Bí quyết chữa bệnh của người dân Himalaya: Ăn chay, Cầu nguyện và Yêu thương | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Bí quyết chữa bệnh của người dân Himalaya: Ăn chay, Cầu nguyện và Yêu thương

Bệnh tật có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song chế độ ăn uống, các yếu tố môi trường đóng một vai trò nhất định. Đặc biệt các y sư (thầy thuốc) vùng Himalaya tin rằng từ bi (tình yêu thương nhân ái) còn là một phần không thể thiếu để có được sức khỏe và hạnh phúc.

Trong hàng ngàn năm qua, các thầy thuốc vùng Himalaya đã tiến hành vô số thử nghiệm để có thể hiểu sâu hơn về sức khoẻ và chữa bệnh khiến cho y học Himlaya trở thành một trong những hệ thống y học toàn diện nhất trên thế giới hiện nay.

Theo y thuật vùng Himalaya, từ bi còn là một phần không thể thiếu để có được sức khỏe và hạnh phúc. Từ bi có thể mang lại sự khỏe mạnh vì sức khỏe của tinh thần là chìa khóa cho sức khỏe của cơ thể. Từ bi giúp cơ thể duy trì sự cân bằng. Khi tâm có hạnh phúc, cơ thể sẽ tự nhiên khỏe mạnh lên. 

Con người đã sai lầm khi lầm tưởng bệnh tật đến từ yếu tố bên ngoài, nhưng thực chất xuất phát từ trong tâm của phần "người". Không thoát khỏi tham-sân-si, là không thể khỏi bệnh và sống một đời an yên, vui vẻ.

Từ đây, y học Himalaya chia bệnh tật làm hai nhóm: nội bệnh và ngoại bệnh. Nhắc tới nội bệnh là phản ánh lòng tham lam, oán hận và mê muội của con người, không thể chữa trị bằng phương pháp thông thường. 

Trong khi đó, ngoại bệnh là những đau đớn về thể xác và tinh thần, có thể dùng thuốc và các phương pháp y học hiện đại nhằm chữa lành, chống tái phát.

Các phương pháp chữa bệnh của người dân vùng Himalaya bao gồm điều chỉnh chế độ ăn, thay đổi lối sống, bổ sung thảo dược, xoa bóp, châm cứu và ấn huyệt. Trong đó điều chỉnh chế độ ăn – ăn chay và thay đổi lối sống là ưu tiên hàng đầu trong y học Himalaya.

Nhà sư Mathieu Ricard chia sẻ: "Tôi thật sự quan tâm đến số phận của 8 triệu loài vật đang sinh sống cùng con người trên trái đất này. Hạnh phúc thật sự có thể đạt được khi chúng ta tránh gây ra nỗi đau cho người khác, loài khác. Chúng ta có thể tìm ra phương tiện để tồn tại mà không gây đau khổ cho người khác. Ở Ấn Độ là ví dụ, có hơn 400 triệu người ăn chay vẫn sống tốt. Sức khoẻ và tuổi thọ không hề bị thuyên giảm”.

Chúng ta học Phật pháp tức là học không não hại kẻ khác. Là Phật tử phải nên ăn chay. Vì nếu ăn thịt tức là làm tổn hại sinh mạng của những chúng sinh khác.

Ăn thịt thì dục niệm sẽ nhiều, vọng tưởng cũng nhiều, rất khó nhập định. Không ăn thịt thì dục vọng mới nhẹ, lòng sẽ biết đủ, cũng sẽ bớt vọng tưởng. Đó là do khí huyết mình nhẹ nhàng, không hỗn trược. Trong thịt có chứa một thứ khí ô trược. Đó là vì nó phát xuất từ vật ô trược mà ra. Vì thế người ăn thịt thì khó có thể trì giới, khó khai trí huệ.

Do sát sinh nên oán khí kết tụ, tràn đầy vũ trụ rồi dẫn tới đủ thứ tai nạn. Nếu người ta không sát sinh mà phóng sinh, không ăn thịt bất kỳ chúng sinh nào thì những tư tưởng bạo lực ác ôn sẽ tiêu trừ.  Ăn thịt làm tăng thêm dục vọng, tăng thêm tính nóng nảy, không còn chút từ bi.

Thực tế, thậm chí từ một quan điểm ích kỷ, ăn chay vẫn tốt hơn cả. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thịt đỏ tăng nguy cơ mắc ung thư ruột và nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, lý do chính để dừng ăn thịt động vật là ngưng cướp đoạt cuộc sống của sinh vật khác.

Ngoài ra, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, một tổ chức không cuồng tín chế độ ăn chay khuyên rằng chúng ta hãy bắt đầu ăn ít thịt hơn. Đây là một trong những cách dễ dàng nhất để giảm sự nóng lên toàn cầu và có thể tạo ra sự khác biệt với tốc độ thay đổi khí hậu.

Việc bổ sung các thảo dược Himalaya cũng là bài thuốc quý, chúng có mặt ở khắp nơi. Có ít nhất từ 3 đến 150 loài cây khác nhau. Những thảo dược được bổ sung có công thức rất chính xác và được bào chế thông qua một quy trình rất phức tạp.

Những thảo dược này rất khác so với thuốc của phương Tây. Các điều kiện như khí hậu, chất lượng đất, lượng mưa, nắng, thời điểm thu hoạch trong năm… đều được xem là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công dụng của thảo mộc.

Ngoài ra, trong văn hoá và y học Himalaya, việc cầu nguyện được cho là có thể mang lại năng lượng. Họ sẽ đọc Kinh Phật trong suốt quá trình bào chế thuốc nhằm mang lại năng lượng tích cực cho thảo dược.

Sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ, Tokar là một trong số ít thầy thuốc theo truyền thống đến từ phương Tây. Ông bắt đầu quan tâm đến y học Himalaya sau khi thấy một người bạn hồi phục sức khỏe kỳ diệu nhờ phương pháp này.

Giải thích về phương pháp chữa bệnh của các y sư vùng Himalaya, bác sĩ Torkar cho biết các phương pháp này có mối liên hệ mật thiết đến sự thực hành trong đạo Phật. Khi tâm người ta trở nên an hòa, lương thiện, thì cơ thể vật chất cũng phát sinh cải biến. 

Vì thế một phần thành công của các phương pháp điều trị theo y học Himalay là giúp mọi người hiểu rõ hơn về bản thân mình, cả về sức khỏe thể chất lẫn nội tâm bên trong.

(Phổ Hiên biên tập)

Hãy cùng tham gia chương trình chuyên tu thực hành cầu nguyện, đỉnh lễ, thiền định Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara để thân khỏe, tâm an, tích lũy vô lượng công đức giác ngộ, vượt qua các chướng ngại và khơi dậy, trưởng dưỡng tình yêu thương vô hạn trong bạn.

Quý vị tải tài liệu và hướng dẫn tham dự tại đây:

http://daibaothapmandalataythien.org/quanam 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6481794
Số người trực tuyến: