Khóa Thứ 8: Kinh Viên Giác | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Khóa Thứ 8: Kinh Viên Giác

 
Khóa Thứ 8: Kinh Viên Giác
 
Ngài PHẬT ĐÀ ĐA LA dịch chữ Phạn ra chữ Hán

Tu sĩ THÍCH THIỆN HOA dịch chữ Hán ra chữ Việt

PHẦN TỰ

Chính tôi được nghe như vầy: Một hôm, Phật nhập chính định (Chân tâm) là nơi an trụ của chư Phật, cũng là chỗ thanh tịnh sáng suốt của chúng sinh.

Phật tùy thuận cảnh giới bất nhị (không hai) là chỗ thể tính bình đẳng của chúng sinh và chư Phật. Thể tính này thanh tịnh viên mãn khắp giáp cả mười phương, tâm và cảnh đều vắng lặng (ngã pháp đều không).

Từ cảnh giới “bất nhị” này mà hiện ra có các cõi Tịnh độ và mười vạn vị Đại Bồ tát, như ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, ngài Phổ Hiền Bồ tát, ngài Di Lặc Bồ tát, ngài Phổ Nhãn Bồ tát, ngài Kim Cang Tạng Bồ tát, ngài Di Lặc Bồ tát, ngài Thanh Tịnh Huệ Bồ tát, ngài Uy Đức Tự Tại Bồ tát, ngài Diệu Âm Bồ tát, ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ tát, ngài Phổ Giác Bồ tát, ngài Viên Giác Bồ tát, ngài Hiền Thiện Thủ Bồ tát v.v... Những vị Bồ tát này, đều được bậc Thượng thủ trong chúng hội, cùng với quyến thuộc đều nhập chính định, đồng ở trong Pháp hội thanh tịnh bình đẳng của Như Lai (ở trong Viên giác).

Lược giải:

“Viên giác” tức là chỉ cho “Bản tâm thanh tịnh”. Vậy muốn nói và nghe cảnh giới thanh tịnh, cố nhiên không thể ở nơi cảnh vọng tâm mà nói và nghe được, nên Phật nhập chính định để nói kinh Viên Giác, thì các Bồ tát cũng nhập chính định, mới nghe và hiểu được Kinh Viên Giác. Các Phật tử đọc Kinh này, trước phải định tâm chuyên chú mới hiểu được.

Đại ý đoạn này là Phật và Bồ tát nhập chính định để nói và nghe kinh Viên Giác.

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6225131
Số người trực tuyến: