển lớn có núi Tu Di, ngoài bốn mặt có biển lớn bao vậy, ngoài biển có núi Luân Vi bao bọc vây quanh bốn đại bộ châu, núi Luân Vi, đường trực canh suốt Nam Bắc gồm có một trăm ức lẻ bốn vạn hai ngàn một trăm hai mươi bốn do tuần, đường trực canh từ Đông qua Tây cũng vậy. Đức Phật kia con mắt lớn cũng thế).
Xét: Đức Thích Ca ứng thân một trượng sáu thước, long trắng giữa chặn mày tám khía, trong tồng phỗng, trắng như tuyết phau, dài một trượng năm thước, xoay chiều phía hữu chu vi năm tấc.
Còn như Báo thân của ĐứcThích Ca, lông trắng xoay bên hữu ba trăm sáu chục muôn dặm, cùng với một quả núi Tu Di cách nhau không mấy.
Song cõi kia cõi đây, hai Phật lớn nhỏ sai khác nhau có như thế chăng? Chỉn bởi, cõi kia là Tịnh độ, mà chúng sinh thì thân lượng rộng lớn. Còn cõi đây là Uế độ, nên thân lượng của chúng bé nhỏ chẳng đầy một trượng. Do đấy, Phật hiện Ứng thân chỉ có một trượng sáu thước.
Nếu cõi đây, bậc Đại Bồ Tát chỗ thấy báo thân của Phật cũng đầy khắp cả cõi hư không. Song thế cũng không nhất định có cái thân lớn bên nước Cực Lạc mà đây là rõ cái thân lượng của Đức Di Đà là đặc thắng vậy thôi.
Hào quang hoá Phật không kể ức,
Hoá Bồ Tát chúng cũng không ngằn.
Đây là khen số hoá thân Phật rất nhiều của Di Đà.
Trong hào quang có hoá Phật, hoá Bồ Tát ấy, Quán Kinh nói: “Phật kia hào quang vòng tròn rộng bằng như trăm ức đại thiên thế giới, trong ánh viên quang có trăm muôn ức na do tha hằng hà sa số hoá Phật, mỗi mỗi đức hoá Phật cũng có đông nhiều vô số hoá Bồ Tát để làm thị giả.
Số là viên quang là hào quang nơi Báo thân của Di Đà, trong hào quang Đức Hoá Phật là chủ, Hoá Bồ Tát là bạn. Nghĩa là một hoá Phật làm chủ thì ắt có hai hoá Bồ Tát làm bạn. Chủ đều là Di Đà, bạn đều là Quan Âm, Thế Chí.
Song, viên quang đây khắp chiếu pháp giới, mà Hoá chủ Hoá bạn cũng khắp pháp giới, chủ lẫn với bạn, bạn lẫn với chủ, Báo thân Phật là chủ giữa chủ, báo thân Bồ Tát là bạn giữa bạn. Chủ bạn lẫn khắp, số một không ngại với số nhiều.
Tỷ như lưới ngọc xanh của Đế Thích: Ánh tia chiếu lẫn với nhau trùng trùng vô tận. Người mà tu pháp quán đây, mời xem Kinh Thập Lục quán.
Bốn mươi tám nguyện độ chúng sinh,
Chín phẩm đều khiến lên ngàn kia.
Câu trên là tán dương chỗ nhân địa của Phật kia phát nguyện. Câu dưới là khen ngợi việc độ sinh trong thời chứng quả Di Đà.
Kinh Đại Di Đà chép: Trước vô lượng vô số kiếp, có Đức Thế Tự Tại Vương Phật ra đời hóa độ chúng sinh. Bấy giờ, có vị Đại quốc vương đến nghe thuyết pháp, bỗng liền giác ngộ, bèn buông xả ngôi vua mà xuất gia làm Tỳ-kheo, hiệu là Pháp Tạng. Liền đốì trước Phật phát bốn mươi tám nguyện lớn. Thuở ấy, quả đại địa rung động, trên thiên không mưa hoa báu xuông, và có tiếng khen rằng: “Quyết định thành Phật”.
Do đó, từ vô lượng kiếp đã hành Bồ Tát đạo, công đức tròn đủ, thành Phật hiệu là A Di Đà, cõi nước tên là Cực Lạc. Trong nước có ao bằng thất bảo, nước ao có tám chất công đức đầy dẫy ở trong. Trong ao có hoa sen nhiều đến vô lượng phẩm, ở đây nói chỉ có chín phẩm đó, là cử tổng số vậy. Thập nạp, hóa sinh cho chúng sinh niệm Phật ở mười phương về đó, tùy căn cơ mà lên nơi chín phẩm.
Ngàn kia là dụ, nghĩa là cõi Ta-bà là bờ bên đây, cõi Cực Lạc là bờ bên kia, phiền não dòng chính giữa. Nếu hay niệm Phật, không luận là bậc trí, hạng ngu, chỉ niệm mà đắc nhất tâm bất loạn, thì qua khỏi giữa dòng phiền não, siêu khỏi cái thân sinh tử của Ta-bà, bước lên đài hoa sen Cực Lạc chứng quả Vô thượng Bồ-đề, nên nói “Cửu phẩm hàm linh đăng” v.v...
Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Từ trước đến đây, với bao công đức đã tu, giờ đây phải niệm Phật Di Đà để cầu thực chứng.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Quán Thế Âm: Cũng tên là Quán Tự Tại; “Quán” là cái trí năng quán, năng và sở viên dung, có không gồm đủ, chiêu tột chánh tánh, xét thấu gốc ngọn, nên xưng là “Quán”.
“Thế Âm” là cảnh sở quán, muôn hình tượng lưu động, cách biệt nhau chẳng đồng, tiếng của các loài kêu cứu khác giọng, đều nhờ đức hoằng từ, đồng thời phổ cứu, nên nói là “Thế Âm”.
Ngài Trần Huyền Trang nói: “Quán có chẳng trụ nơi có, quán không chẳng trụ nơi không, nghe danh chẳng lầm nơi danh, thấy tướng chẳng chấp nơi tướng, tâm chẳng lay động, cảnh chẳng hay tùy, động tùy chẳng loạn nơi chân, thế khá gọi rằng trí huệ vô ngại vậy. Bồ Tát lấy cái vô ngại trí, để tầm thanh cứu khổ, chẳng mất thời giờ”.
Thế nên xưa nay những kẻ được sự linh nghiệm chẳng thể mỗi mỗi riêng kể ra cho hết đặng, đây chỉ sao lục lại một vài tích để khai thị ra.
Đời nhà Ngụy, có sư Đạo Thới nằm mộng thấy có người bảo rằng: “Ngươi năm nay 42 tuổi sẽ thọ chung”. Năm đó, ông bị bệnh nặng lắm, ông bèn niệm danh đức Quán Thế Âm luôn bốn ngày đêm, lòng tinh thành chẳng thôi, bấy giờ ông ngồi trong mùng, thấy có hào quang chiếu sáng cả nhà, trong ánh sáng có đức Quán Thế Âm, màu vàng rỡ soi giây phút chẳng thấy nữa, ông Thới vừa bi vừa hỷ, tuôn mồ hôi, liền thấy thân thể nhẹ khỏe, lành bệnh, thêm sống lâu!
Đời nhà Tống, có ông Trượng Hưng, người đất Tân Hưng, người vẫn tin Phật, một hôm bị bọn cướp bắt dẫn đi, người may đặng trốn khỏi; người vợ bị quan địa phương bắt giam, bị tra tấn nhiều ngày, bữa nọ nhà huyện bị hỏa hoạn, đem tù nhân ra ở bên đường, gặp một nhà sư tên là Dung Dực đi qua, vợ Trương cầu cứu! Nhà sư dạy niệm đức Quán Thế Âm, vợ Trương bèn chuyên ròng niệm chừng mười ngày, ban đêm nằm mộng thấy thầy Sa-môn kêu: Mau mau! Thức dậy! Vợ Trương giật mình dậy, thì thấy còng xiềng gông cùm đều bung mở ra cả, mà ngõ còn đóng, người e quân canh biết, nên mang gông trở lại nằm ngủ. Vẫn chiêm bao lại nữa, thấy Sa- môn nói: Ngõ đã mở rồi kia. Vợ Trương thức giấc rồi chạy ra, trời còn tối, gặp chồng cùng với sư Dung Dực giấu đi, kể được thoát khỏi.
Đời nhà Tống, vua Văn Đế sai quan Ngự thiện (người nấu ăn cho vua) mổ con gà, nghe trong đảnh có tiếng cả bầy kêu tên đức Quán Thế Âm Bồ Tát mà giọng rất thảm thương! Nhân đó vua bèn cấm không cho làm thịt gà nữa.
Đời nhà Thanh ở huyện Thường Thục, phủ Tô Châu tỉnh Giang Tô, có bà Sương Phụ họ Trương, người rất cùng khổ, lòng chí thành thờ đức Quán Thế Âm niệm Phật, lạy Phật không ngớt, sau bị bệnh hạ lợi, thường chỉ có một cái quần rách che thân, chớ chẳng có cái nào nữa để thay đổi, nên ô uế lắm, kế chết, kẻ đem liệng cái quần bỏ dưới sông, người ta chợt thấy hoa sen năm màu rực rỡ trên mặt nước, người bên xóm thấy thế lấy cái quần giặt sạch làm bức trướng. Đến nỉên hiệu Gia Khánh (1786-1819 vua Khâm Tôn nhà Thanh) bức trướng ấy hãy còn.
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát.
Kinh Tư Ích chép rằng: “Hễ cái chân bước đến chỗ nào đó, là rúng động ba ngàn, cả ngàn thế giới và cung điện của Thiên ma vương cũng rung động, nên gọi là Đại Thế Chí”.
Quán Kinh nói: “Dùng ánh trí khắp soi tất cả chúng sinh, khiến lìa tam đồ, đắc thế lực vô thượng. Thế nên gọi Bồ Tát đây tên là Đại Thế Chí.
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.
Do cái niệm Phật thanh tịnh cảm được hoa sen hóa sinh, nên nói rằng “Thanh tịnh”. Những đấng cả ba thừa sinh lên chín phẩm, các Thánh Hiền này nhiều đến vô lượng, gọi là “Đại Hải Chúng”.
Kỉnh Đại Bản chép rằng: “Với các hàng Thanh Văn, Bồ Tát, số ấy khó lường, chẳng thể cân, nói cho hết được! Vị nào cũng là bậc thần trí rỗng thông, uy lực tự tại, có thể với trong một bàn tay mà cầm tất cả thế giới. Phật kia hội ban đầu thuyết pháp, chúng Thanh Văn rất đông, không thể tính kể, chúng Bồ Tát cũng thế”.
Kinh Tiểu Bản nói: “Đức Phật kia có đệ tử hàng Thanh Văn nhiều đến vô lượng vô biên, mà đều là quả vị A-la-hán, với số ấy, không thể tính kể mà biết được đâu”. Thế nên xưng là “Đại Hải Chúng”.
Hỏi: Chúng kia sao mà nhiều lắm thế?
Đáp: Chúng ở bên cõi kia đã vốn xưng là vô lượng, huống nữa các Bồ Tát từ mười phương vãng sinh về nước kia lại còn nhiều như luồng mưa điểm điểm xuống. Nên Kinh Đại Bản nói: “Ở nơi nước Ta-bà đây có các Bồ Tát bậc bất thối, nhiều đến số sáu mươi bảy ức được vãng sinh về nước kia. Mỗi mỗi Bồ Tát đã từng cúng dường vô số chư Phật. Bậc thứ như Ngài Di Lặc dó, hạng đại hạnh Bồ Tát chẳng khá tính kể, đều sẽ được vãng sinh”.
Kinh ấy lại nói: “Mười phương thế giới, vô lượng Phật quốc những kẻ vãng sinh đó, cũng lại nhiều đến vô số"; còn nếu ta nói đến cả danh hiệu của chư Phật ở mười phương, và danh hiệu các Bồ Tát, Tỳ kheo được vãng sinh về nước kia, thì suốt ngày đêm luôn một kiếp đi nữa, nói cũng không hết!
- 3685
Viết bình luận