Phụ bài cúng dường
Phụ bài cúng dường
Lời ghi: Phẩm Hạnh Nguyện nói: “Trong các phép cúng, Pháp cúng dường hơn hết”, nên khi đàn việt thí đến ta thọ thực, trước phải vững thân chánh niệm, như pháp mà cúng dường Tam Bảo.
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Dầu ở trong mỗi niệm, cúng dâng vô lượng Phật, chưa biết pháp chân thật, chẳng gọi là cúng dường”.
Luận Trí Độ nói: “Ăn là làm đạo, chẳng vì ích thân, nếu khi đặng đồ ăn, trước dâng Tam Bảo, sau thí tứ sinh”.
Kinh Thắng Tư Duy nói: “Chẳng khởi nghiệp tội, chẳng khởi nghiệp phước, chẳng khởi nghiệp không động, gọi là cúng dường Phật”.
Kinh Hoa Thủ nói: “Nếu dùng hoa hương y thực thuốc thang, v.v… cúng dường chư Phật, chẳng gọi là chân cúng dường. Pháp nhiệm mầu của Như Lai ngồi đạo tràng nói ra, nếu ai tu học đặng mới gọi là chân cúng dường”. Kinh Tư Ích hỏi rằng: “Ai có thể cúng dường Phật? Phật nói: “Người nào thông suốt rốt ráo lý vô sanh”.
Trong Kinh Văn Thù Bát Nhã, Phật hỏi ông Văn Thù: Ông làm sao cúng dường Phật? Ông Văn Thù đáp: “Như người huyễn, tâm số dứt, tức là tôi cúng dường Phật”. Trong Thai Giáo nói: “Cúng dường Phật, chỉ là tùy thuận lời Phật”. Nay ta thuận Phật dạy, tu ba tâm quán, tức là cúng Phật; để phá năm trụ phiền não được giải thoát, là cúng dường Phật; ba đế hòa hợp tức là cúng dường Tăng.
Chú thích:
Phạm hạnh: Hạnh sạch trong
Chân không diệu hữu: Kinh Bát nhã nói: “Không chẳng khác sắc” là diệu hữu, “Sắc tức là không” vậy
Ba quán: Không, giả, trung
Nước Kiên Đà: (Gandhara) Nhà Tùy dịch là nước Hương Hành. Trong khắp nước sinh nhiều hoa thơm, ở giữa Bắc và Trung Ấn Độ
(Trích "Tỳ Ni Hương Nhũ"
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)
- 473
Viết bình luận