Những người sống sót trong bão cát sa mạc nhờ phúc báo đến từ lương thiện
Sa mạc Sahara trong một thời gian rất dài được mệnh danh là vùng đất chết, phàm là người dấn thân vào hoang mạc đều không thoát được kiếp có đi không có về.
Vào năm 1814, một đoàn khảo cổ đã đập tan "lời nguyền" nói trên.
Khi đó, ở bất cứ nơi nào trên sa mạc cũng có thể nhìn thấy xương người. Trưởng đoàn đã đề nghị mọi người dừng lại, chọn những nơi đất cao để đào hố sau đó đưa xương người xuống đó chôn và dùng thân cây hoặc đá để làm tạm một chiếc bia mộ đơn giản.
Tuy nhiên, xương người trong sa mạc quá nhiều nên việc chôn cất đã chiếm một khoảng thời gian quá lớn. Các thành viên trong đoàn oán thán: "Chúng ta đến đây làm công tác nghiên cứu khảo cổ, đâu có phải đến đây để thu dọn xương người".
Vị đội trưởng vẫn kiên định thuyết phục: "Mỗi đống xương trắng đều từng là đồng nghiệp của chúng ta, chúng ta làm sao có thể nhẫn tâm để họ phơi xương nơi hoang dã như thế này?".
Một tuần sau đó, đoàn khảo cổ phát hiện được rất nhiều di chỉ của người cổ đại và những văn vật đủ sức nặng để gây chấn động trên toàn thế giới.
Khi họ rời đi, bão cát bỗng nổi lên, liên tục trong vài ngày liền không một ai có thể nhìn thấy mặt trời. Tiếp đó, la bàn cũng hỏng. Đoàn khảo cổ hoàn toàn bị mất phương hướng, nước uống và lương thực cạn dần, họ mới biết tại sao các đồng nghiệp của họ không thể trở về.
Trong lúc nguy nan, vị trưởng đoàn đột nhiên nói: "Đừng vội tuyệt vọng, khi đến đây, chúng ta đã đánh dấu đường rồi!". Và thế là họ men theo những bia mộ đã lập lúc trước trên đường mà tìm được đường ra khỏi sa mạc.
Về sau, khi trả lời phỏng vấn của báo chí, các thành viên của đoàn khảo cổ đều cảm động nói rằng: "Lương thiện đã giúp chúng tôi thoát khỏi sa mạc khi đó!". Không sai, trong sa mạc mênh mông, sự lương thiện đã thôi thúc họ làm một việc nhân văn và chính công việc đó vô tình là mở ra lối thoát duy nhất cho cả đoàn tìm được đường về.
Trong suốt cuộc đời mỗi con người, lương thiện cũng chính là chiếc kim chỉ nam trong tim mỗi con người, giúp chúng ta nhìn thật rõ nội tâm của chính mình, vĩnh viễn không bao giờ bị nhầm đường lạc lối.
Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, có dạy:
Nếu ai biết lo tạo phúc lành thì ngay trong đời hiện tại chắc chắn họ được khỏe mạnh, tinh thần được thư thái và an vui. Những người thường giúp đỡ, săn sóc người nghèo khổ, bệnh tật, tai nạn, khổ đau, v.v... thì bản thân họ ít bệnh tật, ít tai nạn.
Tính THIỆN là thứ tình cảm có thể nói là mềm mại nhưng cũng giàu sức mạnh nhất tiềm ẩn trong nhân tính của con người. Bất kể gian nan thế nào, chúng ta cũng nên kiên trì tấm lòng lương thiện; bất kể cô độc ra sao, chúng ta cũng cần duy trì sự cao thượng của nhân cách.
(Phổ Hiền tổng hợp)
- 695
Viết bình luận