Ba muỗng có chừng
20/05/2016 - 12:18
Lượt xem: 374
Ba muỗng có chừng
Lời ghi: “Chừng” là độ vậy. Nghĩa là dùng qua ba muỗng cơm rồi hoặc dùng đũa hay muỗng múc canh ăn. Nhưng trước chẳng ngừng nơi 2, sau chẳng tới số 4, mà ắt dùng số 3 là sao? Là nêu nguyện dứt ba độc: Tham, sân, si, và hiển 3 tụ giới trong sạch. Luận Trí Độ nói: “Ăn là gốc hành đạo”.Chính khi thọ thực phải phát 3 nguyện.
Muỗng thứ nhất: Nguyện dứt tất cả ác
Lời ghi: “Nguyện dứt tất cả ác” là không điều dữ nào chẳng dứt. Ngài Thiên Thai nói: Có cái ác trong giới, cái ác ngoài giới, là các lầm kiến, tư, trần sa, vô minh. Khi mới để muỗng thứ nhất xuống hãy nguyện đời này có những ba nghiệp thân, khẩu, ý và tất cả pháp chẳng lành, đều khiến dứt hết.
Muỗng thứ hai: Nguyện tu tất cả thiện
Lời ghi: “Nguyện thu tất cả thiện” là không điều lãnh nào chả tu. Khi để muỗng xuống, hãy nguyện đời này bao nhiêu tất cả pháp lành đều được chăm tu, tức là nhưng pháp do Như Lai nói ra như ba học giới định huệ, và 37 phẩm pháp trợ đạo, cho đến trăm nghìn tam muội, vô lượng pháp môn vậy.
Muỗng thứ ba: Thệ độ tất cả chúng sinh
Lời ghi: “Thệ độ tất cả chúng sinh” là không một chúng sinh nào chẳng độ. Như ông A Nan phát nguyện:” Như một chúng sinh nào chưa thành Phật, trọn chẳng ở đây chứng Niết Bàn” vậy.
Khi để muỗng xuống, hãy phát nguyện như vầy: “Những căn lành tu trong đời này đều thí cho tất cả chúng sinh cúng nên Phật đạo”. Hai muỗng trước là tự lợi, muỗng này chính thuộc lợi tha, tức 4 thệ nguyện lớn vậy.
Lời góp: Người làm như vậy, nhờ sức chú nguyện này hơn dùng hà sa bảy báu, trăm món ẩm thực, cúng dường chư Phật Bồ Tát Hiền Thánh Tăng.
Lời ghi: Ba tâm nguyện này gốc văn trong Luận Khởi Tín Luận nói: “Một là trực tâm, niệm pháp chân như, hai là thâm tâm (sâu) ưa nhóm các hạnh lành, ba là Bi tâm, muốn nhổ khổ cho chúng sinh, cũng tức là ba phương tiện.
1. Phương tiện hay dứt, dứt tất cả các pháp ác.
2. Phương tiện phát khởi, phát tất cả các căn lành.
3. Phương tiện nguyện lớn, nguyện độ tất cả chúng sinh. Lời ngạn ngữ nói: “ Ba tâm chưa trọn, giọt nước khó tiêu”. Là ý nói vậy.
(Trích "Tỳ Ni Hương Nhũ"
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)
- 374
Viết bình luận