10. Cơ hội giải thoát của vong linh trong 49 ngày
Nếu thần thức vận dụng được năng lực quán tưởng tự thân là một vị Phật Bản tôn, tức là quán tưởng phàm thân của mình chuyển hóa thành Báo thân trang nghiêm, thanh tịnh của vị Phật Bản tôn, đồng thời coi Bản tôn bất khả phân với Pháp tính diệu minh thường trụ, đó là cơ hội giải thoát thứ 3.
Thông thường Thân trung ấm diễn ra tối đa trong bốn mươi chín ngày
Đôi khi, hương linh cũng có khả năng bị mắc kẹt trong trạng thái này một năm, mười năm, và nhiều hơn thế, điều đó tùy thuộc vào nghiệp của mỗi người.
Thần thức bắt đầu nhận ra mình đã chết
Từ bốn đến năm ngày sau khi chết, hầu hết các vong linh sẽ nhận ra mình đã chết thông qua một vài dấu hiệu. Chẳng hạn như khi vong linh nghĩ rằng mình đang bước đi nhưng lại không nhìn thấy dấu chân, và những việc khác tương tự như thế xảy ra đã thức tỉnh họ. Họ nghĩ “có điều gì đó không ổn bởi vì tôi không có dấu chân”, sau đó họ đi tiếp và cố gắng để lại dấu vết. Họ tiến đến bức tường và đặt tay lên để cố tạo ra dấu vết nhưng không có dấu vết nào cả. Có nhiều điều xảy ra tương tự khiến thần thức thức tỉnh và tự nhủ: “Ôi, chắc là ta đã chết vì thế thân xác mới không còn nữa”.
Khi đó, họ bắt đầu cảm thấy vô cùng buồn khổ, hoang mang và cố hết sức để tìm cách thoát khỏi hoàn cảnh này, không còn hy vọng quay về nhà bởi vì không người thân nào đáp lời họ và không có cách nào để mang theo bất cứ thứ gì, dù chỉ là cây kim sợi chỉ.
Thần thức thực sự muốn phát nguyện quy y
Bởi tự biết rằng mình không thể nương tựa vào gia đình, người thân, tài sản, bạn bè hay bất cứ điều gì khác, lại càng không thể nương tựa vào thân tứ đại phàm phu mà mình đã bỏ lại. Người chết cảm thấy vô vọng, bơ vơ không nơi bám víu, vô cùng đau đớn và buồn khổ. Họ sẽ bấn loạn kiếm tìm khắp nơi như con thú hoang mong tìm được một nơi bấu víu, tựa nương để được cứu giúp và che chở.
Ngay lúc này, thần thức thực sự muốn phát nguyện quy y. Cần nhớ lại giáo lý và thực hành sự quy y chân chính, đó là quay về nương tựa nơi bản tâm, nơi tự tính tâm nguyên thủy của chính mình, chúng ta gọi đó là Pháp tính diệu minh thường trụ, là Chân tâm hay Đại Thủ Ấn luôn tiềm ẩn trong mỗi chúng ta, luôn song hành cùng chúng ta trên mọi nẻo đường. Trong giai đoạn này, chúng ta sẽ thấy những pháp tâm linh mình đã thực hành lúc sống là thiết yếu và hữu ích nhường nào bởi đây là thứ duy nhất có thể giúp chúng ta, là thứ ta thực sự có và có thể quay về để nương tựa. Nếu không có sự chuẩn bị, không làm quen và không thuần thục từ trước, lẽ dĩ nhiên, bạn sẽ gặp phải vô vàn rắc rối trong giai đoạn trung gian của cái chết. Bạn sẽ không chỉ đối mặt với sự sợ hãi, thống khổ trong từng giây từng phút, mà cuối cùng bạn cũng sẽ không đạt được giải thoát hay bất cứ thành tựu nào. Vì vậy, chúng ta nên rèn luyện trưởng dưỡng tâm linh khi đang hội đủ những điều kiện cần thiết như cuộc sống, sức khỏe, và những thuận duyên khác trên con đường giải thoát.
Sự phóng chiếu của sân giận, dục vọng và sự vô minh
Trong Bardo tái sinh này, thần thức sẽ phải chịu đựng rất nhiều khổ đau do sự phóng chiếu của sân giận, dục vọng và vô minh. Sự phản chiếu của vô minh là cảnh tượng vô cùng tăm tối, không có lấy dù chỉ là chút ánh sáng yếu ớt. Cho dù có ánh sáng ở đây, thần thức cũng không thể nhìn thấy ánh sáng. Bởi vì họ không còn thân thể vốn nắm giữ năng lượng phụ tính, nên không còn thấy được mặt trăng. Và bởi không còn thân thể nên họ không có giọt đỏ mang năng lượng mẫu tính, vì thế họ không còn đặc quyền có được ánh sáng mặt trời. Không có mặt trời và mặt trăng, họ không có gì cả. Không có ánh sáng chính là sự phản chiếu của vô minh. Không chỉ thiếu mặt trời và mặt trăng mà tất cả xung quanh toàn là bóng tối bao trùm dày đặc khiến họ cảm thấy vô cùng sợ hãi.
Sự phản chiếu của sân hận đôi khi đến trong màu sắc hơi trắng, không phải là ánh sáng nhưng bạn có thể gọi đó là ánh sáng trắng mờ mờ, cảm giác hơi trắng, và đôi lúc sự phản chiếu của dục vọng có màu hơi đỏ, nhưng tất nhiên điều đó không có nghĩa là ánh sáng mà chỉ là cảm giác. Những thứ như thế đến và làm cho thần thức cảm thấy khủng khiếp bởi nó sợ hãi thứ ánh sáng này. Đôi khi thần thức cảm thấy như đang rơi xuống từ vách đá cao hàng trăm triệu mét mà không có sự trợ giúp nào. Cũng có lúc nó nghe thấy những âm thanh rất ghê sợ như hàng triệu tiếng sấm cùng một lúc khiến thần thức kinh hãi. Thần thức ngày càng buồn bã và tuyệt vọng.
Dần quên những ký ức về đời sống trước
Trong hai mươi ngày đầu ký ức về đời sống trước sẽ rất rõ ràng, sau đó, ở nửa chặng đường sau, thần thức có xu hướng từ từ đánh mất hay quên đi sự quan tâm đến những sự kiện trong đời sống trước đó.
Cơ hội giải thoát thông qua thực chứng Bardo Báo thân
Đây là khoảng thời gian vô cùng trọng yếu đòi hỏi thần thức phải vận dụng năng lực quán tưởng tự thân là một vị Phật Bản tôn, tức là quán tưởng phàm thân của mình chuyển hóa thành Báo thân trang nghiêm, thanh tịnh của vị Phật Bản tôn, đồng thời không nên coi Bản tôn tồn tại độc lập, tách rời với Pháp tính diệu minh thường trụ mà cần chuyển hóa toàn bộ Bardo thành sự thực hành Đại Thủ Ấn, giai đoạn thành tựu. Như vậy, đây là hai điểm then chốt và hai pháp tu vô cùng trọng yếu cần vận dụng để có thể đạt được giải thoát giác ngộ ngay trong Bardo này.
Nếu đã thuần thục công phu tu tập thiền định, thực hành quán tưởng, trì niệm chân ngôn cũng như những công hạnh khác ngay trong đời sống, bạn sẽ thấy rằng những pháp thực hành này vô cùng hữu dụng và đem lại lợi ích lớn lao cho bạn trong quá trình Bardo của cái chết. Một vài người từng thỉnh cầu tôi khai thị về ý nghĩa, mục đích của việc quán tưởng Bản tôn. Lẽ dĩ nhiên, với mỗi thời điểm, mỗi căn cơ khác nhau, tôi có những câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn nhấn mạnh rằng, việc thực hành quán tưởng trong đời sống hàng ngày và vận dụng công phu quán tưởng trong quá trình Bardo chết là vô cùng quan trọng. Chính trong quá trình này, bạn cần thực hành năng lực quán tưởng hơn bao giờ hết. Lý do bởi vì, từng giây từng phút, tâm phàm phu của chúng ta luôn đầy ắp vọng tưởng. Tất cả những quan kiến chấp trước, chỗ thấy biết của chúng ta đối với bản thân, đối với vạn pháp đều là vọng tưởng vô minh. Vì vậy, từ hôm nay trở đi, chúng ta nên chuyển hóa cái nhìn phàm phu, quan kiến thế gian thông thường đó thành những quan kiến về chư Phật, chư Bản tôn, chúng ta cần chuyển hóa những vọng tưởng vô minh thành hình ảnh quán tưởng thiêng liêng, vi diệu về Bản tôn. Dù cho việc quán tưởng Bản tôn vẫn còn nằm trong phạm trù nhị nguyên đối đãi và bản chất vẫn chỉ là vọng tưởng, nhưng như vậy sẽ hữu ích cho việc giải thoát hơn rất nhiều so với những quan kiến phàm phu thông thường.
Tam thân Phật
Tuy nhiên, do dòng tâm của thần thức đang phải chịu quá nhiều sự nhiễu loạn vì khổ đau và sợ hãi nên để đạt được giải thoát trong giai đoạn này có lẽ là vô cùng khó khăn.
Nếu thần thức thất bại vào giai đoạn này, tiếp tục để tuột mất cơ hội giải thoát giác ngộ thứ ba, thì sau đó, nó sẽ phải trải qua tiếp giai đoạn Bardo ở cấp thấp hơn, với tất cả những trải nghiệm khủng khiếp, đáng sợ tột đỉnh.
- 12202
Viết bình luận